Chậm nhất trước 31/12/2109, tất cả các trạm BOT phải chuyển sang thu phí tự động không dừng
Thủ Tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng theo quy định; bảo đảm chậm nhất trước ngày 31/12/2019, chuyển sang thu phí tự động đối với tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc.
Chậm nhất trước 31/12/2019, tất cả các trạm thu phí phải chuyển sang thu phí tự động không dừng. Ảnh: TL.
Thủ tướng Chính Phủ vừa có công điện số 849/CĐ-TTg gửi các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí giao thông đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.
Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai hệ thống thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng, đạt kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tiến độ triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng còn rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Để sớm chuyển sang thực hiện thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông và minh bạch trong hoạt động thu phí, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng theo quy định; Bảo đảm chậm nhất trước ngày 31/122019, chuyển sang thu phí tự động đối với tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc.
Video đang HOT
Nếu nhà đầu tư không chuyển sang thu phí không dừng theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị số 06, thì buộc dừng hoạt động thu phí đối với các dự án có trạm thu phí.
Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tăng cường giám sát, kiểm tra, đảmbảo hệ thống thu phí tự động không dừng hoạt động tin cậy, không có sự cố, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn và các quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư và sử dụng hệ thống…
Theo Congluan
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng GTVT báo cáo về thu phí không dừng
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sau khi hoàn thành chuyển sang thu phí tự động không dừng đối với tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc (chậm nhất ngày 31/12/2019), khẩn trương rà soát, đánh giá và có báo cáo tổng kết gửi Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2020.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 849/CĐ-TTg yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí giao thông đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.
Công điện nêu: Trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai hệ thống thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng, đạt kết quả bước đầu.
Tuy nhiên, tiến độ triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng còn rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Để sớm chuyển sang thực hiện thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông và minh bạch trong hoạt động thu phí, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng.
Đến ngày 31/12/2019, tất cả các trạm thu phí phải lắp đặt thu phí tự động không dừng.
Việc triển khai thu phí tự động không dừng thực hiện theo đúng quy định tại Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27/3/2017 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 27/2/2018, bảo đảm chậm nhất trước ngày 31/12/2019 chuyển sang thu phí tự động đối với tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc.
Đồng thời, yêu cầu nhà đầu tư dừng hoạt động thu phí đối với các dự án có trạm thu phí không chuyển sang thu tự động không dừng theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 27/3/2018.
Đặc biệt, Bộ GTVT tăng cường giám sát, kiểm tra, đảm bảo hệ thống thu phí tự động không dừng hoạt động tin cậy, không có sự cố, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn và các quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư và sử dụng hệ thống.
Chỉ đạo các cơ sở đăng kiểm và các đơn vị có liên quan thực hiện dán thẻ đầu cuối (Etag) đối với tất cả các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc đối tượng thu phí giao thông đường bộ; phối hợp dán thẻ Etag đối với các phương tiện của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Cùng với đó, Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức phân luồng giao thông tại các trạm thu phí; hướng dẫn người tham gia giao thông đi đúng làn đường đối với từng cửa thu phí của các trạm (cửa thu tự động, cửa thu hỗn hợp). Ngoài ra, có biện pháp xử lý nghiêm đối với lái xe cố tình đi không đúng làn đường, gây ùn tắc giao thông và mất an ninh trật tự tại các trạm thu phí.
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, bảo đảm phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng thương mại kết nối tài khoản ngân hàng với tài khoản phục vụ công tác thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng của chủ phương tiện giao thông, đảm bảo liên thông, thuận lợi, an toàn.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tiến độ chuyển sang thu phí điện tử tự động không dừng đối với các trạm thu phí thuộc phạm vi quản lý; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30/11/2019.
Đồng thời, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sau khi hoàn thành chuyển sang thu phí tự động không dừng đối với tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc (chậm nhất ngày 31/12/2019), khẩn trương rà soát, đánh giá và có báo cáo tổng kết gửi Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2020. Trong đó, nêu rõ những mặt được, chưa được và hướng xử lý đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp lòng dân.
Theo Danviet
Bảo vệ nguồn nước ngầm: Tối ưu việc khai thác và sử dụng Đề án bảo vệ nước ngầm ở các đô thị lớn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2013, triển khai giai đoạn 1 ở 9 đô thị là Hà Nội, TP.HCM, Buôn Ma Thuột, Hải Dương, Thái Nguyên, Mỹ Tho, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu và Quy Nhơn. Đến 13/3/2019, kết quả giai đoạn 1 đề án đã...