Chậm nhất đến 30/9/2021, tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang phải kiểm soát được dịch bệnh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu 2 tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang nỗ lực lớn hơn nữa để kiểm soát dịch bệnh trong thời gian sớm nhất và chậm nhất đến 30/9/2021 dứt khoát phải kiểm soát được dịch bệnh, không để phải tiếp tục giãn cách xã hội kéo dài, trên phạm vi rộng.
Họp trực tuyến với tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu với quyết tâm, nỗ lực lớn hơn nữa để kiểm soát dịch bệnh trong thời gian sớm nhất – Ảnh: VGP
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận 247/TB-VPCP của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tiền Giang về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Thông báo nêu rõ, trong thời gian qua, 2 tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong phòng, chống dịch bệnh và một số đạt kết quả bước đầu. Tuy nhiên, dù đã thực hiện giãn cách xã hội liên tục trong thời gian dài nhưng đến nay cả hai tỉnh vẫn chưa kiểm soát triệt để được dịch bệnh. Nguyên nhân là do có nơi, có lúc chủ quan, lơ là cả trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tại một số địa phương. Việc nắm bắt, đánh giá, dự báo tình hình và nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch của một số nơi chưa chắc, chưa sát, chưa đầy đủ. Tổ chức thực hiện, nhất là tại cơ sở còn bị động, lúng túng, thiếu khoa học, chưa phù hợp, hiệu quả chưa cao.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Kiên Giang và tỉnh Tiền Giang rà soát, khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế nêu trên; tổ chức quán triệt, tập huấn, hướng dẫn đầy đủ các phương châm, nguyên tắc, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch đến tận xã, phường, thị trấn và đến người dân. Tỉnh, huyện phải tăng cường kiểm tra, giám sát, gắn với hướng dẫn, hỗ trợ, chấn chỉnh, uốn nắn việc tổ chức thực hiện phòng, chống dịch tại xã, phường, thị trấn, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Căn cứ diễn biến tình hình dịch, tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang xác định cụ thể mục tiêu phòng, chống dịch cho từng địa phương trên địa bàn; xác định rõ phạm vi, thời gian tiếp tục giãn cách xã hội, tăng cường giãn cách xã hội và các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể (như về xét nghiệm, điều trị, tiêm vaccine, các mục tiêu theo tiêu chí kiểm soát dịch bệnh của Bộ Y tế); phấn đấu với quyết tâm, nỗ lực lớn hơn nữa để kiểm soát dịch bệnh trong thời gian sớm nhất và chậm nhất đến 30/9/2021 dứt khoát phải kiểm soát được dịch bệnh, không để phải tiếp tục giãn cách xã hội kéo dài, trên phạm vi rộng.
Video đang HOT
Phải thực hiện nghiêm ngặt, triệt để, thực chất yêu cầu giãn cách “ai ở đâu ở đó”
Đối với các địa phương thực hiện giãn cách xã hội phải thực hiện nghiêm ngặt, triệt để, thực chất yêu cầu giãn cách “ai ở đâu ở đó” và bảo đảm các yêu cầu về an sinh xã hội, y tế, an ninh, trật tự an toàn xã hội… Trong đó:
- Theo hướng dẫn của Bộ Y tế thực hiện thần tốc xét nghiệm, xét nghiệm phải nhanh hơn tốc độ lây lan của virus. Đối với địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời. Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm Realtime RT-PCR. Đối với địa bàn còn lại, thực hiện xét nghiệm 5-7 ngày/lần. Thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề. Khi xét nghiệm RT-PCR phải trả kết quả trong thời hạn 12h. Thực hiện xét nghiệm theo từng địa bàn và bảo đảm không để lây nhiễm chéo khi lấy mẫu.
- Triển khai ngay và đưa vào vận hành các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn thực hiện giãn cách xã hội, bảo đảm người dân tiếp cận y tế từ xa, từ sớm và ngay tại xã, phường. Tại các nơi khác, phải có phương án xây dựng trạm y tế lưu động, bảo đảm sẵn sàng khi có yêu cầu.
Tăng cường công tác truyền thông để nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu phòng, chống dịch của người dân, nhất là về thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, tiêm vaccine sớm nhất; phát huy tính tích cực, tự giác, mỗi người dân là một “chiến sỹ”, là trung tâm, là chủ thể phòng, chống dịch; chú trọng các thông tin, thông điệp đơn giản, dễ hiểu, nhất là về các biện pháp phòng, chống dịch để “Dân hiểu – Dân biết – Dân tin – Dân theo – Dân làm”, tự giác chấp hành, bảo vệ sức khỏe cho chính mình, cho gia đình mình và góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang rà soát, đề xuất cụ thể nhu cầu hỗ trợ (về nhân lực y tế để xét nghiệm, tiêm chủng, chăm sóc, điều trị F0, nhân lực hỗ trợ kiểm tra, kiểm soát giãn cách xã hội, trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch, vaccine…) gửi Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, các Bộ để xem xét, đáp ứng tối đa, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Y tế, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện việc kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tiền Giang; kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, hỗ trợ cần thiết, phù hợp.
Bộ Y tế cân nhắc, ưu tiên phân bổ vaccine, thuốc điều trị cho tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tiền Giang và các tỉnh có dịch tại khu vực miền Tây bảo đảm khoa học, linh hoạt, phù hợp diễn biến dịch bệnh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt Thông báo này đến cấp xã, phường.
Câu hỏi của Thủ tướng và cái tâm, tầm của cán bộ
Những câu hỏi của Thủ tướng và phần trả lời của một số cán bộ phần nào cho thấy sự lơ là, hời hợt của một bộ phận cán bộ trong thời điểm nước sôi lửa bỏng.
Ngày 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch theo hình thức trực tuyến ở các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang - nơi tình hình có nhiều diễn biến đáng lo ngại.
Tại cuộc họp, Thủ tướng đặt nhiều câu hỏi với lãnh đạo các tỉnh, trong đó có Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, lãnh đạo một số phường tại TP Rạch Giá (Kiên Giang) và Mỹ Tho (Tiền Giang): Số ca mắc trong cộng đồng tuần qua so với tuần trước, ngày hôm sau so với hôm trước thế nào, tăng hay giảm? Chu kỳ xét nghiệm là bao nhiêu ngày? Điều này rất quan trọng, vì tốc độ xét nghiệm mà chậm hơn tốc độ lây lan thì không ngăn chặn được dịch.
Thủ tướng còn chất vấn rằng, những nơi thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội đã triển khai trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn theo các công điện của Thủ tướng hay chưa.
Vị bí thư tỉnh uỷ lúng túng, không trả lời được câu hỏi của Thủ tướng và liên tục lật, tìm tài liệu trên bàn.
Thủ tướng nhắc nhở lãnh đạo các địa phương phải nắm rất chắc các số liệu để chỉ huy phòng chống dịch hiệu quả. (Ảnh: VGP)
Khó mà thông cảm cho vị lãnh đạo này được. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, công việc chống dịch khẩn trương, gấp gáp đến từng phút, từng giờ mà lãnh đạo tỉnh không nắm được những thông tin cơ bản nhất.
Trong khi các lực lượng chức năng và nhân dân đang gồng mình chống dịch, hồi hộp theo dõi từng con số liên quan dịch bệnh hàng ngày, vậy mà một cuộc họp được cho biết trước về nội dung, một câu hỏi cũng rất sát với chủ đề họp mà vị bí thư không trả lời được. Người ta hoàn toàn có lý do để đặt ra vấn đề về trách nhiệm, về cái tâm, cái tầm đối với công việc, vị trí mà vị lãnh đạo nói trên đang gánh vác.
Căn bệnh "quan liêu, vô cảm" của một bộ phận cán bộ, thời nào cũng có, nhưng có lẽ lúc dịch bệnh đã bộc lộ rõ hơn căn bệnh này và hơn lúc nào hết phải được "chữa trị".
Thủ tướng đã phải lên tiếng nhắc nhở lãnh đạo các địa phương, rằng phải nắm rất chắc các số liệu để chỉ huy phòng chống dịch hiệu quả . "Phòng bệnh hơn chữa bệnh, một đồng phòng dịch hiệu quả thì không phải chi hàng triệu đồng chống dịch, chưa kể mất mát về con người và nhiều thứ khác nữa" , Thủ tướng lưu ý.
Bác Hồ từng nói: Bệnh quan liêu là nguy cơ lớn nhất của đảng cầm quyền, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác. Đến nay, vẫn có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên quan liêu xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.
Quan liêu sẽ dẫn đến vô cảm, đó là sự thờ ơ với nhân dân, với chức trách của mình, với khó khăn do dịch bệnh gây ra mà cả nước đang gồng mình chống đỡ. Không nắm chắc tình hình thì không thể chỉ đạo, hoặc sẽ chỉ đạo qua loa, đại khái và làm hỏng việc chung.
Căn bệnh "quan liêu, vô cảm" của một bộ phận cán bộ, thời nào cũng có, nhưng có lẽ dịch bệnh - lúc cần nhất để cán bộ các cấp tỏ rõ sự lăn xả, cái tâm, cái tầm - đã bộc lộ rõ hơn căn bệnh này và hơn lúc nào hết phải được "chữa trị".
Thủ tướng truy vấn, lãnh đạo địa phương "đang xanh thành đỏ" lúng túng "Tôi hỏi chi tiết để thấy sự lúng túng của lãnh đạo địa phương. Chính sự lúng túng này mà mặc dù giãn cách cứ kéo dài mãi nhưng làm gì để chặn dịch trong thời gian đó lại không rõ" - Thủ tướng nói. Thủ tướng phê bình lãnh đạo Kiên Giang, Tiền Giang lơ mơ Chủ trì cuộc họp với 2...