Chăm lo đời sống cho cán bộ, giáo viên nhân dịp 20-11
Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Ban lãnh đạo Sở GD&ĐT và Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó chú trọng giúp đỡ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn và tuyên dương những nhà giáo tâm huyết sáng tạo.
Hỗ trợ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn
Qua báo cáo rà soát thống kê của các Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc, ngành GD&ĐT Hà Nội đã trợ cấp cho 204 cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt khó khăn với các mức hỗ trợ từ 1 triệu đến 3 triệu đồng với tổng số tiền hỗ trợ hơn 500 triệu đồng.
Dịp này, Ban lãnh đạo Sở GD&ĐT và công đoàn ngành giáo dục Hà Nội đã tổ chức 3 đoàn trực tiếp tới thăm hỏi và tặng quà, động viên 3 nhà giáo mắc bệnh nan y, hiểm nghèo (quận Hoàng Mai, huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai). Đây là hoạt động thường niên của Sở GD&ĐT và Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội và các nhà trường thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” kịp thời chia sẻ, động viên các nhà giáo hoàn cảnh khó khăn.
Trước đó, quan tâm đến những giáo viên còn gặp khó khăn, Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội đã thường xuyên tổ chức các đợt trao quà, hỗ trợ mái ấm công đoàn cho các giáo viên còn nhiều vất vả trên địa bàn TP. Cô Lê Thị Tuyến, giáo viên trường tiểu học Tuy Lai A, huyện Mỹ Đức đã không phải ở trong ngôi nhà dột, tạm, xuống cấp mà được ở một ngôi nhà khang trang, khi nhận được sự hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 40 triệu đồng từ ngành giáo dục Hà Nội để sửa chữa, xây mới. Nhờ sự giúp đỡ của ngành cũng như đồng nghiệp, gia đình cô Tuyến đã sửa chữa và xây mới hoàn thành ngay trong năm học này.
Đây là sự giúp đỡ, động viên kịp thời cho gia đình cô cũng như những giáo viên hoàn cảnh khó khăn khác có được chỗ ở đàng hoàng, yên tâm công tác. Chương trình mái ấm công đoàn của Sở GD&ĐT Hà Nội những năm qua vẫn đều đặn phát huy hiệu quả, trao sự giúp đỡ đúng lúc, kịp thời, nhiều ý nghĩa tới các thầy cô đang còn gặp khó khăn trong cuộc sống, động viên các thầy cô vượt qua những hoàn cảnh để gắn bó và thêm yêu nghề.
Video đang HOT
Các nhà giáo được trao giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo 2019. Ảnh: TTXVN
Tôn vinh 40 nhà giáo tiêu biểu, xuất sắc nhất các cấp học
Cũng trong dịp chào mừng kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, 40 giáo viên đã được vinh danh là những nhà giáo xuất sắc nhất được lựa chọn từ 125 nhà giáo tiêu biểu do các Phòng GD&ĐT trên địa bàn TP đề cử.
GĐ Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh: “Những nhà giáo đạt giải đều là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, tích cực vượt khó, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Các thầy cô là người tâm huyết, có nhiều cống hiến cho giáo dục đào tạo Thủ đô, được đồng nghiệp tín nhiệm, học sinh yêu quý. Chính thầy cô là người đã khơi nguồn, truyền cảm hứng, tâm huyết, sáng tạo và là tấm gương cho học sinh noi theo,” ông Dũng nói.
Tiêu biểu như cô giáo Phạm Minh Ngọc, giáo viên trường mầm non Mai Dịch, quận Cầu Giấy. Với lòng yêu nghề, yêu trẻ, cô đã nghiên cứu, thiết kế và áp dụng có hiệu quả nhiều phần mềm giáo dục như “Trí tuệ bé yêu”, “Cây cọ nhí”, “Bé yêu khám phá”, “Phát triển ngôn ngữ”, “Toán học vui cho bé”… với gần 5.000 trò chơi, bài tập, đoạn băng. Cô cũng thiết kế 320 bài giảng bằng phần mềm Violet với các môn học về toán, môi trường, văn học, tạo hình.. cho các lứa tuổi theo các chủ đề khác nhau, làm tư liệu tham khảo cho giáo viên toàn quốc.
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Diệp, giáo viên trường tiểu học Tân Mai, quận Hoàng Mai đã dành nhiều thời gian, tâm sức cho việc chăm sóc, dạy dỗ học sinh mắc chứng tăng động, giảm tập trung, học sinh tự kỷ. Ngoài thời gian dạy ở trường, cô đã đến các trung tâm hỗ trợ trẻ tự kỷ của các tổ chức phi chính phủ, tham gia các khóa học về trẻ tự kỷ của Mỹ, Australia và Trung Quốc tập huấn tại Việt Nam để có thêm kinh nghiệm dạy trẻ đặc biệt. Có những học sinh đã được cô miệt mài dạy suốt 14 năm.
Cô Vũ Bích Phương, giáo viên trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu và biên soạn công trình “Dự án ứng phó biến đổi khí hậu-mô hình dạy học và định hướng phát triển bền vững”, tạo kho tài nguyên trực tuyến về các bài học. Đây là một sân chơi giao lưu và trao đổi của các giáo viên các cấp học cũng như các em học sinh. Các thành viên có thể dạy và học trực tuyến thông qua tương tác trí tuệ nhân tạo. Phụ huynh học sinh cũng có thể dễ dàng theo dõi, hỗ trợ và đồng hành cùng các em. Dự án đã được Bộ GD&ĐT chọn là một trong ba dự án được báo cáo và chia sẻ tại Diễn đàn Giáo dục toàn cầu tại châu Âu.
Những nỗ lực, đóng góp của các thầy cô giáo cho ngành giáo dục Thủ đô chính là những công việc thiết thực nhất trong đổi mới phương pháp dạy học, góp phần tích cực vào công việc đổi mới giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô nói riêng.
T.Fan
Theo PLXH
Trường THPT Trần Đại Nghĩa TP Cần Thơ: Chung tay hạn chế rác thải nhựa
Theo đó, nhà trường sẽ không phục vụ nước đóng chai cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong hội họp, sinh hoạt tập thể. Giải pháp thay thế là sử dụng ly thủy tinh, bình inox chứa nước uống do BTC cung cấp hoặc tự chuẩn bị.
Buổi lễ phát động phong trào: "Chung tay hạn chế rác thải nhựa".
Buổi lễ có sự tham gia của đại diện Sở GD&ĐT Cần Thơ, đông đảo các vị đại biểu, các thầy cô giáo, đại diện cha mẹ học sinh cùng toàn thể học sinh của Trường THPT Trần Đại Nghĩa.
Tại buổi lễ, thầy Trịnh Nguyễn Thi Bằng, Hiệu trưởng nhà trường phát động phong trào "Chung tay hạn chế rác thải nhựa" trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường.
Cũng tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo nhà trường đã kêu gọi học sinh thực hiện nhiều hành động cụ thể để hạn chế rác thải nhựa như: Thực hiện mô hình "Bình nước trao tay". Mục tiêu nhằm hạn chế sử dụng nước đóng chai (nước tinh khiết, nước khoáng, các loại nước ngọt...) dùng 1 lần trong nhà trường.
Theo đó, nhà trường sẽ không phục vụ nước đóng chai cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong hội họp, sinh hoạt tập thể. Giải pháp thay thế là sử dụng ly thủy tinh, bình inox chứa nước uống do BTC cung cấp hoặc tự chuẩn bị.
Từ đó nhà trường vận động học sinh hạn chế sử dụng nước đóng chai dùng 1 lần, khuyến khích sử dụng các bình chứa thức uống thân thiện với môi trường. Từng bước vận động mạnh thường quân trao tặng bình nước cho học sinh.
Thực hiện mô hình lớp học thân thiện với môi trường với mục tiêu: Xây dựng ít nhất 5 lớp học thân thiện với môi trường. Với giải pháp: 100% lớp học không sử dụng túi nilon sử dụng 1 lần để chứa rác; 100% lớp học bảo đảm vệ sinh; 100% lớp học có cây xanh... Đồng thời thực hiện phân loại rác thải khi cho vào thùng; khuyến khích sử dụng các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường trong lớp học.
Thực hiện mô hình "Mỗi người một hành động hạn chế rác thải nhựa tại gia đình". Mục tiêu hướng tới, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh có ít nhất một hành động cụ thể hạn chế rác thải nhựa. Giải pháp đưa ra là, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đăng ký ít nhất một hành động cụ thể hạn chế rác thải nhựa tại gia đình.
Buổi Lễ phát động nhằm nâng cao nhận thức và kêu gọi những hành động cụ thể của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh nhằm hạn chế rác thải nhưa, bảo vệ môi trường.
Châu Anh
Theo GDTĐ
Bí thư huyện ủy quyết tâm chấn chỉnh giáo dục Kỳ Sơn Bí thư huyện ủy Vi Hòe khẳng định sẽ làm nghiêm và xử lý triệt để những cán bộ, giáo viên vi phạm để làm gương cho nhiều người khác. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có nhiều bài viết phản ánh việc thu chi bất hợp lý tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - Trung học cơ sở...