Chăm lo cho công nhân khó khăn
Các tổ chức, đoàn thể đã giúp hàng chục ngàn công nhân khó khăn tại TP HCM vơi đi nỗi lo trong thời gian giãn cách xã hội
Bất kể trời nắng hay mưa, từng chuyến xe chở rau, thịt, trứng, trái cây… vẫn len lỏi vào từng khu phố để trao tận tay công nhân (CN) ở trọ đang bị cách ly, phong tỏa tại TP Thủ Đức. Chương trình do Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM, LĐLĐ TP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP tổ chức nhằm động viên CN khó khăn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Tiếp tế tận nơi
Chia sẻ về chương trình, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ công tác 970, cho biết theo thống kê, tại TP Thủ Đức hiện có hơn 118.700 phòng trọ với gần 270.000 CN đang tạm trú. Trong đó có một bộ phận rất lớn CN, lao động tự do, nhất là những người mất việc làm, đang rất khó khăn. Do vậy, mục tiêu của chương trình là tiếp tế thực phẩm cần thiết (gạo, trứng, thịt, rau củ, trái cây…) cho đối tượng này.
Với ý nghĩa tốt đẹp đó, ngay khi chương trình phát động, nhiều đơn vị, cá nhân đã ủng hộ như: Tập đoàn Intimex (quận 1, TP HCM) ủng hộ 10 tấn gạo, Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư (tỉnh Bình Định) ủng hộ 20.000 quả trứng, HTX Hưng Thịnh Phát (thị trấn Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) ủng hộ 20 tấn thanh long… Từ nguồn hàng hỗ trợ, chương trình đã trực tiếp đi thăm và trao tận tay những phần quà ý nghĩa cho CN khó khăn. Các cán bộ của đoàn đã động viên CN hãy yên tâm giữ gìn sức khỏe trong những ngày giãn cách để có thể tham gia sản xuất trở lại khi đáp ứng đủ mọi điều kiện.
Ông Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Tân, TP HCM (trái) – trao quà của HĐND TP HCM cho công nhân khó khăn Ảnh: CAO HƯỜNG
Là một CN được chương trình hỗ trợ, chị Lê Thị Liên (ở nhà trọ trên đường số 10, phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức) tỏ ra xúc động. Hơn 2 tháng nay, do dịch bệnh nên vợ chồng chị phải tạm nghỉ việc. Mất thu nhập trong khi đang ở trọ và nuôi 2 con nhỏ nên cuộc sống của họ rất khó khăn. Khu trọ của vợ chồng chị Liên đang bị phong tỏa do có nhiều ca F0 nên khó tiếp cận các nguồn thực phẩm. “Phần quà này đã giúp gia đình tôi cải thiện được bữa ăn và tiết kiệm chi tiêu. Chỉ mong dịch bệnh được khống chế để chúng tôi có việc làm, thu nhập ổn định như trước đây” – chị Liên bày tỏ.
Video đang HOT
Tin vui đến với CN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khi mới đây, LĐLĐ TP HCM đã triển khai chương trình hỗ trợ 150.000 phần nhu yếu phẩm cho đoàn viên – lao động khó khăn. Tổng kinh phí thực hiện chương trình là 22,5 tỉ đồng. Đối tượng hỗ trợ là đoàn viên, CN đang ở trong các khu nhà trọ, khu lưu trú; đoàn viên, người lao động (NLĐ) đang ở trong khu cách ly, khu phong tỏa trên địa bàn TP. LĐLĐ TP phân bổ mỗi địa phương thực hiện bình quân 5.000-10.000 phần nhu yếu phẩm chăm lo đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (ngoại trừ Cần Giờ 1.000 phần). LĐLĐ TP giao các đơn vị chủ động phối hợp cùng Ủy ban MTTQ, các cấp chính quyền trên địa bàn mua và cung cấp nhu yếu phẩm cho đoàn viên, NLĐ kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục đích, bảo đảm các quy định, biện pháp về phòng chống dịch Covid-19. Nguồn kinh phí thực hiện được trích từ tài chính Công đoàn tích lũy của các đơn vị. Riêng LĐLĐ huyện Cần Giờ 1.000 phần và Nhà Bè 8.000 phần sẽ do LĐLĐ TP cấp kinh phí.
Thấu hiểu công nhân
Mới đây, HĐND TP HCM cũng triển khai chương trình “10.000 phần quà gửi đến CN, NLĐ khó khăn bị ảnh hưởng dịch Covid-19″ tại 21 quận, huyện trên địa bàn TP. Chương trình thực hiện theo 2 đợt với tổng kinh phí chăm lo hơn 3 tỉ đồng và 30 tấn quà gồm rau, củ quả. Trong đợt 1 (bắt đầu từ ngày 11-8), HĐND TP đã trao 3.600 phần quà đến CN khó khăn tại các quận huyện: 8, Bình Tân, Tân Phú, Củ Chi, Hóc Môn…
Bà Nguyễn Thị Lệ – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP – cho biết hơn 90 ngày gồng mình chống dịch Covid-19, đến nay tình hình TP đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đây là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của người dân TP trong việc chấp hành nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 12 của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM về thực hiện triệt để Chỉ thị 16. Trong thời gian giãn cách, cuộc sống của người dân, đặc biệt là NLĐ, gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cả hệ thống chính trị và các nhà hảo tâm đã chung sức hỗ trợ, chăm lo cho họ. “Ngoài chương trình này, HĐND TP cũng phát động chương trình 100.000 khẩu trang y tế N95 và chương trình hỗ trợ 100.000 bộ đồ bảo hộ y tế trao tặng đội ngũ y – bác sĩ, lực lượng tuyến đầu chống dịch trên địa bàn TP” – bà Nguyễn Thị Lệ cho biết thêm.
Nhận quà hỗ trợ từ chương trình, chị Trương Thị Thủy (ngụ khu phố 2, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân) xúc động chia sẻ: “Tôi làm nghề sửa quần áo, chồng làm phụ hồ, cả hai đều thất nghiệp do dịch bệnh. Không có thu nhập lại ở nhà trọ nên cuộc sống thiếu thốn trăm bề. May mắn là ngoài sự chia sẻ của chủ nhà trọ và các nhà hảo tâm, chúng tôi còn được chính quyền hỗ trợ, chăm lo, nhờ vậy khó khăn vơi đi rất nhiều”.
Chương trình “Tủ thuốc yêu thương” do LĐLĐ quận 8 khởi xướng mới đây cũng phần nào giải tỏa lo lắng của CN trong khu vực đang bị phong tỏa do dịch bệnh. Hơn 1 tuần qua, đội ngũ cán bộ Công đoàn chuyên trách quận đã không ngại vất vả, khoác lên người bộ đồ bảo hộ, đến các khu nhà trọ trên địa bàn phường 16 để trao tặng những tủ thuốc nghĩa tình (dược phẩm thiết yếu) cho CN. “Trong thời gian giãn cách xã hội, CN không chỉ khó tiếp cận thực phẩm mà thuốc trị bệnh cũng vô cùng cần thiết. Hiểu được khó khăn ấy nên chúng tôi đã vận động các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh dược phẩm hỗ trợ. Đến nay đã có 6 khu nhà trọ được trang bị tủ thuốc miễn phí” – ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Chủ tịch LĐLĐ quận 8, chia sẻ.
Thông tin về văn bản cho Bí thư TP Tam Kỳ đưa con ra Hà Nội đi du học
Để tạo điều kiện cho các gia đình có người thân, con, em có nhu cầu ra nước ngoài làm việc, học tập..., tỉnh Quảng Nam đã ký nhiều văn bản tạo điều kiện để người dân lưu thông qua các tỉnh.
Sáng nay 13/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam đã phát thông cáo báo chí về một số thông tin liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Tỉnh Quảng Nam ký văn bản cho phép công dân đi từ địa phương ra sân bay Nội Bài để xuất cảnh.
Trong đó, tỉnh Quảng Nam đã giải thích về thông tin liên quan đến nội dung một số báo nói về việc lãnh đạo tỉnh ký văn bản để ông Trần Nam Hưng - Bí thư Thành ủy Tam Kỳ đưa con ra sân bay Nội Bài (Hà Nội) để bay sang Mỹ nhập học.
Theo thông cáo của Sở TT&TT Quảng Nam, hiện nay các gia đình ở Quảng Nam có người thân, con, em có nhu cầu đến cảng hàng không quốc tế để ra nước ngoài làm việc, học tập... tương đối nhiều.
Tỉnh Quảng Nam ký văn bản cho phép ông Trần Nam Hưng - Bí thư Thành ủy TP Tam Kỳ đưa con ra sân bay Nội Bài để đi du học.
Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành đang thực hiện việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Các chuyến bay đi/đến Sân bay Chu Lai (Quảng Nam), sân bay quốc tế Đà Nẵng cũng chỉ tổ chức các chuyến bay theo đoàn có tổ chức, không đón khách lẻ.
Những người có vé máy bay đi nước ngoài chỉ còn cách di chuyển bằng xe ô tô cá nhân từ nơi sinh sống đến cảng hàng không quốc tế. Nhưng các tỉnh, thành phố đều kiểm soát chặt chẽ người ra, vào địa phương tại các chốt kiểm dịch trên đường quốc lộ.
Vì vậy, việc di chuyển của những người có vé máy bay đi nước ngoài từ các địa phương đến cảng hàng không quốc tế để thực hiện chuyến bay gặp khó khăn.
Theo tỉnh Quảng Nam, việc ký văn bản là tạo điều kiện để công dân qua các chốt kiểm dịch ở các tỉnh, thành khi ra sân bay Nội Bài, Hà Nội (Ảnh minh họa).
"Nhằm tạo điều kiện các gia đình ở Quảng Nam có người thân, con, em có nhu cầu đến cảng hàng không quốc tế để ra nước ngoài làm việc, học tập..., sau khi xem xét đơn xin cấp giấy đi đường của người dân, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi các tỉnh, thành từ Quảng Nam đến Hà Nội đề nghị các địa phương quan tâm, chỉ đạo các đơn vị chức năng tạo điều kiện thuận lợi để người dân được qua lại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn", thông báo của Sở TT&TT Quảng Nam cho biết.
Đồng thời, yêu cầu phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như 5K, khai báo y tế, xuất trình giấy báo kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính do cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời gian 3 ngày; tuân thủ nguyên tắc "2 điểm, 1 tuyến"; cam kết thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của cấp có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Theo khẳng định của Sở TT&TT Quảng Nam, đến thời điểm này, tỉnh Quảng Nam đã tiếp nhận đơn và giải quyết cho nhiều trường hợp như đã nêu trên, trong đó có trường hợp ông Trần Nam Hưng.
Trước đó, ngày 11/8, Bộ GTVT cũng đã có văn bản số 8272/BGTVT-VT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu hỗ trợ đưa người có vé máy bay đi nước ngoài đến cảng hàng không quốc tế để lên chuyến bay.
Sở TT&TT Quảng Nam cũng dẫn số liệu thống kê của Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD-ĐT, hiện đang có khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại nước ngoài. Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, rất nhiều học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đã phải về nước và chuyển sang học online.
Vì vậy, mục đích đi du học để thụ hưởng nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, cơ hội thực tập, việc làm hấp dẫn, trải nghiệm văn hóa, ngôn ngữ... của các du học sinh không thể thực hiện được. Đến nay, các nước đã sẵn sàng mở cửa đón du học sinh trở lại nhập học.
Việc thực hiện chủ trương trên là giải pháp kịp thời, linh hoạt trong việc thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm các hoạt động của địa phương trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Tăng quy mô sản xuất, sẵn sàng cung ứng thực phẩm cho phía Nam Chiều 12/8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã làm việc trực tuyến với tỉnh Hải Dương và Bắc Giang về sản xuất cung ứng nông sản thiết yếu. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến. Ảnh: Danh Lam/TTXVN Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, khả năng sau dịch...