Chậm nhất 2020 phải áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới
Với đa số phiếu thuận, chiều 21/11, Quốc hội chính thức đồng ý điều chỉnh lộ trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Không chốt “cứng” thời hạn lùi 1 năm hay 2 năm như đề xuất mà Quốc hội đưa ra hạn chót cho việc áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới là năm 2020.
Báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo nghị quyết về nội dung này của UB Thường vụ Quốc hội cho biết, qua thảo luận nhiều đại biểu đồng tình với phương án Chính phủ đề xuất. Tức là bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm học 2019 -2020, lui 1 năm so vơi thơi gian quy đinh trong nghị quyết 88.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu đề nghị bắt đầu áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2020-2021, lui 2 năm. Vì thực tế thời gian qua các công việc đều chậm tiến độ, trong khi phần việc còn lại là rất lớn, đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị để bảo đảm chất lượng triển khai chương trình.
(Ảnh: quochoi.vn)
Video đang HOT
Tổng thư ký đã gửi phiếu xin ý kiến Quốc hội về điều chỉnh lộ trình với cả hai phương án nêu trên. Kết quả co 412 đại biểu Quốc hội cho y kiên.
Phương án 1 (lui 1 năm): có 193 đại biểu đồng ý, chiếm 46,84% số đại biểu trả lời và chiếm 39,31% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phương án 2 (lui 2 năm): có 208 đại biểu đồng ý, chiếm 50,49% số đại biểu trả lời và chiếm 42,36% tổng số đại biểu Quốc hội.
Như vậy cả 2 phương án, chưa có phương án nào có trên 50% tổng số đại biểu Quốc hội bày tỏ chính kiến. Để tạo điều kiện thuận lợi, chủ động trong điều hành của Chính phủ, đồng thời, không gây áp lực về thời gian, cân đối điều hành kinh phí hợp lý, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm tính khả thi và chất lượng của việc triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, Uỷ ban Thường vụ đề nghị Quốc hội cho quy định về lộ trình áp dụng theo hướng: Quốc hội đồng ý cho phép lùi thời gian va thưc hiên phương thưc triên khai cuôn chiêu tuân tư chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Nghị quyết nêu rõ, thời hạn áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022-2023 đối với cấp trung học phổ thông.
Yêu cầu của Quốc hội là Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bảo đảm không tăng kinh phí. Đồng thời, bố trí đủ nguồn lực, chuẩn bị đồng bộ các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất để triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Khi chuẩn bị đủ các điều kiện, Chính phủ báo cáo Quốc hội thời điểm áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo lộ trình quy định tại nghị quyết này.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ Giáo dục đề xuất lùi thời gian triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có công văn báo cáo Chính phủ, đề xuất việc lùi thời gian triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.
Bộ GD-ĐT đề xuất lùi thời gian triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Ảnh minh họa.
Đề xuất này của Bộ GD-ĐT sẽ được Chính phủ xem xét. Nếu đồng ý, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội vì việc lùi thời điểm hay thực hiện theo tiến độ đã xác định tại Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sẽ do Quốc hội quyết định.
Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm học mới 2017 - 2018 do Bộ GD-ĐT tổ chức, nhiều địa phương cũng đề xuất lùi thời gian thực hiện chương trình phổ thôn mới để đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và tâm lí xã hội.
Theo Thanh Hùng (Vietnamnet)
Làm sao chặn dòng tiền quảng cáo phục vụ mục đích xấu trên Facebook? Báo cáo về các nhóm vấn đề chuẩn bị cho phiên đăng đàn trả lời chất vấn từ sáng 17/11 tới, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông (TT-TT) Trương Minh Tuấn xác nhận, chưa có giải pháp hiệu quả ngăn chặn dòng tiền quảng cáo phục vụ cho các mục đích xấu trên Facebook, Youtube... Thông tin trên được đưa ra trong...