Chạm mặt vòng tay ‘rồng’ trong mộ cổ 3.000 năm, chuyên gia: Người này quá cao quý!
Rốt cục người trong mộ cổ này là ai mà có thể sở hữu vòng tay ‘rồng’?
Khi các nhà khảo cổ học tiến hành khai quật các ngôi mộ cổ để nghiên cứu, họ đã phát hiện ra rất nhiều sự việc “thần kỳ”. Ví dụ như tượng binh mã đất nung đồ sộ trong mộ Tần Thủy Hoàng, thi thể của người phụ nữ trải qua hàng nghìn năm không bị phân hủy,… Các sự việc này không chỉ khiến mọi người kinh ngạc mà còn giúp họ hiểu hơn về văn hóa lịch sử và cách chôn cất của người cổ đại.
Văn hóa chôn cất thời xưa thường tồn tại sự khác biệt về đẳng cấp, triều đại, thói quen, phong tục tập quán,… nhưng điểm chung dễ thấy nhất là trong các ngôi mộ đều sẽ có chứa đồ bồi táng.
Thời xưa thường xem trọng những hoàng thân quốc thích, quan lại hoặc những người có địa vị cao trong xã hội. Vì vậy, đồ bồi táng của họ ngoài vàng bạc châu báu và những đồ đắt tiền ra thì đôi khi họ còn chôn theo cả người sống để bồi táng. Đây là một điều vô cùng độc ác và tàn nhẫn.
Các chuyên gia phát hiện ngôi mộ của đứa trẻ 3 tuổi tại một vùng quê hẻo lánh.
Các nhà khảo cổ đã từng khai quật rất nhiều ngôi mộ với quy mô lớn nhỏ, hình dạng khác nhau, nhưng đa số đều là mộ của người trưởng thành, ngoài ra có một số ít là mộ của trẻ nhỏ 9-10 tuổi. Tuy nhiên, đây là lần duy nhất họ phát hiện ra ngôi mộ của một đứa trẻ 3 tuổi tại một vùng quê hẻo lánh.
Do trong lịch sử có quá nhiều ví dụ minh chứng cho việc chôn người sống như một vật tế để bồi táng cùng người chết nên các nhà khảo cổ suy đoán rằng có thể đứa trẻ này là “người bồi táng”.
Tuy nhiên, cũng có nhà khảo cổ không đồng ý với quan điểm và lập luận trên vì khi quan sát hài cốt của đứa trẻ, họ phát hiện trên tay đứa bé đeo một chiếc vòng vô cùng quý giá. Do đó họ có cơ sở để suy đoán rằng đứa trẻ không phải là “người bồi táng”, hơn nữa thân phận của đứa bé chắc chắn cũng không hề đơn giản.
Sau khi khảo sát đánh giá trên nhiều phương diện, các nhà khảo cổ đã chứng minh được đứa trẻ chính là chủ nhân của ngôi mộ. Trên tay của đứa trẻ đeo một chiếc vòng ngọc chạm khắc hình rồng tinh xảo, có niên đại lên đến 3000 năm.
Ngoài ra, trong ngôi mộ cổ, các chuyên gia còn phát hiện được rất nhiều đồ vật quý giá, ngôi mộ cũng được xây dựng theo quy cách nhất định. Tất cả điều này đều thể hiện thân phận của đứa trẻ vô cùng cao quý, đặc biệt là chiếc vòng chạm khắc hình rồng. Đứa trẻ này chắc chắn phải xuất thân từ gia đình quý tộc nên mới sở hữu chiếc vòng quý giá như vậy.
Chiếc vòng tay ‘rồng’ chứng minh thân phận của đứa bé.
Sau đó, trong lúc thu dọn lại ngôi mộ, các nhà khảo cổ còn phát hiện thêm trên đầu của đứa trẻ được úp một chiếc bát sứ. Các nhà khảo cổ lại tiếp tục suy đoán, rất có thể hành động úp bát lên đầu đứa trẻ có thể là do thói quen tập tục của giới quý tộc ở thời đại đó.
Chiếc vòng ngọc chạm khắc hình rồng tinh xảo cùng với những đồ tùy táng trong ngôi mộ nói cho các nhà khảo cổ biết thân phận của đứa trẻ không hề tầm thường chút nào. Hơn nữa, nhất định là khi còn sống, đứa trẻ này còn được cha mẹ thương yêu vô cùng.
Cho dù không biết đứa trẻ qua đời vì lý do gì nhưng cũng có thể tưởng tượng ra sự ra đi của đứa trẻ này khiến cho cha mẹ vô cùng đau lòng.
Vì thế, cho dù các nhà khảo cổ chưa chứng thực được danh tính của đứa trẻ, nhưng những đồ bồi táng quý giá trong ngôi mộ đã phần nào chứng minh được tình yêu của cha mẹ đứa bé. Họ muốn dùng một phương thức khác để đồng hành cùng đứa con mà họ hết mực yêu thương nhưng không may qua đời sớm.
Mộ cổ xấu số bị kẻ trộm 'càn quét', chuyên gia chết lặng: Ngỡ rằng Van Gogh đã ghé qua
Dù đã từng bị trộm ghé qua nhưng những gì còn sót lại trên bức tường thực sự có giá trị không hề nhỏ.
Vào tháng 1 năm 2005, người dân địa phương phát hiện một hố trộm mộ gần thôn Thuế, xã Cao Kiều ở Đồng Quan, Thiểm Tây, Trung Quốc. Cán bộ làm công tác di tích văn hóa vội vã đến hiện trường ngay lập tức. Quả nhiên một hố trộm khổng lồ, khoét hình vuông, cạnh dài gần 1 mét hiện ra ngay trước mặt.
Trước tình hình này, các chuyên gia không còn cách nào khác là bắt đầu giải cứu những ngôi mộ bị đánh cắp. Ngay sau đó, các nhân viên của Viện khảo cổ tỉnh Thiểm Tây đã tức tốc tới hiện trường và tiến hành khảo sát sơ bộ tình hình.
Theo đánh giá ban đầu, đây là mộ cổ có từ đầu thời Đường, ngoài hành lang bằng gạch, ngôi mộ cũng mang những nét đặc trưng của lăng mộ thời kỳ này. Điền hình trong số đó là cấu trúc mái vòm tròn đặc biệt.
Ngoài ra, các chuyên gia còn xót xa hơn trước tình hình trong lăng mộ. Phù sa ở đây cao tới 4 mét, nguyên nhân là do dấu vết của những tên trộm.
Ngôi mộ có kiến trúc vòm điển hình. Ảnh: 163
Sau một vài ngày khai quật, cấu trúc của lăng mộ đã trở nên rất rõ ràng. Đây là một ngôi mộ lớn hình chữ A quay mặt về hướng Nam, dài 63,8 mét và chiều rộng 2,36 mét. Theo quy định về lăng mộ thời nhà Đường, ngôi mộ cổ này rất có thể thuộc về hoàng thất.
Không chỉ vậy, số lượng hàng hiên trong các lăng mộ thời Đường cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để phân loại. Lăng mộ lại Đồng Quan này có 6 hàng hiên, điều này chứng tỏ địa vị cao quý của chủ nhân ngôi mộ. Điều đáng tiếc là danh tính của chủ nhân ngôi mộ vẫn chưa được biết do văn bia đã bị thất lạc.
Vào thời điểm mọi người đang nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm thấy những bức tường dày màu trắng và xám ở lối đi. Đi dọc con đường này, người ta tìm thấy các bức tranh tường được vẽ ở hai bên lối đi. Đây cũng là nét đặc trưng của các lăng mộ hoàng gia vào thời nhà Đường.
Sau khi mọi người dọn dẹp cẩn thận, bức tranh tường mới dần lộ ra ý nghĩa thực sự của nó. Đây là bức "Xuất hành nghi trượng đồ". Bức tranh phản ánh cảnh sinh hoạt khi còn sống của chủ nhân ngôi mộ. Nhìn chung, các bức tranh tường được bảo quản tốt và các hình vẽ sống động.
Theo đánh giá của các chuyên gia, những bức tranh ở đây được vẽ bởi những nghệ nhân có tay nghề cao. Tài nghệ của họ có thể ví như Van Gogh của thời hiện đại. Một số người còn nói đùa rằng phải chăng vị danh họa nổi tiếng này đã từng ghé qua đây.
Bức họa được tìm thấy trong lăng mộ. Ảnh: 163
Sau quá trình khai quật, hơn 200 di tích văn hóa quý giá đã được tìm thấy. Hầu hết trong số đó là các linh thú trong lăng mộ và các bức tượng nhỏ bằng gốm chôn với nhiều hình dạng khác nhau.
Từ đó trở đi cho đến khi kết thúc công việc khai quật, các chuyên gia không thu được thêm gì. Danh tính của chủ nhân ngôi mộ luôn là một ẩn số.
Dù rất tiếc nuối nhưng không thể phủ nhận rằng ngôi mộ này đã cung cấp nhiều bằng chứng lịch sử hỗ trợ cho việc nghiên cứu của các chuyên gia sau này.
Bằng chứng về cách tra tấn ghê rợn của người La Mã xưa Các nhà khảo cổ phát hiện ra ví dụ hiếm hoi về việc người La Mã bị đóng đinh ở Anh trong lần khai quật tại Cambridgeshire. Bằng chứng về cách tra tấn ghê rợn của người La Mã xưa Các nhà khảo cổ học ở London, Anh đã khai quật được bộ xương người đàn ông mà họ tin là ví dụ...