Chăm mẹ chồng 5 năm nhưng khi phân chia tài sản, bà không cho tôi 1 đồng
Khi mẹ chồng ốm yếu, không con nào chịu chăm sóc, tôi đã đưa bà về nhà nuôi dưỡng như mẹ đẻ. Vậy mà đến lúc chia tài sản lại không có phần của mẹ con tôi.
Ảnh minh họa
Chồng tôi là con trưởng trong gia đình, phía dưới còn 3 người em. Sau ngày cưới, chúng tôi phải ra ở riêng để có phòng cho các em sinh hoạt. Nhờ chăm chỉ làm việc và biết nắm bắt cơ hội làm ăn nên 8 năm sau, chúng tôi mua được đất xây nhà.
Đến khi gia đình có của ăn của để, kinh tế khá giả thì cũng là lúc chồng tôi mắc bệnh hiểm nghèo và bỏ tôi ra đi mãi mãi. Để lại tôi và 2 đứa con trai nhỏ. Thời gian đầu tôi suy sụp đau khổ vô cùng nhưng nhờ có sự động viên của ông bà ngoại mà tôi từng bước vượt qua.
Từ ngày chồng tôi mất, bà ngoại đến sống cùng và chăm sóc các con của tôi. Khi con tôi học cấp 2, cũng là lúc bà già yếu và muốn về quê sống cùng ông ngoại. Nhiều lần tôi ngỏ ý muốn đón ông bà ngoại về nuôi đến hết đời nhưng 2 người chỉ muốn được sống ở quê nhà cho thoải mái tự do.
Bà ngoại vừa rời đi thì bà nội đến nhà tôi sống. Bà nội bị bệnh, phải có người ở bên chăm sóc nhưng các em bận rộn nên không ai quan tâm. Bà bảo tôi là người con dâu tốt, cuối đời chỉ biết nhờ cậy vào tôi.
Thương chồng, tôi thương cả mẹ anh ấy. Dù công việc bận rộn nhưng tôi vẫn sắp xếp thời gian chăm sóc mẹ chồng, với mong muốn bà sống lâu cùng con cháu.
Vài tháng nay, sức khỏe mẹ chồng yếu rõ rệt, đi lại khó khăn, các em chồng thường xuyên qua hỏi han tình hình và mang đồ bồi bổ cho mẹ. Thấy các em quan tâm đến mẹ, tôi cũng mừng, hi vọng những ngày tháng cuối đời mẹ được sống vui vẻ bên các con.
Chủ nhật vừa rồi, các em mang đồ đến nhà tôi nấu ăn. Trong lúc có mặt đông đủ mọi người, em trai thứ 2 hỏi về mảnh đất 500m2 của bố mẹ định phân chia thế nào. Mẹ chồng nói là trong 4 anh em, vợ chồng tôi là khá giả nhất, có nhà cao cửa rộng. 3 người em còn lại, kinh tế khó khăn, vì vậy bà quyết định chia mảnh đất làm 3 phần và không có phần của chồng tôi. Bà mong tôi hiểu cho nỗi khó khăn của các em, rộng lượng với họ và từ bỏ quyền thừa kế.
Video đang HOT
Vất vả nuôi mẹ chồng gần 5 năm nay, bây giờ bà chia đất không có phần của mẹ con tôi. Tôi có cảm giác buồn xen lẫn bất công. Theo mọi người, tôi nên im lặng nhường quyền thừa kế cho các em chồng hay quyết giành lại phần đất của chồng tôi cho các con đây?
Chỉ kết hôn khi "chân ái" xuất hiện
Ở tuổi ngoài 30, sau nhiều lần thất bại trong chuyện tình cảm, Tâm quyết định tận hưởng cuộc sống "độc thân rực rỡ", chờ "chân ái" xuất hiện mới kết hôn.
Ảnh mang tính minh họa - JCOMP
Tại sao cứ đến tuổi là phải lấy chồng?
Cả trăm lần Tâm hỏi mẹ câu này, mỗi khi bị bà giục "lấy chồng", rồi nhận được câu trả lời: "Phải lấy là phải lấy, không thì chết già à?". Có lần bị hỏi dồn dập, "Tại sao lại phải trong khi bản thân chưa sẵn sàng?", mẹ Tâm bật khóc, giải thích cho con gái: "Cha mẹ rồi già cả, qua đời. Tới lúc đó mà không chồng, không con, cô đơn, bệnh tật, ốm đau... ai lo cho?".
Cha mẹ Tâm hiếm muộn, mãi mới sinh được mỗi cô con gái là Tâm. Năm Tâm 26 tuổi, cha cô qua đời do đột quỵ. Kể từ đó, mẹ càng hối thúc Tâm kết hôn. Bà lo chẳng may một ngày bà cũng ra đi đột ngột, Tâm sẽ bơ vơ trên cõi đời này.
Sau nhiều lần đấu tranh tâm lý để vượt qua những lần mẹ rơi nước mắt, từ tuổi 33, Tâm quyết định không nghĩ tới chuyện kết hôn. Nếu có yêu, cô cũng để mặc mọi thứ trôi đi tự nhiên, khi nào "chân ái" xuất hiện, đem đến cho bản thân cảm giác an toàn, Tâm sẽ suy nghĩ việc "lấy chồng".
Sở dĩ Tâm sợ bước vào hôn nhân vì nhiều năm gần đây, cô chứng kiến quá nhiều bạn bè ly hôn. Các bạn gái của Tâm đều kết hôn, làm mẹ ở tuổi 23 tới 25, để rồi vài năm sau đó lại ly hôn, rồi trở thành mẹ đơn thân. Thậm chí, có đôi, yêu, gắn bó với nhau từ thời phổ thông, đến khi tốt nghiệp đại học, đi làm vài năm mới cưới, mà chia tay chỉ đúng 3 tháng sau đám cưới. Ngày tòa trao quyết định thuận tình ly hôn cũng là ngày đứa con đầu lòng của họ chào đời.
Nói đâu xa, Tâm thi thoảng phải qua nhà trông con dùm cho bạn cô đi công việc hoặc đi hẹn hò. Bạn cô ly hôn khi con được hơn 2 tuổi, sau nhiều năm làm mẹ đơn thân, bạn quyết định hẹn hò với anh chàng kém tuổi. Mỗi lần như vậy, cô lại nhờ Tâm qua chơi với đứa bé. Thậm chí, Tâm nhiều lần phải ngủ lại qua đêm hoặc đem đứa trẻ về nhà ngủ cùng mình và mẹ.
Chứng kiến câu chuyện của bạn con gái, mẹ Tâm vẫn nằng nặc khẳng định, chỉ là cô bạn không gặp may, lấy phải anh chồng tệ. Còn Tâm, nếu để ý lựa chọn kỹ, chắc chắn sẽ không thất bại trong hôn nhân.
Một động lực khác khiến Tâm tin vào chữ "duyên" trong hôn nhân, chính là cuộc hôn nhân muộn của chị đồng nghiệp. Sếp Tâm - một phụ nữ sắp bước vào tuổi 50, mới kết hôn năm ngoái với người chồng cùng tuổi. Chị không có ngoại hình nổi bật, nếu không nói là "không ưa nhìn". Chị giỏi chuyên môn cũng như giỏi kiếm tiền, đảm đang, khéo tay, thậm chí có thể làm được nhiều việc của đàn ông như sửa điện, nước...
"Chừng đó thứ khiến mẹ chị lo chị ế chồng, không chàng trai Việt nào dám lấy. Mẹ chị hay đùa, có anh nào dũng cảm hỏi cưới, chắc ảnh hỏi chị "làm chồng", còn việc làm vợ để ảnh lo. Mẹ chị có lẽ khi mất vẫn day dứt chuyện chị còn độc thân. Nhưng biết làm sao được, chị quan niệm, đã sở hữu là sẽ mất tự do. Kết hôn chắc chắn mất tự do, mà chị là người tôn thờ tự do" - sếp Tâm có lần tâm sự.
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock
Bỗng một ngày sếp gửi thiệp mời cưới. Trước ánh mắt ngơ ngác của nhân viên, sếp chỉ cười, nói: "Cô nào chưa chồng, ráng mà tận hưởng cuộc sống độc thân rực rỡ đi, khi nào mỏi gối, chồn chân hãy nghĩ đến chuyện tựa vào hôn nhân".
Thấy bản thân đang có quá nhiều điều kiện để tận hưởng cuộc sống độc thân tự do, Tâm quyết "cãi lời mẹ", không màng chuyện lấy chồng, dù năm nay, cô đã được xếp vào hàng U40.
Làm sao để độc thân rực rỡ?
Nhìn lại hôn nhân của bạn bè, Tâm nhận ra, trong khi mình đi công tác, đi du lịch nước ngoài, tận hưởng của ngon, vật lạ khắp nơi thì bạn bè cô vùi đầu trong tã sữa. Đi họp lớp cấp III, Tâm còn bị bạn bè có chồng nói xa xôi rằng cô sống ích kỷ, chỉ biết hưởng thụ, không lo lấy chồng, sinh con cho mẹ cô có niềm vui tuổi già.
Tự chủ tài chính là bước đầu tiên để bản thân thấy cuộc sống độc thân là "đáng sống". Làm việc hết mình để dư dả tiền bạc, nhằm nuông chiều sở thích của bản thân mà không phải ngửa tay xin ai là điều Tâm luôn tự nhắc bản thân. Xong việc vào chiều thứ Sáu, cô có thể chạy thẳng ra sân bay, tới bất kỳ nơi nào để tận hưởng 2 ngày cuối tuần mà không phải bận tâm nghĩ ngợi: Tối nay nấu gì cho chồng con. Ngày lễ tới phải tặng gì mẹ chồng. Nhà cửa có dọn kịp trước khi đón con không...
Quỹ thời gian của cô luôn lấp đầy mọi hoạt động với đủ cung bậc. Ngoài du lịch, cà phê, hẹn hò với bạn bè, Tâm dành thời gian đi chơi, nấu ăn, làm việc nhà, làm vườn cùng mẹ. Cô luyện tập thể thao mỗi ngày. Sáng sớm đạp xe hoặc bơi, chiều tối tập yoga. Cô tham gia những lớp rèn luyện kỹ năng, lấy chứng chỉ để có thêm nghề tay trái, phòng khi thất nghiệp.
Ở tuổi ngoài 30, Tâm có chứng chỉ lặn biển quốc tế, chứng chỉ huấn luyện viên yoga... Việc dạy yoga vào cuối tuần và tham gia các khóa huấn luyện lặn cho tân binh cũng đem lại nguồn thu nhập kha khá.
Bận rộn vậy nhưng Tâm vẫn có thời gian cùng bạn trai. Cả hai chung sở thích du lịch, cùng tôn trọng tự do, đời sống cá nhân của người còn lại. Tâm và bạn trai đều thống nhất để mọi chuyện diễn ra tự nhiên, không cứ phải chăm chăm "yêu là cưới".
"Yêu là phải vui. Ở bên nhau mà hết vui thì giải tán, tìm niềm vui khác. Đàn ông với tôi giống như cuốn sách, đọc đến trang 17 mà cuốn hút thì mình đọc tiếp, còn không, mình đọc cuốn khác" - Tâm chia sẻ.
Ảnh mang tính minh họa - JCOMP
Bạn bè cô, có người con đã vào cấp III, riêng Tâm vẫn thấy để chấm dứt cuộc sống tự do, đủ đầy của mình cô còn xem xét và cân nhắc thật kỹ, đưa ra cán cân nhiều tiêu chí. Cô có công việc ổn định, thu nhập tốt, có bạn trai tốt, có mẹ là hậu phương vững chắc...
Mục tiêu những năm tới của cô là con số bao nhiêu đất nước cô sẽ đặt chân đến cũng như số dư trong tài khoản cá nhân. Tâm nói rõ với mẹ, cô không xác định sẽ sống độc thân nhưng cũng không xác định năm bao nhiêu tuổi sẽ phải lấy chồng, chỉ là cô cần một mối quan hệ đủ chín muồi, cần thực hiện nhiều mục tiêu mà có thể khi kết hôn vì những ràng buộc sẽ không thực hiện được.
Mẹ Tâm thấy con gái hạnh phúc theo cách riêng, cũng thôi không thúc giục cô nữa.
Mẹ mất, 5 con trai chúng tôi vô cùng hối hận vì trót tranh giành mảnh đất cuối cùng Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Mấy hôm nay vụ con mang xăng đốt nhà mẹ đẻ ở Hưng Yên khiến dư luận sục sôi nhưng thực tế rất nhiều người con trong chúng ta cũng từng có ý nghĩ hoặc việc làm ích kỷ tương tự như vậy. Bố tôi mất cách đây hơn 10 năm còn mẹ tôi thì...