Chăm sóc F0 trẻ em tại nhà, phát hiện sớm trở nặng
Trẻ mắc Covid-19 theo dõi tại nhà có thể dùng thuốc hạ sốt giảm đau, giảm ho bằng các siro ho thảo dược, uống thêm dịch orezol, ăn nhiều bữa, ăn lỏng, dễ tiêu, đo SpO2 thường xuyên.
Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, lưu ý trẻ dùng thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần nếu sốt từ 38,5 độ C, cách 4-6 giờ. Không tự ý dùng kháng sinh, kháng viêm, kháng đông cho trẻ F0.
Trẻ cần được mặc thoáng, ở phòng thoáng khí, vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng sạch sẽ. Cho trẻ nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng, hít thở sâu, đều. Phụ huynh cần hỗ trợ tâm lý, động viên trẻ, phòng lây nhiễm trong gia đình. Covid-19 có thể lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (như qua giọt bắn, hạt khí dung, không khí) và qua đường tiếp xúc.
Theo bác sĩ Quy, người chăm sóc chính cần theo dõi sức khỏe trẻ hằng ngày bao gồm các chỉ số như mạch, nhiệt độ, SpO2. Chú ý các triệu chứng như bú kém, nôn ói, tiêu lỏng, li bì, không tỉnh táo, co giật, đau họng, đau đầu, ho, khó thở, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác, khứu giác.
Phát hiện sớm và báo cáo ngay với cơ sở quản lý F0 tại nhà khi phát hiện một trong các dấu hiệu cần được cấp cứu, điều trị như ho hoặc khó thở, thở nhanh (thở nhanh được xác định khi nhịp thở 40 lần/phút ở trẻ từ 1 dưới 5 tuổi, 30 lần/phút ở trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi); SpO2 95%; thở rên, hoặc rút lõm lồng ngực, thở bất thường; co giật, tím tái; không thể bú hoặc bú kém, li bì khó đánh thức. Bên cạnh đó, cần cảnh giác các biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống như sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban, mắc thêm bệnh cấp tính như sốt xuất huyết, tay chân miệng…
“Trẻ dưới 12 tháng, trẻ suy giảm miễn dịch hay mắc các bệnh mạn tính, béo phì có nguy cơ trở nặng nên cần được nhập viện theo dõi sát tại cơ sơ y tế khi mắc Covid-19″, bác sĩ Quy khuyến cáo.
Theo bác sĩ Quy, trẻ em mắc covid-19 đa phần không có triệu chứng hoặc chỉ có biểu hiện nhẹ như sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, đau đầu, mất vị giác/khứu giác, nôn, tiêu chảy, có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà. Nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết sốt, các triệu chứng lâm sàng sẽ giảm dần và thường khỏi bệnh sau 7-10 ngày.
Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ (Bệnh viện Nhi đồng Thành phố) lưu ý trẻ em cần được theo dõi chỉ số nồng độ oxy máu SpO2 thường xuyên. Cơ thể trẻ chưa ổn định như người lớn, các chỉ số SpO2, nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ, huyết áp có thể thay đổi thất thường. Hơn nữa, trẻ chưa có đầy đủ nhận thức về sức khỏe, chưa thể nói cho phụ huynh biết về những dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Vũ, khi phát hiện SpO2 từ dưới 95%, cần đo lại lần hai sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo. Người thực hiện phải tẩy sơn móng tay (nếu có) trước khi đo. Giữ trẻ ngồi yên, bình tĩnh, không quấy khóc và đo với máy được trang bị phù hợp tuổi, kết quả sẽ không nhiễu.
“Nếu có điều kiện trang bị sẵn máy có thiết kế nhỏ gọn với hình mẫu dễ thương, sinh động để các bé cảm thấy thoải mái, hứng thú hơn, có cảnh báo âm thanh khi sử dụng”, bác sĩ Vũ chia sẻ.
Bác sĩ Vũ cho biết thực tế khi tư vấn F0 từ xa, các bác sĩ gặp nhiều trường hợp bố mẹ hốt hoảng khi SpO2 của trẻ thấp dưới 95% dù không triệu chứng bệnh. Sau khi bác sĩ hướng dẫn trực tuyến cách thực hiện, phụ huynh làm theo thì ghi nhận chỉ số này lên hơn 98%.
Bác sĩ khuyến cáo, chỉ số SpO2 không phản ánh tất cả được tình trạng bệnh cũng như tiên đoán bệnh, nhưng là một chỉ điểm quan trọng để phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển nặng, nếu được hiểu đúng và thực hành đúng cách đo. Phụ huynh cần bình tĩnh trong tất cả các tình huống khẩn cấp, để trẻ được trấn an và hợp tác điều trị hiệu quả.
Hiện, trẻ em ở TP HCM mắc Covid-19 được cách ly điều trị tại nhà. Trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, trẻ được điều trị ở Bệnh viện dã chiến số 4 (do Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố phụ trách), Bệnh viện dã chiến số 11 (do Bệnh viện Nhi đồng 2 phụ trách) và Bệnh viện dã chiến Củ Chi (do Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách). Trường hợp diễn tiến nặng sẽ được chuyển đến các viện nhi tiếp tục điều trị chuyên sâu. Các bệnh viện TP HCM ngày 13/9 đang điều trị hơn 2.900 F0 trẻ em.
May đo chỉ số oxy máu SpO2. Ảnh: Hữu Khoa
Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ F0 điều trị tại nhà 9 dụng cụ phòng hộ cho người chăm sóc F0 tại nhà Trẻ mắc Covid-19 được điều trị ở đâu? Trẻ em mắc Covid-19 đối mặt với nguy cơ nào?
Thực phẩm giúp chống viêm sau tiêm vaccine Covid-19
Thực phẩm tác dụng chống viêm thường là rau họ cải; các loại hạt như hạnh nhân, óc chó; các loại cá như cá thu, cá hồi..., thích hợp dùng sau tiêm vaccine Covid-19.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết không có một loại thực phẩm, chất dinh dưỡng, chất bổ sung riêng lẻ nào có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của nCoV. Tuy nhiên, sau tiêm vaccine Covid-19, chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng có thể hỗ trợ và tối ưu hóa hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, củng cố tường thành chống lại mầm bệnh.
Theo bác sĩ Hưng, sau tiêm vaccine Covid-19, nên tăng cường nhóm các loại thực phẩm chống viêm, tập trung vào chất béo lành mạnh và thực phẩm ít qua chế biến.
Một số nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn chống viêm như cà chua, dầu ô liu... có thể giúp giảm nguy cơ mắc Covid-19. Đặc biệt, những loại rau có màu xanh đậm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp kháng viêm hiệu quả, như bông cải xanh, súp lơ xanh, cải xoăn, cải bó xôi, rau ngót...
Các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó... luôn đứng đầu về giá trị dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe. Hạnh nhân dồi dào vitamin E, ngăn ngừa và phòng bệnh cảm cúm, đồng thời chứa một lượng chất béo tốt. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên có một trong các loại hạt nói trên trong khẩu phần, theo đó, một khẩu phần ăn (30g) hạt hạnh nhân sẽ cung cấp cho cơ thể 30-50% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.
Hạt óc chó có công dụng cải thiện quá trình trao đổi chất và kiểm soát tiểu đường, là nguồn cung cấp omega 3 dồi dào, tốt cho tim mạch, giảm cholesterol xấu. Loại hạt này cũng có chức năng kháng viêm và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Các loại cá rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, D, magie, kẽm. Đặc biệt, một số loại cá chứa lượng lớn Omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi... có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Bác sĩ khuyên nên ăn tăng cường ăn cá, ít nhất 2-3 lần một tuần.
Rau họ cải chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp kháng viêm hiệu quả. Ảnh: 123RF
Sau tiêm vaccine Covid-19, một số người cảm thấy bình thường, song một số khác có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn... Vì vậy, ngoài các thực phẩm chống viêm, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, chế biến các món mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, hấp thu (cháo, soup, phở, bún, sữa...); đồng thời, có thể sử dụng một số thực phẩm, đồ uống chống buồn nôn như trà gừng hoặc gừng tươi, bạc hà...
Bên cạnh đó, sau tiêm, cơ thể thường có các dấu hiệu đau sốt. Việc bổ sung nước càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp máu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào, giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Nước còn giúp các tế bào loại bỏ độc tố và các nguyên nhân gây bệnh một cách tự nhiên.
Tùy vào tuổi, giới, cân nặng của mỗi đối tượng mà nên có số lượng nước uống trong ngày khác nhau, trung bình nên uống khoảng 2 lít/24h, khi có sốt sẽ được uống tăng hơn. Khoảng 20-50% nước đến từ thức ăn, lượng nước còn lại cần được bổ sung đều trong ngày và phân bố đều trong 4 thời điểm: sau khi thức dậy đến giữa buổi sáng, giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, giữa chiều đến giờ ăn tối. Khi uống nước, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống.
Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung, như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép... để cung cấp thêm vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.
Nên tránh uống rượu sau khi tiêm vaccine Covid-19 vì rượu có thể ức chế miễn dịch, làm cơ thể mất nước. Uống rượu làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn cho việc phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vaccine.
Không ăn thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như thức ăn nhanh, thức ăn chế biến bằng cách chiên, rán, nướng nhiều mỡ, như gà rán, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên... chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây tác hại cho sức khỏe.
Bác sĩ Hưng lưu ý, không có thực phẩm nào hoàn hảo, vì vậy nên ăn đa dạng thực phẩm. Nên ăn đủ, ăn đúng số lượng theo khuyến nghị, tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít.
TP HCM điều trị hơn 2.100 F0 trẻ em 2.182 F0 là trẻ em dưới 16 tuổi, trong số hơn 32.900 bệnh nhân tại các cơ sở điều trị Covid-19 tính đến ngày 13/8, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM. Đơn vị điều trị Covid-19 Bệnh viện Nhi đồng 2, hoạt động ngày 17/6 với 60 giường với 10 giường hồi sức. Số F0 ngày càng tăng, nơi này...