Chăm sóc người cao tuổi còn nặng tính thương mại
Luật Người cao tuổi (NCT) đã được thực thi, tuy nhiên tại một số địa phương, công tác chăm sóc NCT vẫn hoạt động theo kiểu thương mại.
Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 1,5 triệu người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trong đó người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa gần 100 nghìn người người cao tuổi 80 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là khoảng 1,4 triệu người (tăng 200% so với thời điểm trước khi ban hành Luật Người cao tuổi).
Bảo hiểm xã hội báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2012, bảo hiểm đã chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho 2,5 triệu lượt người, với số tiền 54.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, dù hiện nay sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương trong thực thi Luật NCT đã nhanh hơn nhưng vẫn còn quá nhiều hạn chế trong quá trình thực thi. Đơn cử như chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho NCT tại y tế xã đôi khi có tính thương mại việc lập hồ sơ khám chữa bệnh định kỳ cho NCT đã có thông tư hướng dẫn nhưng có rất ít đơn vị tham gia…
Sáng 22/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức hội thảo đánh giá sự tham gia giám sát của Hội NCT trong việc thực hiện Luật và chính sách cho NCT. Kết quả cho thấy, khi người dân và các tổ chức quần chúng nắm rõ các chính sách, hiểu biết về quyền lợi của mình, góp ý với chính quyền thì luật pháp và chính sách sẽ được thực hiện một cách nghiêm minh. Đại diện Hội NCT cho rằng, nếu được cung cấp các kiến thức về Luật và các chính sách cho NCT và các kỹ năng về giám sát, Hội NCT có đủ năng lực giúp đỡ chính quyền hiện thực hóa các chính sách của nhà nước, góp phần đảm bảo cơ chế dân chủ, phòng chống tham nhũng và các tiêu cực khác. “Tình trạng quan liêu, tham nhũng trong thực hiện chính sách sẽ được khắc phục nếu công khai, minh bạch, và được các đoàn thể quần chúng, cộng đồng tham gia giám sát, trong đó có Hội NCT ở địa phương” – bà Phạm Tuyết Nhung kiến nghị.
Năm 2010-2011, Trung ương Hội NCT đã xây dựng Dự án “Thúc đẩy sự tham gia và giám sát của Hội NCT Việt Nam trong việc thực hiện Luật và các chính sách đối với NCT” (dự án JIFF), thực hiện tại 4 tỉnh Phú Thọ, Quảng Trị, Bình Thuận, Cà Mau, do Quỹ Hỗ trợ sáng kiến tư pháp (Chương trình Đối tác tư pháp) tài trợ. Theo báo cáo, dự án đã đem lại lợi ích trực tiếp cho hơn 4.000 NCT.
Theo Dantri
Video đang HOT
"Thuốc" diệt "sâu rượu"
Chuyện nhậu mặc nhiên được xem như một nét văn hóa trong các lễ, đám của dân tộc ta. Thế nhưng nhậu không có văn hóa và nhậu... tới bến lại mang đến nhiều nét phản cảm. Thế nên, cần phải có biện pháp nhằm hạn chế việc một bộ phận cán bộ xã, giáo viên ở Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay đang sa đà vào các cuộc "tửu thí".
Nhậu thế nào là... vừa!
Khó mà "cân" xem nhậu đến độ nào là vừa, nhưng cách nhậu có văn hóa hay không là điều ai cũng có thể nhìn thấy được. Nghĩa là nhậu cần phải đúng nơi, đúng chỗ và tự biết độ dừng đúng lúc.
Nhậu thế nào là... vừa?
Ông Dương Văn Hài - nguyên Bí thư Chi bộ ấp Kinh I, xã Đông Thái, huyện An Biên, nhận xét: "Có thể nói hiện nay tình trạng uống rượu trong giới giáo viên cấp tiểu học và cán bộ ấp, xã là tương đối phổ biến. Tôi không thể nào chấp nhận một giáo viên hay cán bộ xã xuống nhậu dưới cơ sở rồi đi liêu xiêu, bê bết, té ngang té ngửa. Đây là lực lượng gần dân nhất, nếu nhậu quá đà, họ không chỉ làm mất uy tín của bản thân mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, đơn vị".
Ông Nguyễn Văn Đẹt - nguyên Trưởng Ban lãnh đạo ấp Kinh I, cũng băn khoăn: "Lớp trẻ bây giờ nhậu ghê quá, chứ thời tôi làm cán bộ ấp, gạo không có mà ăn, lấy đâu tiền mua rượu? Nhưng điều đáng nói hơn là hiện nay việc giáo viên, cán bộ nhậu đã trở thành vấn nạn, có khi chưa đến cơ quan, trường học đã ngà say, trên bàn nhậu thì uống xả láng không biết độ dừng...".
Bàn về "văn hóa nhậu", ông Trần Chí Dũng - Chủ tịch UBND huyện An Biên nói rằng, chuyện nhậu của cán bộ xã, huyện hay giáo viên là rất đỗi bình thường, nhưng phải biết nhậu như thế nào, đừng quên nhiệm vụ, nhất là tuyệt đối không được tiếp dân hay lên lớp giảng dạy khi có hơi rượu. Còn ông Đoàn Chí Dũng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Biên quả quyết: "Một khi uống rượu thì đầu óc sẽ kém minh mẫn. Thế nên giáo viên tuyệt đối không được đứng lớp khi đã uống rượu. Uống rượu ngoài giờ cũng gây ảnh hưởng đến việc dạy học bởi rượu làm suy giảm sự sáng tạo của giáo viên".
Thật vậy, chúng tôi cũng đã từng chứng kiến một số giáo viên nhậu thâu đêm, sáng dậy cứ tìm trà đá mà uống vì "nóng trong người", thêm vào đó là sự mệt mỏi trông thấy rõ. Một người bạn của tôi ở Vĩnh Thuận cũng than: "Thật tình thì khi không đâu ai thích nhậu, nhưng có khi cả tuần liền phải nhậu, thậm chí hơn 10 ngày liền tù tì. Hết đám đầy tháng con phụ huynh A, đến thôi nôi con phụ huynh B, rồi đến lượt đám giỗ, đám cưới con phụ huynh này, phụ huynh kia, đó là chưa kể nhậu lẻ tẻ ở những tiệc nhậu của phụ huynh, bạn bè, anh em thân tộc...".
Nghe thầy giáo này kể ngàn lẻ một lý do bất khả kháng như vậy mới thấy "khổ" cho thầy giáo hay cán bộ xã ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Nếu dự hết các đám, tiệc như vậy thì lên đứng lớp dạy hết buổi là mừng rồi chứ hơi sức đâu mà nghĩ những sáng tạo để giúp các em?
Ông Nguyễn Minh Trí - Bí thư Đảng ủy xã Đông Thái (huyện An Biên) dí dỏm: "Có khi lãnh tháng lương không đủ dự các đám tiệc nên phải về xin bà xã. Mà đã đến dự đám hay bữa tiệc nào của bà con thì y như rằng hôm ấy say bí tỷ. Bởi vì nếu uống với chú tư thì phải biết phải phép với bác ba, anh tư...
Cứ như thế khi bàn tiệc chưa xong mình đã say trước do họ coi mình là khách quý, không uống đủ vòng không được. Còn mỗi khi xuống cơ sở gặp bà con mời rượu mà không uống thì họ lại nói mình đã làm quan rồi nên không muốn gần gũi dân. Thế là uống!".
Cần có biện pháp khắc phục
Ông Trần Chí Dũng - Chủ tịch UBND huyện An Biên cho biết: "Với tính đặt thù ở địa phương vùng sâu như hiện nay, nếu cấm không cho cán bộ uống rượu là sai, nhưng phải có chế tài. Nghĩa là nếu phát hiện cán bộ nào có hơi rượu đến công sở, cơ quan phải kiên quyết xử lý nghiêm theo mức độ vi phạm".
Ông Lê Minh Thuật - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện An Biên nêu ý kiến: "Ngoài các tiêu chí trong quy ước thực hiện nếp sống mới ở khu dân cư, cần xem xét lại những cán bộ, giáo viên thường xuyên say xỉn làm ảnh hưởng đến công việc, uy tín với dân mà xét gia đình văn hóa".
Cũng theo ông Thuật, nếu không có biện pháp xử lý mạnh tay với những giáo viên, cán bộ xã thường xuyên nhậu nhẹt, tệ nạn nhậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, tu dưỡng của các thế hệ sau.
Ông Lê Ngọc Hân - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện U Minh Thượng cũng trăn trở: "Phải có biện pháp mạnh tay hơn với những cán bộ, giáo viên "xỉn". Hiện tại, chúng tôi đã xây dựng quy chế giám sát chặt chẽ lực lượng cán bộ, giáo viên của ngành. Thế nhưng, việc này quản lí cũng khó, bởi đa số giáo viên dạy học tại các điểm lẻ hay xa trung tâm".
Ông Đoàn Chí Dũng - Trưởng phòng Giáo dục và Đạo tạo huyện An Biên thì khẳng định việc giáo viên hiện nay nhậu nhẹt là có. "Chúng tôi đã thống nhất thực hiện theo quy chế: Nếu nơi nào để xảy ra tình trạng gíao viên có hơi rượu lên lớp giảng dạy, trước hết hiệu trưởng trường đó sẽ phải chịu trách nhiệm.
Hiện tại chưa có phụ huynh nào phản ánh đến Phòng Giáo dục, nhưng giáo viên trong ngành cũng đã có vi phạm. Có những giáo viên vi phạm tái đi, tái lại nhiều lần như thế, buộc lòng chúng tôi phải cho ra khỏi ngành chứ không có cách nào khác. Sắp tới, chúng tôi sẽ siết chặt công tác này nhiều hơn nữa, nhất là những điểm trường lẻ, vùng xa trung tâm và các nơi tập trung ở nhà công vụ. Nếu phát hiện nhậu nhiều quá ngoài giờ thì nhắc nhở còn trong giờ giảng dạy thì nghiêm khắc xử lý" - ông Dũng nói.
Theo PLVN
Nhậu bi hài ký (kỳ 2) Dân miền Tây Nam bộ được biết đến với tính tình khảng khái, thật thà, nhưng chơi thì... "phạch ngực". Cái chất "phạch ngực" ấy thể hiện rõ nhất trong bàn nhậu, nơi những "sâu rượu trẻ" đang "ngâm đời trong những cơn say". Khi "đẳng cấp" đàn ông được đo bằng tửu lượng Sáng sớm. Quán nhậu B.T, nằm gần con đường...