Chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Ninh Thuận
Ninh Thuận còn hơn 19.000 trẻ em gia đình thuộc hộ nghèo. Trong đó, hơn một nửa là dân tộc Chăm, Raglai và trẻ em mồ côi, khuyết tật, nhiễm chất độc…
Ninh Thuận còn hơn 19.000 trẻ em gia đình thuộc hộ nghèo. Trong đó, hơn một nửa là dân tộc Chăm, Raglai và trẻ em mồ côi, khuyết tật, nhiễm chất độc hóa học. Tỉnh đang tích cực triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 với chủ đề “ Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em” bằng nhiều hoạt động chăm lo, giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trẻ em Raglai xã Phước Thành, huyện Bác Ái.
Với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em”, tỉnh Ninh Thuận phát động “Tháng hành động vì trẻ em năm 2020″ trong tháng 6 nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông cùng với nhiều hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận tổ chức các đoàn đến thăm và tặng quà các em thiếu nhi nghèo, trẻ em miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các cơ sở Bảo trợ xã hội trên địa bàn với tổng trị giá gần 150 triệu đồng. Dịp này, tỉnh đã trao 70 suất học bổng cho trẻ em nghèo, hiếu học, mỗi suất một triệu đồng từ nguồn Qũy Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Em Takia Diệu Hiền, học sinh lớp 4/4, Trường Tiểu học Hoài Trung, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận là một trong những học sinh dân tộc Raglai nghèo vượt khó học giỏi được nhận học bổng đợt này xúc động: “Con rất vui vì đã được những nhà tài trợ hỗ trợ cho một suất học bổng và những phần quà và con sẽ cố gắng học tập thật tốt”.
Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là việc làm thường xuyên, liên tục của các địa phương trong tỉnh Ninh Thuận, nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Video đang HOT
Buổi sinh hoạt của các em ở Trung tâm công tác XH tỉnh Ninh Thuận.
Tỉnh Ninh Thuận đã huy động các ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị cùng “vào cuộc” với nhiều biện pháp thiết thực, bảo đảm mọi trẻ em đều được chăm sóc và phát triển toàn diện. Hiện nay, hầu hết trẻ em dưới 6 tuổi trong tỉnh được cấp thẻ Bảo hiểm y tế; trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, thể thấp còi cũng đã giảm 1,5% mỗi năm.
Mạng lưới trường mầm non được phủ khắp đến tận miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu về chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhà thiếu nhi, trung tâm văn hóa, thư viện, công viên…được tỉnh đầu tư xây dựng tại các trung tâm tỉnh, huyện, xã. Toàn tỉnh đã có hơn 1.200 em được nhận trợ cấp thường xuyên tại công đồng. Hơn 40 em dân tộc Chăm và Raglai mồ côi cả cha lẫn mẹ đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh.
Em Đạo Thị Kim Thương dân tộc Chăm chia sẻ, với sự giúp đỡ của Nhà nước em càng phải cố gắng chăm ngoan, học giỏi: “Gia đình em rất khó khăn, về đây được cô, chú trong Trung tâm chăm sóc, dạy dỗ. Em tự hứa với mình là sẽ học thật giỏi, để trở thành con người tốt giúp ích cho xã hội”.
Nhờ sự quan tâm chu đáo mà tỉ lệ học sinh bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn của Ninh Thuận giảm dần. Với quyết tâm không để trẻ em nào phải bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn, năm 2020, sau kỳ nghỉ Tết kéo dài vì ảnh hưởng dịch Covid-19, tỉ lệ học sinh đến lớp đạt 93% là một cố gắng rất lớn của chính quyền và ngành giáo dục địa phương.
Ông Hồ Xuân Ninh, Chủ tịch UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cho biết, bên cạnh việc thực hiện kịp thời các chính sách sách ưu đãi của Nhà nước, huyện còn vận động, huy động các nguồn lực để giúp đỡ trẻ em dân tộc thiểu số, như: Quyên góp ủng hộ sách vở, quần áo, tặng xe đạp, cấp học bổng…giúp các em có điều kiện đến trường.
“Huyện đang tích cực vận động trẻ em ra lớp sau kỳ nghỉ chống dịch Covid-19. Huyện xác định Tháng hành động vì trẻ em, phối hợp với các đoàn thể nắm thông tin trẻ đến trường và chuẩn bị cho mùa hè sắp đến. Thời gian nghỉ học, các em hay đi tắm suối, theo ba mẹ lên núi dễ xảy ra vụ việc thương tâm. Huyện tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tham gia công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em có cuộc sống ngày càng tốt hơn”.
Theo ông Nguyễn Văn Bình, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Ninh Thuận, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại địa phương còn nhiều khó khăn về kinh phí đầu tư, thiếu cán bộ chuyên trách, chưa có đội ngũ cộng tác viên ở thôn, khu phố. Bên cạnh đó do đời sống khó khăn và nhận thức về công tác bảo vệ trẻ em chưa cao, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em, tại nạn thương tích, đuối nước, trẻ em bị bỏ rơi, bỏ học…
Để khắc phục những khó khăn trên, ông Nguyễn Văn Bình cho biết: “Chúng tôi đã tham mưu cho tỉnh kế hoạch bảo vệ trẻ em 5 năm và hằng năm. Mục đích là nâng cao nhận thức các cấp, ngành, đặc biệt là đội ngũ làm công tác bảo vệ trẻ em làm sao cho mọi trẻ em sống trong môi trường an toàn. Kết quả những năm qua, tỉ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích, xâm hại, đuối nước ngày càng giảm”.
Giờ tự học của trẻ ở TTCTXH tỉnh Ninh Thuận.
Nhờ những nỗ lực của các ngành, các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh Ninh Thuận trong chăm lo giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn cả về thể chất lẫn tinh thần nên số trẻ em thuộc diện hộ nghèo đã giảm dần. Nếu như năm 2014, tỉnh Ninh Thuận có 24.000 trẻ em sống trong gia đình nghèo, có nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thì nay giảm còn 19.000 trẻ em. Ninh Thuận cần nhiều hơn nữa sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng xã hội, để giúp các em tự tin vươn lên trong cuộc sống và học tập.
Ninh Thuận oằn mình chống khô hạn
Tỉnh Ninh Thuận vừa công bố cấp độ rủi do hạn hán ở cấp độ 3, riêng 2 huyện Thuận Nam, Thuận Bắc ở cấp độ 4.
Tính đến ngày 24/5/2020, tổng lượng nước ở 21 hồ chứa của tỉnh chỉ còn 23,78/194,49 triệu m3, chiếm hơn 12% dung tích thiết kế; trong đó đã có 17 hồ chứa đang cạn kiệt, một số hồ đã trơ đáy.
Vụ Hè Thu năm 2020, Ninh Thuận phải dừng sản xuất với diện tích hơn 15.300ha; trong đó, lúa hơn 10.800ha, rau màu hơn 4.500ha.
Bên cạnh đó, vấn đề nước sinh hoạt của người dân cũng gặp nhiều khó khăn. Tình hình hạn hán dự kiến còn kéo dài, tỉnh Ninh Thuận đang tích cực thực thi nhiều biện pháp để hỗ trợ người dân và triển khai nhiều giải pháp để chống hạn.
Lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh Ninh Thuận mang nước sạch lên cho người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn trong đợt hạn hán kéo dài. Ảnh: TTXVN
Người dân bơm nước từ những hố được đào sâu xuống đáy sông Lu, huyện Thuận Nam để lấy nước sinh hoạt và tưới tiêu do hạn hán kéo dài. Ảnh: TTXVN
Từ đầu tháng 5/2020 đến nay, toàn tỉnh có 180 hộ/703 nhân khẩu phải dùng nước sinh hoạt do chính quyền địa phương và lực lượng chức năng chở đến cấp. Ảnh: TTXVN
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn tích trữ nước sạch. Ảnh: TTXVN
Người dân Ninh Thuận tích trữ nước. Ảnh: TTXVN
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn tích trữ nước vào chum, vại, bình, can..do hạn hán kéo dài. Ảnh: TTXVN
Người dân thôn Tà Nôi, huyện Ninh Sơn phải sử dụng những vũng nước đục còn sót lại dưới suối để giặt giũ và sinh hoạt do hạn hán kéo dài. Ảnh: TTXVN
Bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học Vườn quốc gia Núi Chúa Ninh Thuận Là nơi hội tụ của ba không gian rừng, biển và bán sa mạc, Vườn quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) đang là điểm thu hút khách du lịch. Các nhà khoa học tới tham quan, nghiên cứu về những bí ẩn của hệ sinh thái khô hạn độc đáo nhất ở Việt Nam hiện nay. Du khách khám phá hệ sinh...