Chăm sóc ôtô tại nhà cần lưu ý những gì?
Vệ sinh xe không đúng cách có thể khiến chất lượng xe bị giảm đi đáng kể, về lâu dài có thể gây hỏng hóc phương tiện.
Tự tay chăm sóc “xế cưng” là công việc mà hầu hết chủ xe đều muốn làm. Trong mùa giãn cách, các cửa hàng chăm sóc ôtô tạm ngừng hoạt động, chủ xe buộc phải tự bảo quản và chăm sóc phương tiện của mình.
Với những phụ kiện, dung dịch bảo dưỡng, rửa xe hiện nay, việc chăm sóc ôtô tại nhà không còn là điều quá khó khăn. Tuy nhiên, chủ xe cũng cần phải biết cách để không gây tổn hại đến phương tiện về lâu dài.
Kiểm tra và bảo dưỡng các chi tiết quan trọng
Dù không sử dụng, các chi tiết bên ngoài và bên trong xe vẫn sẽ bị xuống cấp nếu người dùng không thường xuyên bảo dưỡng. Trong thời gian giãn cách, người dùng nên kiểm tra phương tiện khoảng 5-6 ngày/lần để kịp thời phát hiện các hư hỏng và kịp thời xử lý.
Ở phần ngoại thất, chủ xe nên chú ý nhiều đến lốp. Đây là bộ phận duy nhất trên xe tiếp xúc với mặt đường, nếu lốp có vấn đề rất dễ gây ra tai nạn cho bản thân và các phương tiện xung quanh.
Lốp xe nên được chăm sóc kỹ vì ảnh hưởng nhiều đến yếu tố an toàn.
Video đang HOT
Lốp xe cần được bơm ở mức áp suất khuyến nghị để hạn chế tình trạng vỡ, hỏng phần hông. Người dùng có thể tìm mức thông số áp suất khuyến nghị của lốp ở bệ cửa và trong sổ hướng dẫn sử dụng. Nếu có điều kiện, bạn nên dùng thêm dung dịch bảo dưỡng bề mặt lốp để hạn chế hư hỏng.
Đối với nội thất, yếu tố quan trọng nhất là giữ khoang lái sạch sẽ để hạn chế côn trùng cũng như nấm mốc phát triển. Trong trường hợp buộc phải đậu xe ngoài trời nắng nhiều ngày liên tiếp, cần trang bị các tấm che nắng để bảo vệ bề mặt nhựa, da của nội thất.
Nên khởi động xe ít nhất mỗi tuần một lần để ắc-quy được sạc.
Ắc-quy hết điện là chuyện rất dễ gặp trên những xe để lâu không sử dụng, bạn nên khởi động xe sau khoảng một tuần để điện được nạp vào ắc-quy. Nếu ắc-quy đã hết điện, cần sạc điện ắc-quy bằng thiết bị sạc hoặc sử dụng bộ kích để khởi động xe. Thiết bị sạc ắc-quy có giá khoảng vài trăm nghìn đồng, trong khi đó một bộ kích có giá khởi điểm gần 1 triệu đồng.
Hạn chế rửa xe tại nhà
Nếu nhà có đủ không gian và trang bị đủ các dụng cụ, việc rửa xe tại nhà diễn ra khá đơn giản. Tuy nhiên, rửa xe không đúng cách có thể khiến cho lớp sơn bị xước, lâu dài còn có thể khiến khung sườn bị gỉ sét.
Rửa xe sai cách có thể khiến “xế cưng” nhanh xuống cấp và hư hỏng.
Ở các tiệm rửa xe chuyên nghiệp, nhân viên có kinh nghiệm hơn trong việc rửa xe, giúp hạn chế tình trạng xước sơn. Các chủ xe không có kinh nghiệm và kiến thức trong việc chăm sóc xe có thể khiến cho “xế cưng” của mình nhanh xuống cấp hơn do rửa xe sai cách.
Khi rửa xe tại nhà, chủ xe thường mang xe đi cất ngay sau khi rửa. Hành động này khiến cho nhiều vị trí trên xe chưa khô hoàn toàn, lâu dài gây ra hiện tượng gỉ sét. Vì vậy, nếu xe không quá bẩn thì người dùng nên cân nhắc việc tự rửa xe. Trong trường hợp phải rửa tại nhà, cần nổ máy tại chỗ để hơi nóng từ động cơ giúp hạn chế tình trạng đọng nước.
Kinh nghiệm giúp tài xế không phát sinh chi phí khi bảo dưỡng xe
Bảo dưỡng xe là công việc cần thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô nhằm duy trì trạng thái vận hành bình thường của ôtô.
Làm gì để không phát sinh chi phí khi bảo dưỡng xe? Ảnh minh họa: Khánh Linh
Kiểm tra lịch bảo dưỡng xe
Trước khi đưa ôtô đi bảo dưỡng, tài xế nên xem lại lịch bảo dưỡng xe của hãng, đối chiếu số km đã đi thông qua bảng đồng hồ cũng như các giấy tờ liên quan đến thời hạn bảo hành.
Thông thường, các xe mới sẽ được nhà sản xuất cam kết bảo hành trong vòng 1-2 năm. Theo đó, nếu đưa xe đi bảo dưỡng trong thời gian này, bạn sẽ hưởng được một số quyền lợi quy định về bảo hành, bảo dưỡng xe.
Vệ sinh, kiểm tra xe trước khi đi bảo dưỡng
Trước khi đi bảo dưỡng, bạn nên vệ sinh, kiểm tra xe. Những bộ phận trên xe như đèn xe, lốp, mâm, dầu nhớt... bạn cũng có thể kiểm tra trước.
Ví dụ, bạn nên kiểm tra bộ mâm (vành), nếu phát hiện chi tiết này bị gỉ sét bạn nên thay thế. Bên cạnh đó, mâm xe bị cong, vênh... khi chạy, xe có hiện tượng giật và thiếu sự êm ái. Chi phí thay thế bộ phận này khá đắt. Do đó, nếu độ cong, vênh không quá lớn, bạn nên chọn giải pháp ép lại mâm.
Quan sát thợ bảo dưỡng xe
Khi đưa xe tới đại lý bảo dưỡng ôtô, xe máy, bạn không nên "phó mặc" tài sản của mình cho thợ sửa xe. Khi thợ sửa xe đề nghị thay thế một số bộ phận, bạn nên dành thời gian kiểm tra lại bộ phận đó đã đến thời điểm được nhà sản xuất khuyến cáo hay chưa?
Theo đó, có một số bộ phận thường được thợ sửa xe khuyên nên thay như xích xe hay dây cua roa, bugi, bình ắc quy...
Hãy lưu giữ hóa đơn, giấy bảo hành
Xe sau khi được bảo dưỡng, các chi tiết, phụ tùng thay thế sẽ được đại lý xuất hóa đơn, phiếu bảo hành.
Trong trường hợp không may xe gặp sự cố ở các bộ phận vừa thay thế, nếu không có các hóa đơn thanh toán hay giấy bảo hành phụ tùng, bạn sẽ phải tốn thêm chi phí để khắc phục. Vì vậy, hãy giữ lại hóa đơn và giấy bảo hành.
Bảo dưỡng khác bảo hành như thế nào? Bảo hành và bảo dưỡng ô tô là hai khái niệm khác nhau và không ít người sử dụng xe ở Việt Nam vẫn đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Bảo dưỡng khác bảo hành như thế nào? Theo Khoản 6 và Khoản 7, Nghị định 116/2017/NĐ-CP ban hành 17/10/2017, bảo hành và bảo dưỡng được quy định rõ ràng như...