Chăm người già thành thị: Bài toán nan giải
Không thê gửi cha mẹ vào các trung tâm dưỡng lão như kiểu Mỹ nhưng thu nhâp thâp mà còn phải nghỉ việc ở nhà chăm sóc cha mẹ già yêu, ôm đau thì không biết lấy gì mà sống!
Theo thống kê mới nhất, ở Nhật mỗi năm có hơn 100.000 người bị thất nghiệp vì phải xin nghỉ việc ở nhà để chăm sóc người thân già yếu, ốm đau… Ở Việt Nam chưa có con số thống kê nào được công bố nhưng chuyện nhiều gia đình vợ chồng phải thay phiên nhau xin nghỉ làm để ở nhà chăm sóc cha mẹ già đau ốm là chuyện vẫn thường xảy ra.
Chuyện bình thường nhưng không đơn giản
Đó thật sự là vấn đề nan giải trong thời buổi kinh tế khó khăn, nhất là đối với những gia đình thợ thuyền, công nhân, viên chức có thu nhập trung bình và thấp, không đủ điều kiện thuê người chăm sóc cha mẹ già yếu, ốm đau, mà vợ chồng phải xoay xở thay nhau lo toan.
Với người Việt, không thể gửi cha mẹ già yếu vào các trung tâm dưỡng lão như người Âu Mỹ. Quan niệm đạo đức và lễ giáo Khổng Mạnh của người Đông phương không cho phép con cháu làm vậy. Dù nghèo đói, rách rưới đến mấy người Việt nói riêng, người phương Đông nói chung xưa nay vẫn trọng lễ nghi coi hiếu thảo làm đầu. Ngay như ở Nhật, Hàn Quốc hay Singapore – những nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhưng hầu hết gia đình vẫn sống chung tam, tứ đại đồng đường.
Nếu như ở quê, nhiều nhà tuy nghèo, thậm chí rất nghèo nhưng cả mấy thế hệ cũng có thể ở chung nhà bởi cuộc sống và quan niệm sống cực kỳ đơn giản: Có mắm ăn mắm, có muối ăn muối. Gạo thì thường có sẵn, bước ra vườn hái ít rau, ra ao bắt con cá, con tép là có bữa ăn. Nhiều thì cả nhà cùng ăn, ít thì miếng ngon dành cho người già, người ốm đau. Người khỏe ăn sao cũng được, miễn qua bữa. Nhưng ở TP lại khác xa. Cái gì cũng phải mua sắm, thuê mướn. Nhà cửa thì chật hẹp, tù túng. Nhà riêng lẻ hay chung cư thì cũng là những chiếc hộp bê tông. Những người trẻ tuổi bận bịu công việc, sáng đi chiều tối về, mệt nhoài ăn ba miếng, xem tivi một chốc là lăn ra ngủ thì không thấy gì nhưng với người già yếu, bệnh tật cả ngày nằm quay ra trở vô, quẩn quanh, đi tới đi lui trong nhà không dám ra đường sợ xe cộ thì cảm thấy vô cùng bức bối nhưng thương con cháu cũng không dám than phiền.
Nhiều người không chịu nổi, bỏ về quê sống lủi thủi một mình lại là nỗi lo cho con cái.
Video đang HOT
Những chuyện không phải ai cũng thông cảm
Xung quanh ta biết bao gia đình nghèo, thậm chí rất nghèo nhưng vẫn lo phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ già ốm đau chu đáo. Gần nhà tôi có gia đình rất nghèo, ông chồng xấp xỉ 60 nhưng ngày ngày phải chạy xe ôm kiêm luôn chở hàng, giao hàng cho một người bán quần áo ở chợ Tân Bình. Bà vợ bị đau cột sống lại viêm khớp, đi lại khó khăn mà phải nuôi bà mẹ chồng ngoài 80, bị tai biến, nằm một chỗ từ hơn 10 năm nay. Tuy vậy, người con dâu chăm sóc mẹ chồng cực kỳ chu đáo. Bà cụ ăn uống, vệ sinh tại chỗ nhưng lúc nào sang thăm tôi cũng thấy cụ sạch sẽ, thơm tho. Tôi hỏi đùa: Bà cụ già rồi chị xức nước hoa cho bà chi vậy? Chị bảo để cho mẹ thơm tho sạch sẽ, yêu đời, sống thêm mươi năm chờ thằng cháu nội lấy vợ đẻ con, rồi cụ lên chức cố chứ! Thằng con trai ông bà đã ngoài 30, làm thợ hàn, chưa chịu lấy vợ vì nhà quá chật, lại thêm bà nội nằm một chỗ ngay cửa ra vào! Tuy khó khăn nhưng gia đình rất đầm ấm, hạnh phúc.
Lại một trường hợp khác gần nhà con tôi. Có đôi vợ chồng trẻ rất đẹp đôi. Chồng khoảng 40, kỹ sư tin học làm ở một công ty nước ngoài, cô vợ chắc chừng 35-36, là kế toán trưởng một siêu thị. Họ có hai con, một trai 10 tuổi và con gái lên năm. Họ sống trong một căn hộ cao cấp rộng hơn trăm mét vuông, có xe hơi, hằng ngày anh chồng lái xe chở con đến trường, chở vợ đến sở rồi đi làm. Cuộc sống đáng mơ ước của nhiều vợ chồng trẻ. Rồi một ngày bà mẹ chồng từ quê miền Trung vào thăm con cháu và chữa bệnh. Bà bị một chứng bệnh nan y gì đó mạn tính, bác sĩ bảo phải điều trị liên tục, lâu dài. Ít lâu sau, ông bố cũng vào. Ông già ở quê một mình, loay hoay sao đó bị té gãy xương bánh chè, phải vào Sài Gòn thay khớp háng. Tưởng rằng các con có điều kiện chắc dễ dàng lo cho cha mẹ. Thế nhưng từ đó bắt đầu sinh ra những lục đục giữa hai vợ chồng trẻ chỉ vì chuyện chăm sóc cho cha mẹ. Bà mẹ do đau ốm nên trái tính, thường trách móc cô con dâu đủ thứ, mặc dù cô đã thuê người chăm sóc hai ông bà đặc biệt. Nhưng điều dưỡng viên chỉ lo ban ngày thôi, đêm đến vợ chồng phải thay nhau theo dõi cha mẹ. Nhưng những hôm cuối tháng, cô vợ phải trực tổng kết sổ sách siêu thị nên về trễ, bị bà mẹ chồng chì chiết, bảo cô cố ý tránh việc đi chơi, mặc cho người con trai giải thích thế nào bà cũng không nghe, còn bảo anh sợ vợ, bênh vợ. Không chịu nổi, cô con dâu dắt con bé, xách đồ về nhà cha mẹ ruột. Khổ cho anh con trai, vừa bị mẹ giận, vừa bị vợ hờn. Chỉ hơn tuần sau thấy anh bơ phờ rất tội nghiệp. Anh bảo cứ đà này chắc nay mai công ty sẽ đuổi việc mất! Cũng may cho anh, ông bố ở bệnh viện về, biết chuyện đã rầy bà vợ già một trận rồi gọi điện thoại kêu cô con dâu về.
Mọi chuyện tốt đẹp hay không đâu chỉ có tiền bạc quyết định, mà quan trọng là do cách cư xử của những người trong gia đình với nhau.
P.Đ. NGUYÊN CHƯƠNG
Theo_PLO
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Cần sớm ban hành Luật quy hoạch
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, hiện nay Luật quy hoạch chưa có do đó Bộ Xây dựng cần thiết sớm xây dựng để trình Quốc hội xem xét.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách
Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 ngành Xây dựng sáng 15/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đánh giá, hiện nay hệ thống chính sách pháp luật về xây dựng ngày càng hoàn thiện và đồng bộ; giá trị sản xuất ngành xây dựng luôn giữ mức cao, bình quân 7% năm, riêng 2015 đạt 11,2%, đóng góp tích cực vào trăng trưởng chung của cả nước. Công tác quy hoach xây dựng được quan tâm hơn, cơ bản đáp ứng yêu cầu; tỷ lệ phủ kín đô thị đạt 100%. Bộ Xây dựng đã kiến nghị, đề xuất Nhà nước đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, cấu trúc được thị trường. Bên cạnh đó còn chăm lo phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp.
Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2016 ngành Xây dựng
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, bên cạnh những thành quả tích cực đã đạt được, năm 2016 ngành Xây dựng cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực xây dựng. "Có Nghị định rồi phải có thông tư. Hiện nay Luật chưa có là Luật Quy hoạch nên cần phải làm trong thời gian tới. Bên cạnh đó ngành Xây dựng cần tiếp tục rà soát các quy hoạch hiện có để nâng cao chất lượng các dự án và quản lý thật tốt". Phó Thủ tướng cũng đề nghị các Bộ, ngành địa phương cần tập trung mọi nguồn lực cho công tác quy hoạch.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, ngành Xây dựng bước vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 trong bối cảnh có những thuận lợi căn bản đó là: Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, kinh tế trong nước tiếp tục hồi phục với mức tăng trưởng khá, khó khăn của doanh nghiệp từng bước được tháo gỡ... nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Năm 2015, giá trị sản xuất ngành Xây dựng đạt khoảng 974 nghìn tỷ đồng (tăng 11,4% so với năm 2014); tính theo giá so sánh năm 2010 đạt khoảng 778 nghìn tỷ đồng (tăng 11,2% so với năm 2014, tăng 40,2% so với cuối năm 2010, bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng khoảng 7%/năm). Năm 2015, tỷ lệ đô thị hóa cả nước 35,7% (tăng 1,2% so với 2014 và tăng 5,2% so với 2010), tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100% (tăng 7% so với năm 2010), quy hoạch xây dựng nông thôn đạt 98,2% (tăng 3,3% so với 2014, tăng 71,8% so với 2010). Tính trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Xây dựng đã lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 44 đồ án quy hoạch xây dựng , 18 đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật .
Tính đến tháng 12/2015, cả nước có 787 đô thị, trong đó có 02 đô thị đặc biệt, 15 đô thị loại I, 25 đô thị loại II, 42 đô thị loại III, 75 đô thị loại IV và 628 đô thị loại V. Các chỉ tiêu về tỷ lệ đô thị hóa, chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô thị đều có chuyển biến tích cực so với năm 2014 và so với đầu nhiệm kỳ 2011-2015 .
Bộ trưởng cũng nêu rõ, năm 2015, ngành Xây dựng đã hoàn thành đầu tư xây dựng 33 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 13 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp, quy mô xây dựng 6.164 căn hộ và 20 dự án nhà ở cho công nhân, quy mô xây dựng 8.273 căn hộ. Tính đến nay, cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 135 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 51 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp, quy mô 25.850 căn hộ và 84 dự án nhà ở xã hội cho công nhân, quy mô xây dựng 28.550 căn hộ. Hiện ngành Xây dựng tiếp tục triển khai 108 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, quy mô xây dựng 61.290 căn hộ và 63 dự án nhà ở cho công nhân, quy mô xây dựng khoảng 69.300 căn hộ.
Tính đến hết tháng 12/2015, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 22,0m2 sàn/người (tăng 1,1m2 sàn/người so với năm 2014, tăng 4,5m2 sàn/người so với năm 2010).
Các nhiệm vụ trọng tâm ngành
Theo Bộ trưởng Xây dựng, mặc dù ngành Xây dựng đạt được nhiều thành tựu nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế như: Chất lượng một số công trình xây dựng còn thấp; tình trạng thất thoát, lãng phí, chậm tiến độ thi công vẫn còn là vấn đề gây nhiều bức xúc; việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, công bố một số định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ quản lý đầu tư xây dựng vẫn còn chậm. Công tác phát triển nhà ở tại một số địa phương chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa thu hút được các doanh nghiệp tham gia đầu tư; nguồn cung nhà ở xã hội còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế; chất lượng dịch vụ, công tác quản lý sử dụng chung cư ở một số nơi còn nhiều bất cập.
"Nguyên nhân chủ yếu do một số văn bản dưới Luật ban hành chậm do có nhiều nội dung đổi mới, phạm vi điều chỉnh liên quan đến nhiều đối tượng, Bộ, Ngành và địa phương, một số vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau nên cần có thời gian để lấy ý kiến, tiếp thu, giải trình. Trong một số trường hợp nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí, mất an toàn trong đầu tư xây dựng là do thiếu vai trò quản lý, kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, áp dụng không đúng các định mức kinh tế - kỹ thuật, sự hạn chế về năng lực hoặc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu. Bên cạnh đó, một số địa phương chưa thực sự quan tâm, quyết liệt trong triển khai công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị; kinh phí dành cho công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước, chưa đa dạng hóa, xã hội hóa được các nguồn lực để thực hiện" Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng cũng đưa ra một số chỉ tiêu Ngành Xây dựng phấn đấu đạt được trong năm 2016 như: Tỉ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 36,8%. Tỷ lệ quy hoạch vùng tỉnh đạt 100%, quy hoạch chung đô thị đạt 100%, quy hoạch phân khu đạt khoảng 75%, quy hoạch chi tiết đạt khoảng 35%, quy hoạch xây dựng nông thôn đạt 100%. Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 22,6m2 sàn/người. Tổng sản lượng xi măng tiêu thụ đạt khoảng 74-75 triệu tấn. Giá trị sản xuất xây dựng toàn Ngành tính theo giá hiện hành tăng khoảng 10% so với năm 2015.
Năm 2016, ngành Xây dựng cũng đề ra 12 nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện như: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng ban hành các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành; tập trung triển khai Luật Xây dựng và các Nghị định; Thông tư hướng dẫn Luật; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia...
Khánh An
Theo_VnMedia
Công chức, viên chức nghỉ hưu từ 1/1/2015-30/4/2016, vẫn được tăng 8 % lương hưu Sáng 18/11, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền đã trả lời chất vấn liên quan tới việc không có quy định tăng 8 % lương hưu cho công chức, viên chức sau ngày 1/1/2015. Đồng thời, Bộ trưởng cũng cho biết phương án tăng lương hưu cho nhóm trên nếu nghỉ hưu từ ngày 1/1/2015-30/2016. Thông tin về lương hưu thu...