Chậm nhất trong quý I/2020, mọi địa phương hoàn thành sắp xếp huyện, xã
Dự kiến trong tháng 6/2019, các địa phương sẽ quyết liệt triển khai các kế hoạch và phương án, danh sách sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và chắc chắn trong năm 2019 hoặc chậm nhất quý I/2020, mọi địa phương sẽ hoàn thành công tác sáp nhập, sắp xếp này.
Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã: Đặt lợi ích người dân lên hàng đầuBố trí cán bộ thế nào sau sáp nhập đơn vị hành chính?
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ chiều 9/5, liên quan đến chủ trương sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đang được dư luận rất quan tâm, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa cho biết: Mục tiêu sửa đổi thay thế Nghị định 24, Nghị định 37 về công tác này của Chính phủ là để “một việc một người” chứ không thể “một việc nhiều người”, khắc phục tình trạng nhiều việc bị trùng lặp giữa nhiều bộ, ngành, sở.
Đồng thời, để bộ máy càng ngày càng gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, tăng phân cấp phân quyền và chức năng nhiệm vụ từ Chính phủ đến địa phương cho tốt. Định hướng là việc sáp nhập không chỉ cơ học giữa sở nọ với sở kia mà phải tránh chồng chéo, phân nhiệm thật rõ; chứ không như hiện nay có những nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm, quản lý vốn… được 2-3 bộ cùng đảm nhiệm.
“Thủ tướng đã chỉ đạo cải cách mạnh mẽ tổ chức bộ máy, nên việc sửa đổi các nghị định này có ý nghĩa quyết định rất lớn. Chính phủ sẽ sớm ban hành để các địa phương cả nước thống nhất hoạt động. Các địa phương sẽ được phân cấp mạnh, nhưng phải theo phương châm rõ việc, giảm cồng kềnh, tăng hiệu lực nhưng không tăng biên chế; từ nguyên tắc khung thì các địa phương tự tính toán cho hợp lý”, Thứ trưởng nêu rõ.
Quang cảnh buổi họp báo tại Bộ Nội vụ.
Video đang HOT
Đáng chú ý, trả lời câu hỏi về sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021, Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Phan Trung Tuấn cho biết: Bộ Nội vụ đã đề xuất Chính phủ sẽ ban hành một nghị quyết kèm theo kế hoạch để triển khai thực hiện, đến thời điểm này nghị quyết đang được Bộ xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi các bộ ngành T.Ư và các địa phương, đã hoàn thiện trình Chính phủ dự thảo. Dự kiến trong tuần sau, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết kèm theo kế hoạch triển khai thực hiện. Trên cơ sở cả ba nghị quyết của Bộ Chính trị, Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, các địa phương có thể triển khai thực hiện.
“Dự kiến trong tháng 6 các địa phương sẽ quyết liệt triển khai các kế hoạch và phương án, danh sách sắp xếp các đơn vị huyện, xã và chắc chắn trong 2019 Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các bộ, ngành và theo chỉ đạo của Chính phủ sẽ đôn đốc để hoàn thiện nội dung về sáp nhập sắp xếp này. Trong năm 2019 hoặc chậm nhất trong quý 1/2020, tất cả các địa phương sẽ hoàn thành, vì đầu năm 2020 sẽ tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp”, ông Tuấn khẳng định.
Bên cạnh đó, liên quan đến giảm số lượng cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã, ông Tuấn cho hay: Bộ Nội vụ đã nghiên cứu và đề xuất theo hướng giảm còn 23, 21, 19 cán bộ (lần lượt ở xã loại 1, loại 2 và loại 3). Lý do giảm, theo ông Tuấn, trước hết do đội ngũ này những năm qua thể hiện đã đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vu. Hơn nữa, do đã tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhằm tinh gọn bộ máy. Đặc biệt, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, mô hình được áp dụng là các nhiệm vụ quyền hạn tập trung ở chính quyền cấp tỉnh, giảm dần ở cấp huyện và ít nhất ở cấp xã, nên đội ngũ CBCC cấp xã cần được thiết kế lại cho phù hợp.
Về nội dung này, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa nhận định thêm: Thời gian qua, trình độ đội ngũ CBCC cấp xã đã được nâng lên rất nhiều, thậm chí với một số vị trí buộc phải tốt nghiệp đại học. Cùng với đó, nhiều thủ tục hành chính đã được áp dụng giải quyết trực tuyến ở mức độ 3, 4, nên lực lượng CBCC cấp xã sẽ giảm rất nhiều.
Theo Kinhtedothi
Bộ Nội vụ sẽ tính toán việc luật hóa quy định 'cấm công chức nịnh bợ sếp'
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, khi xây dựng luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức sửa đổi, một số ý kiến đề xuất đưa vào quy định 'công chức không được nịnh bợ cấp trên'.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ chiều qua, trao đổi về hiện tượng công chức xu nịnh, bợ đỡ cấp trên và việc luật hóa hành vi này, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa cho biết, Bộ Nội vụ được Thủ tướng giao xây dựng Đề án văn hóa công vụ.
Qua thời gian nghiên cứu công phu, lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương và nhiều cuộc hội thảo khoa học, tìm hiểu kinh nghiệm về văn hóa công vụ của một số nước, Bộ đã xây dựng xong Đề án.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa (trái)
Cụ thể hóa Đề án này, Bộ Nội vụ xây dựng kế hoạch, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, phân công một số nội dung cho các bộ.
"Sau khi thống nhất, các tổ chức Mặt trận Tổ quốc và các ban của Đảng đề nghị đề án sẽ áp dụng toàn diện trong hệ thống chính trị", ông Thừa nói
Khi nêu ra, ý tưởng của cơ quan soạn thảo là chỉ áp dụng trong khuôn khổ khối nhà nước.
Theo ông, đề án đánh giá một cách toàn diện vấn đề thực thi nhiệm vụ. Kế hoạch đã được Bộ trưởng Nội vụ ban hành và đã có lộ trình cụ thể.
Về việc có nên luật hóa các quy định về hành vi nịnh bợ sếp hay không, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa cho hay, trong khi xây dựng luật Cán bộ, công chức sửa đổi, có một số ý kiến đề nghị đưa vào quy định này.
Bộ Nội vụ đã tiếp thu và tính toán đưa vào một số điều luật. Luật đang được các cấp có thẩm quyền xem xét để trình QH trong tháng 5 này.
"Chúng ta sống và làm việc theo pháp luật, những gì luật hóa được mà tốt thì các cấp có thẩm quyền xem xét xây dựng. Luật hóa được thì cũng tốt", ông Nguyễn Trọng Thừa nói thêm.
Đề án được Thủ tướng phê duyệt vào đầu năm nay quy định 4 nội dung. Trong đó có quy định về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức đối với lãnh đạo cấp trên phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ, không nịnh bợ, lấy lòng vì động cơ không trong sáng.
Công bố danh tính phụ huynh học sinh nâng điểm phải cân nhắc
Trả lời báo chí về việc có nên nêu tên các cán bộ, công chức, viên chức có con được nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không, ông Nguyễn Tư Long, Phó vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức cho rằng, quy định của pháp luật rất rõ "sai phạm đến đâu xử lý đến đó".
"Vấn đề là công bố danh tính để làm gì? Nếu các đồng chí đó có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự, hành chính. Nếu có việc tác động đến việc chạy điểm thì sẽ bị xử lý nghiêm. Lúc đó, việc có công bố danh tính hay không tại giai đoạn tố tụng phải theo quy định của pháp luật", ông Long nói.
Theo ông, việc công bố danh tính phải cân nhắc nhiều vấn đề, đặc biệt là có hành vi vi phạm hay không, nếu không sẽ ảnh hưởng đến quyền về nhân thân của cán bộ.
"Quan điểm của chúng tôi là sai đến đâu xử lý đến đó, và có công bố danh tính hay không thì phải căn cứ theo quy định của pháp luật chuyên ngành", ông Long nhấn mạnh.
Thu Hằng
Theo Vietnamnet
Dự án đường cao tốc Bắc - Nam: Cửa hẹp cho nhà đầu tư trong nước Với việc áp dụng đấu thầu quốc tế đối với các dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam, cửa tham gia thầu của doanh nghiệp trong nước hẹp lại do năng lực tài chính hạn chế Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cầu các Ban Quản lý dự án (QLDA): 2, 6,...