Chậm phát triển vận động ở trẻ
Sự chậm phát triển vận động sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các giai đoạn tiếp theo của trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng để ý đến điều này.
Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã trao đổi cùng bác sĩ Đỗ Văn Thắng, Trưởng Đơn nguyên tâm bệnh – phục hồi chức năng, Bệnh viện Sản Nhi, để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chậm phát triển vận động ở trẻ.
Tập phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển vận động tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh.
- Xin bác sĩ cho biết, trẻ chậm phát triển vận động có những biểu hiện gì?
Sự phát triển của trẻ bao gồm thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tâm lý và vận động, nếu nhận thấy sự phát triển vận động của trẻ chậm hơn các bé cùng tuổi thì có thể trẻ đã bị chậm phát triển về vận động. Khi đó, trẻ cần được khám và tìm hiểu nguyên nhân sớm để có hướng khắc phục, giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ chậm về sau.
Bởi vậy, cha mẹ nên quan tâm, theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ qua giám sát sự tăng trưởng về thể chất và phát triển về vận động xem trẻ có bị chậm phát triển vận động hay không. Nếu bé đạt được một tiến bộ và sau đó 1-2 tháng mà không có gì thay đổi, nên chú ý theo dõi và cho bé đi khám ở các cơ sở y tế.
Nếu nhận thấy các cơ bắp của con thiếu sức mạnh thì có thể nhờ các bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng cho bé. Đặc biệt, nếu việc chậm bò đi cùng với hàng loạt chậm trễ trong các kỹ năng khác, như: Thị giác, kỹ năng giao tiếp xã hội, khả năng vận động của đôi tay… thì đó là một tín hiệu báo động.
Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị chậm phát triển vận động (Ảnh: Chăm sóc trẻ sinh non trong lồng ấp tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh).
Video đang HOT
Chậm phát triển vận động ở trẻ thường có những dấu hiệu theo các mốc tuổi sau:
* 2 tháng tuổi, trẻ không biết trao đổi ánh mắt với mẹ hoặc không biết cười.
* 3 tháng tuổi, trẻ không biết phát ra tiếng, không thể ngẩng đầu 45 độ; cha mẹ thay quần áo cho trẻ rất khó khăn, cảm thấy chân tay của trẻ rất nặng, khó di chuyển được tay chân của trẻ.
* 4 tháng tuổi, bàn tay của trẻ vẫn nắm chặt.
* 5 tháng tuổi, trẻ không biết lật, không thể cầm đồ vật đưa vào miệng.
* 8 tháng tuổi, trẻ không biết tự ngồi thẳng.
* 9 tháng tuổi, trẻ không biết bò.
* 15 tháng tuổi, trẻ chưa thể tự đi được.
- Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ chậm phát triển hệ vận động, thưa bác sĩ?
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chậm mốc phát triển vận động ở trẻ. Trước hết là các khiếm khuyết từ hệ thần kinh trung ương như teo não, bại não…, các bệnh lý về cơ, bệnh lý trật khớp háng bẩm sinh, các bệnh lý về nội tiết như suy giáp trạng bẩm sinh, thiếu hormon tăng trưởng GH, tiếp đến là các yếu tố dinh dưỡng, vi chất, cách nuôi dưỡng cũng gây nên chậm mốc phát triển ở trẻ.
Hướng dẫn trẻ vận động tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh.
Trường hợp nguy cơ cao chậm phát triển vận động thường rơi vào trẻ sinh non dưới 32 tuần; trẻ sinh nhẹ cân dưới 1.500 gram; trẻ có nhiễm trùng trong bụng mẹ như rubella bẩm sinh hoặc tật bẩm sinh của hệ thần kinh, đa dị tật. Trẻ có tình trạng bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Down… Trẻ có vấn đề khác lúc sinh hoặc sau sinh như bệnh não thiếu oxi (sinh ngạt), viêm não, viêm màng não, xuất huyết não, vàng da nhân…
- Trẻ chậm phát triển vận động cần điều trị ra sao, thưa bác sĩ?
Khi có dấu hiệu về chậm mốc vận động, các bác sĩ chuyên ngành nhi, thần kinh nhi, hoặc phục hồi chức năng nhi sẽ thăm khám lâm sàng, đánh giá cơ lực, trương lực cơ, khảo sát hệ thần kinh trung ương bằng chụp MRI, CT, điện não đồ, làm các xét nghiệm nội tiết và vi chất giúp định hướng nguyên nhân, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị đặc hiệu hoặc kết hợp tập luyện vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho trẻ.
Để cải thiện tình trạng chậm phát triển thể chất, vận động cho trẻ, với trẻ sơ sinh, cần thường xuyên tắm nắng cho trẻ từ 15-20 phút mỗi ngày vào 6-8 giờ sáng. Ánh nắng mặt trời sẽ giúp trẻ hấp thu vitamin D, làm hệ xương trẻ phát triển vững chắc, từ đó, trẻ biết lẫy, ngồi, bò dễ dàng. Ngoài ra, mẹ phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, uống đủ sữa theo độ tuổi giúp trẻ cứng cáp.
Cần theo dõi thường xuyên sự phát triển chiều cao, cân nặng của bé theo biểu đồ chuẩn để sớm phát hiện tình trạng thừa cân hay suy dinh dưỡng ở trẻ.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, em bé cần được khám và đánh giá mức độ phát triển vào các mốc 3 tháng tuổi, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng tuổi để sớm phát hiện những biểu hiện rối loạn và chậm phát triển của trẻ, từ đó có hướng can thiệp kịp thời cho bé.
- Xin cám ơn bác sĩ!
Bé 6 tuổi bị liệt mặt vì ngủ điều hoà sai cách
Sáng ngủ dậy, bé L. không thể nhắm kín mắt, mặt lệch sang bên trái. Bác sĩ chẩn đoán bé bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.
Trao đổi với VietNamNet, BSCK I Phạm Văn Anh, Trưởng khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, TTYT huyện Thanh Thủy, Phú Thọ cho biết, trước đây khoa chủ yếu gặp bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên vào mùa đông do lạnh thì nay rất nhiều bệnh nhân nhập viện vào mùa hè.
Từ đầu mùa hè đến nay, khoa tiếp nhận khoảng 10 trường hợp ở mọi lứa tuổi, trong đó bé nhất là 3 tuổi.
Mới nhất, khoa điều trị cho bệnh nhi 6 tuổi H.T.T.L. bị liệt mặt sau khi ngủ điều hoà. Buổi sáng bé ngủ dậy trong tình trạng miệng méo lệch sang trái, mắt nhắm không kín.
Biểu hiện liệt dây thần kinh số 7
Tại TTYT huyện Thanh Thủy, trẻ được chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7 ngoạn biên, được điều trị bằng điện châm, xoa bóp, điếu ngải, tập phục hồi chức năng. May mắn sau 2 tuần điều trị, trẻ đã hồi phục gần 100% khi có thể nhắm kín mắt, hết méo miệng, ăn ngủ tốt.
Theo BS Phạm Văn Anh, liệt dây thần kinh số 7 có thể gặp ở bất kỳ ai, 80% căn nguyên do lạnh khiến dây thần kinh số 7 bị chèn ép và gây sưng viêm. Nhưng vào mùa hè, liệt dây thần kinh số 7 thường do ngủ điều hoà quá lạnh hoặc bật quạt số lớn thốc thẳng vào mặt qua đêm.
Liệt dây thần kinh số 7 không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại di chứng nặng nè nếu không được điều trị đúng cách. Các triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 thường rất dễ nhận biết như mặt đột ngột méo xệ một bên, mắt bên mặt bị liệt không thể nhắm kín, miệng cứng khác thường, ăn cơm bị rơi vãi, uống nước bị trào, khó cười nói...
Với những trường hợp này, nếu phát hiện sớm sẽ được tiêm chống viêm giảm phù nề, khi đó khả năng hồi phục sẽ cao hơn.
Nếu đáp ứng điều trị tốt, sau 2-3 tuần bệnh nhân sẽ hồi phục gần như 100%. Tuy nhiên có những trường hợp không đáp ứng hoặc phát hiện muộn, điều trị 2-3 tháng vẫn không phục hồi. Nếu sau 3 tháng không tiến triển, bệnh nhân phải chấp nhận sống chung hoặc có thể can thiệp phẫu thuật giúp mặt cân xứng nhưng khuôn mặt sẽ không còn biểu cảm.
Để phòng tránh liệt dây thần kinh số 7, người dân luôn chú ý giữ ấm cơ thể, không để lạnh đột ngột. Khi bật điều hoà ban đêm, chú ý hẹn giờ điều hòa hoặc tắt khi nhiệt độ phòng đã mát. Trước khi rời phòng máy lạnh nên tắt máy, mở cửa phòng để điều hòa không khí giữa bên trong và bên ngoài.
Phòng máy lạnh có trẻ em chỉ nên đặt khoảng 26-28 độ C (sẽ hơi nóng với người lớn, nhưng phù hợp với trẻ em). Ban đêm khi đi ngủ nên điều chỉnh lại nhiệt, tránh để trẻ nằm thẳng luồng gió, luôn đắp chăn mỏng trên bụng, giữ ấm lỗ chân lông, tránh bị cảm lạnh, đau bụng... Trẻ nhỏ ngủ hay đạp chăn, nên để trẻ mặc quần áo cotton, chất thấm mồ hôi.
Ngã vào chậu nước sôi khi chuẩn bị tắm, bé gái bị bỏng nặng nhiều vùng trên cơ thể Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa thông tin về một trường hợp bé gái bị bỏng độ II sau khi ngã vào chậu nước sôi khi chuẩn bị tắm. Gia đình bé gái cho biết, do sự bất cẩn của người lớn khi lấy nước tắm cho trẻ đã đổ nước sôi vào chậu trước khi đổ nước lạnh. Bé hiếu động...