Chăm sóc chân bằng cách sử dụng cá massage, cô gái trẻ bị rụng sạch cả móng
Sau khi đến kiểm tra tại phòng khám da liễu, các bác sĩ kết luật cô đã mắc phải chứng nấm móng onychomadesis, khiến các móng chân rơi rụng dần theo thời gian.
Một cô gái trẻ đến từ New York, Mỹ, sau khi thực hiện phương pháp massage chân bằng cá đã phải đối mặt với nỗi ác mộng bị rụng sạch móng chân. Sau khi đến kiểm tra tại phòng khám da liễu, các bác sĩ kết luật cô đã mắc phải chứng nấm móng onychomadesis, khiến các móng chân rơi rụng dần theo thời gian.
Massage chân bằng cá (Ảnh minh họa)
Sheri Lipner, bác sĩ điều trị chính thức của cô gái nói trên cho biết, chính những con cá massage là nguyên nhân khiến cô bị nhiễm loại nấm này. Vì vấn đề kinh tế, cùng 1 đàn cá thường được người ta sử dụng nhiều lần cho những người khác nhau, đem theo nguy cơ mắc các loại bệnh truyền nhiễm cho người dùng dịch vụ. Bà Lipner cũng cho hay, móng chân của cô gái có thể mọc lại sau khi được chữa trị, nhưng sẽ phải tốn 1 thời gian tương đối dài do móng chân chỉ mọc trung bình 1 mm mỗi tháng.
Massage chân bằng cá là một phương pháp chăm sóc da chân bắt đầu nở rộ vào khoảng 10 năm trước, được quảng cáo là sẽ giúp da chân mềm hơn, tăng cường tuần hoàn máu, giảm vi khuẩn. Loại cá được dùng phổ biến cho dịch vụ này là cá Garra Rufa, giống cá có xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ, nhỏ bằng đầu ngón tay, còn được mọi người đặt cho cái tên khác là “cá bác sĩ”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho biết ngoài các tác dụng trên nó cũng có thể làm tăng nhiễm trùng qua đường máu, ví dụ như bệnh HIV và viêm gan C nếu người ta bị chảy máu trong nước. Tại Mỹ, phương pháp này đã bị cấm ở 10 bang.
Theo Helino
Zona - bệnh 'bé' dễ xé to
Nhiều người cho rằng giời leo là bệnh do... trời ghét, khác với bệnh Zona. Tìm hiểu thông tin trên internet cũng có rất nhiều bài viết phân biệt giữa Zona và giời leo.
TS - BS Lê Ngọc Diệp, Trưởng phòng khám da liễu, cơ sở 2, Đại học Y dược TP.HCM cho biết, giời leo là tên gọi dân gian của bệnh Zona, thực tế 2 bệnh này là một.
Hiểu sai nên chữa sai
Mới đây, bệnh nhân D.T.T (Long An) đến phòng khám da liễu, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM trong tình trạng vùng da ở vai, lưng bị nhiễm trùng với biểu hiện nhiều đốm đỏ, nóng, sưng bóng lên, đau nhức. Bà T. cho biết, quê bà bao đời nay đều chữa bệnh giời leo bằng cách khoán (lấy mực tàu khoanh vùng mụn nước), sau đó đắp lá sung, lá khổ qua, hoặc đậu xanh. Bà T. thắc mắc, nhiều người đắp lá đều khỏi nhưng sao bệnh của bà chữa càng nặng?
Còn bệnh nhân V.T.A (Vĩnh Long) cũng tìm đến bác sĩ da liễu khi các mụn nước trên trán sưng đỏ, lan rộng xuống hố mắt, sống mũi, mắt bỗng dưng bị mờ đi. Bác sĩ sau khi kiểm tra cho biết, dây thần kinh thị giác do bệnh Zona làm giảm thị lực nhưng chưa đến mức nghiêm trọng. "Cháu nó mắc bệnh mấy tháng nay rồi, nhưng tôi chỉ đắp đậu xanh, ai ngờ..." - mẹ của A. kể lại.
TS - BS Lê Ngọc Diệp cho biết, 90% trường hợp mắc bệnh Zona đều tự ý điều trị bằng phương pháp dân gian, thay vì đến bệnh viện. Không ít trường hợp bệnh diễn tiến nặng, nhiều biến chứng. Nguyên nhân do bệnh nhân cho rằng mình bị giời leo chứ không phải Zona, trong khi thực tế chỉ là 1 bệnh.
Zona là một bệnh do virus Zona Varicellae gây nên. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều nhất ở người từng bị thủy đậu, người có hệ miễn dịch suy giảm. Virus Zona cũng là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu. Chúng có thể nằm hàng chục năm trong cơ thể, sau đó gặp yếu tố thuận lợi (sức đề kháng giảm do tuổi tác, bệnh tật) mà hoạt động trở lại theo dây thần kinh ra da, gây nên bệnh Zona.
Zona lây theo đường hô hấp, khởi phát mạnh vào mùa mưa, mùa lạnh, khu vực có nhiệt độ ẩm thấp. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện mụn nước bóng láng, màu đục thành từng đám, cảm giác ngứa rát ở vùng phát ban kèm theo sốt nhẹ, đau nhức toàn thân, ớn lạnh, đau đầu... Mỗi vùng da đều có một nhánh thần kinh da chi phối. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức tùy theo nhánh thần kinh bị tổn thương như thần kinh liên sườn, thần kinh số 5, thần kinh tọa... Cảm giác đau nhức này khiến nhiều người nhầm lẫn đau tim do tức ngực, đau thần kinh tọa... Thương tổn trên da của bệnh Zona rất đặc biệt, chỉ xuất hiện một bên trán, bên ngực, bên vai...
ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nhiều biến chứng nguy hiểm
Khi mắc bệnh, tuyệt đối không gãi, cạo, xát chanh, xát muối, đắp đậu xanh, đắp lá... vì sẽ làm thương tổn sâu hơn, lan rộng hơn, nhiễm trùng, gây khó khăn khi điều trị. Giảm đau là triệu chứng cần giải quyết đầu tiên. Nếu chảy dịch tiết nhiều sẽ được chỉ định bôi các dung dịch làm dịu da. Trường hợp tổn thương có mủ, diện tích sâu rộng sẽ được chỉ định uống thuốc kháng sinh, kèm thuốc bôi. Việc điều trị bằng thuốc kháng virus sẽ làm giảm viêm và đau cấp, giảm các biến chứng nặng ở phổi, ngũ quan, mau lành sẹo.
Theo TS - BS Lê Ngọc Diệp, "thời gian vàng" điều trị bệnh tốt nhất trong vòng 72 giờ sau khi có tổn thương da, kéo dài hơn 1 tuần thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn nhưng vẫn cho kết quả tốt. Nếu tự ý điều trị trong thời gian dài, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Thường gặp nhất là đau dây thần kinh, cảm giác đau có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí ngay khi mụn nước đã khô nhưng vẫn còn đau.
Ở người lớn tuổi, bệnh dễ gây biến chứng đau nhiều hơn. Nếu bệnh khu trú tại vùng trán, hốc mắt, mũi..., có thể gây thương tổn dây thần kinh số 5, làm giảm thị lực hoặc mất thị lực hoàn toàn; tổn thương dây thần kinh số 7, gây liệt mặt, méo miệng...
Riêng với phụ nữ mang thai, nếu mắc bệnh trong 3 tháng đầu sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện bào thai. Đồng thời, đây cũng là đối tượng dễ bị biến chứng nhất do tâm lý sợ uống thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nên âm thầm chịu đựng, hay điều trị theo phương pháp dân gian.
Cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc-xin thủy đậu, thuốc chủng ngừa Zona. Hạn chế ăn uống, sinh hoạt chung với người đang mắc bệnh. Phụ nữ mang thai bị bệnh Zona phải được kiểm tra, sàng lọc thai sớm.
Theo thanhnien.vn
Gan dễ bị "tổn thương" đến mức nào? Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, Nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch hội Gan mật Hà Nội, chuyên gia đầu ngành về các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh lý về gan mật, gan đang phải chịu sự tấn công của vô vàn tác nhân gây độc. "Thủ phạm" bủa vây Gan có khả năng tái...