“Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong và ngoài nước”

Theo dõi VGT trên

Gần 70 câu hỏi liên quan đến quyền lợi của người lao động và hoạt động nghiệp đoàn đã được các lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhiệt tình trả lời trong gần 2 tiếng giao lưu trực tuyến “Chia sẻ cùng người lao động”.

Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong và ngoài nước - Hình 1

Toàn cảnh buổi Giao lưu trực tuyến “Chia sẻ cùng người lao động”.

Xin mời bạn đọc theo dõi toàn cảnh buổi giao lưu:

Thời gian thử việc theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 được quy định như thế nào? Mức lương cụ thể theo quy định ra sao? (Nguyễn Thị Phương Lan, phuonglanngt@yahoo.com, Cty Cresyn – cụm CN Yên Phong, Bắc Ninh)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính:Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012 qui định về thời gian thử việc như sau:

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Điều 28 Bộ luật Lao động năm 2012 qui định về tiề.n lương trong thời gian thử việc như sau:

Tiề.n lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Hiện nay, cán bộ công đoàn chuyên trách làm chủ tịch công đoàn cơ sở được hưởng khá nhiều quyền lợi hơn hẳn cán bộ không chuyên trách, dù trách nhiệm và số lượng công việc như nhau. Thực tế đó có được tổ chức công đoàn quan tâm, điều chỉnh sau Đại hội Công đoàn XI không? (Nguyễn Thị Hồng Phượng, hong_thiphuong@gmail.com, Chủ tịch CĐCS ở KCN Đồng Văn, Hà Nam)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng: Hiện nay, cán bộ công đoàn làm chủ tịch công đoàn cơ sở được hưởng khá nhiều quyền lợi hơn hẳn cán bộ không chuyên trách. Điều này là có thật. Chủ tịch công đoàn cơ sở là cán bộ chuyên trách được tuyển dụng, giao nhiệm vụ và hưởng lương từ nguồn kinh phí của công đoàn, còn cán bộ không chuyên trách là do đơn vị sử dụng lao động trả lương cùng các quyền lợi khác và chỉ được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Tuy vậy, để có được cán bộ công đoàn chuyên trách thì số đoàn viên phải được quy định từ 500 người trở lên, còn cán bộ không chuyên trách thì ở những doanh nghiệp có ít đoàn viên. Trong chương trình nội dung của Đại hội XI, vấn đề này cũng sẽ được thảo luận và quan tâm.

Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong và ngoài nước - Hình 2

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính

Trường hợp người lao động làm việc ở hai nơi, họ sẽ tham gia BHXH như thế nào? (Vũ Thị Huyền Trang, , Cty may Tinh Lợi (Hải Dương))

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính:Căn cứ vào Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động qui định tại Khoản 1 và 2, Điều 4 như sau:

1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiề.n tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động:

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người sử dụng lao động và người lao động của hợp đồng lao động có mức tiề.n lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Người sử dụng lao động của các HĐLĐ còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lượng của người lao động khoản tiề.n tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

b) Khi HĐLĐ mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của HĐLĐ có mức tiề.n lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Trong các KCN, có nhiều DN thực hiện chế độ ưu đãi cho CN nữ mang thai được đi làm chậm hơn 1 tiếng, song cũng nhiều nơi không áp dụng chế độ này. Đây có phải là chính sách ưu đãi đối với DN đông LĐ nữ hay không? (Vũ Thị Thủy, VuThuy123@gmail.com, Cty Kyb VN (KCN-CX Hà Nội))

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng: Theo quy định tại Khoản 4 điều 155 Bộ Luật Lao động, thì lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổ.i thì được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Và thời gian nghỉ được hưởng đủ tiề.n lương theo hợp đồng lao động. Quy định cho lao động nữ mang thai được đi làm chậm 1 tiếng ở doanh nghiệp của bạn, mặc dù trong quy định pháp luật không bắt buộc nhưng rất đáng được hoan nghênh và có thể đưa vào thỏa ước lao động tập thể nếu doanh nghiệp tạo điều kiện thu xếp được thời gian, bảo đảm sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Và hiện nay Bộ Luật Lao động cũng khuyến khích việc ký thỏa ước lao động tập thể trong đó có nhiều điều khoản có lợi cho người lao động và cao hơn quy định của pháp luật.

Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong và ngoài nước - Hình 3

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng

Tại công ty tôi có một số lao động là người nước ngoài, xin tổ chức công đoàn tư vấn: người lao động nước ngoài có được gia nhập tổ chức công đoàn hay không? ( Nguyễn Văn Việt, viet_nguyenvan888@yahoo.com, Cty Zongshen, KCN Quang Minh, Hà Nội)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng: Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam chưa quy định kết nạp người lao động là người nước ngoài vào Công đoàn Việt Nam.

Nhà nước có quy định người sử dụng lao động không được bố trí lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế ban hành. (Đỗ Thị Ngọc Lan, , Cty may Tinh Lợi (Hải Dương))

Doanh nghiệp cũng không được bố trí lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổ.i làm việc thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa… Nếu doanh nghiệp vi phạm những quy định này thì xử lý nhý thế nào?

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng:

Theo quy định tại Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 6/5/2010, nếu người sử dụng lao động vi phạm một trong những quy định trên sẽ bị xử phạt như sau:

- Khoản 1 Điều 13: Phạt tiề.n từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm:

a) Không có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ;

b) Không tham khảo ý kiến của đại diện lao động nữ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ và tr.ẻ e.m trong doanh nghiệp;

c) Sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổ.i làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa hoặc không chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương đối với lao động nữ làm công việc nặng nhọc;

d) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh hoặc nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổ.i;

đ) Có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ;

Video đang HOT

e) Sử dụng lao động nữ, lao động là người cao tuổ.i, người tàn tật vào những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại không theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành;

g) Sử dụng người lao động nữ tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con hoặc làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước;

- Tại khoản 2 Điều 13: Phạt tiề.n từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động tự ý sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn; có thai; nghỉ thai sản; nuôi con dưới 12 tháng tuổ.i trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong và ngoài nước - Hình 4

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hoàng Ngọc Thanh

Hiện nay NLĐ các DN rất muốn được Nhà nước có chính sách hỗ trợ nâng cao tay nghề và trình độ văn hóa, vậy tổ chức CĐ cần làm gì để NLĐ các DN được hưởng chính sách này? (Mai Văn Anh, maivananh@gmail.com, Bộ phận cơ khí sửa chữa dây chuyền 1, Xí nghiệp Supe phốt phát, Cty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hoàng Ngọc Thanh:

- Việc nâng cao trình độ là một nhu cầu rất cấp thiết. Hiện, tỷ lệ công nhân được qua đào tạo nâng cao tay nghề ở trong doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp và một số nơi, trình độ văn hóa công nhân còn ở trình độ thấp, thậm chí có nơi còn có công nhân chưa biết chữ (như vùng sâu, vùng xa).

Thực hiện NQ 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, với sự vào cuộc của tổ chức công đoàn, đã có sự chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, do điều kiện lao động, việc làm, công nhân không có điều kiện học thêm về văn hóa; các doanh nghiệp cũng chưa có đầu tư thỏa đáng để nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Để đáp ứng được mục tiêu như NQ 20 đề ra, phấn đấu có đội ngũ công nhân tương xứng với nhu cầu phát triển của nước ta đến năm 2020 cơ bản là một nước công nghiệp, chúng tôi đề nghị:

Thứ nhất, đối với tổ chức công đoàn: Cần phải củng cố, nâng cao chất lượng trường dạy nghề trong hệ thống công đoàn; Có điều tra, khảo sát nắm bắt tình hình thực trạng đào tạo nghề cũng như trình độ văn hóa trong công nhân lao động.

Thứ hai, có sự phối hợp với các trường của nhà nước để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đầu tư để tranh thủ nguồn kinh phí đào tạo và các kiến thức về dạy nghề, đào tạo nghề trong tình hình mới.

Thứ ba, đề nghị các doanh nghiệp cần phải quan tâm nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, tập trung mở và coi trọng việc kèm cặp dạy nghề tại chỗ (nhà máy), đồng thời liên kết đào tạo.

Thứ tư, những nơi có công nhân lao động trình độ văn hóa thấp, CĐCS cần tham gia với chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động để tạo điều kiện về thời gian, kinh phí. chế độ đãi ngộ để công nhân được học tập văn hóa và nâng cao nghề nghiệp.

Thứ năm, về lâu dài, Chính phủ cần có chương trình mục tiêu để thực hiện việc nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề cho công nhân như NQ 20 đã đề ra.

CNLĐ phải làm gì để cùng CĐCS và DN xây dựng tốt mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ tại DN; khi CĐCS không thực hiện được chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ thì CNLĐ phải làm gì? (Nguyễn Ngọc Quang, , chi nhánh Cty TNHH MTV Hơi kỹ nghệ que hàn, xí nghiệp hơi kỹ nghệ Cần Thơ)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính:

1. Để cùng CĐCS và DN xây dựng tốt QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại DN, CNLĐ phải:

- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình theo Điều 5 BLLĐ năm 2012;

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và ý thức chấp hành pháp luật lao động, nội quy, quy chế hợp pháp của DN

- Thực hiện các quy định về đối thoại tại nơi làm việc, quy chế dân chủ tại DN, tham gia ý kiến xây dựng TƯTT; tranh chấp lao động… không tham gia các cuộc đình công bất hợp pháp.

- Tích cực tham gia và hưởng ứng các hoạt động do CĐCS tổ chức, giúp CĐCS thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ.

2. Khi CĐCS không thực hiện được chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ thì CNLĐ phải:

- Đề nghị CĐ cấp trên trực tiếp của CĐCS hỗ trợ theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2012.

- Tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình theo đúng các quy định của pháp luật lao động.

Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân có được gia nhập tổ chức công đoàn hay không? Nếu có thì phải làm thủ tục gì? Công đoàn sẽ bảo vệ đoàn viên như thế nào? (Hà Thị Phương Anh, PhuongAnh2013@gmail.com, Cty TNHH Thương mại và đầu tư Minh Giang)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng: Người lao động làm việc ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam có đơn tự nguyện gửi công đoàn cơ sở sẽ được xem xét kết nạp vào Công đoàn Việt Nam.

Hiện nay những CNLĐ tại các KCN-CX rất thiếu thông tin về pháp luật. Khi cần tìm hiểu thì có thể gặp ai? (Nguyễn Văn Hùng, , Cty Vietsheng, Vĩnh Phúc)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hoàng Ngọc Thanh: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho CNVCLĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn. Thời gian qua, Tổng Liên đoàn tích cực chỉ đạo các cấp Công đoàn tăng cường đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác này, trong đó tập trung ưu tiến tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho CNLĐ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, CNLĐ trong các KCN, KCX.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc 1 bộ phận CNLĐ tại các KCN, KCX thiếu thông tin về pháp luật vẫn còn là một thực tế. Công đoàn đã và sẽ tiếp tục nỗ lực, ưu tiên cho bộ phận công nhân này.

Cùng với đó, khi có nhu cầu tìm hiểu thông tin, CNLĐ tại các KCN, KCX có thể tìm đến những nơi sau:

- Cán bộ CĐCS trong các doanh nghiệp CNLĐ đang làm việc (với những DN đã thành lập CĐ);

- Cán bộ CĐ của các KCN, KCX, Khu kinh tế

- Các chi nhánh, văn phòng tư vấn pháp luật của CĐ đặt trong hoặc gần KCN, KCX

- Các tổ tư vấn pháp luật lưu động, tổ công nhân tự quản (một số địa phương đã thành lập các mô hình này)

– Các Trung tâm tư vấn pháp luật LĐLĐ tỉnh, thành phố

- Cán bộ công đoàn các cấp

– Ban Công đoàn – Bạn đọc Báo Lao Động, Báo Người Lao động, các Ban của Tổng Liên đoàn, các báo chí Công đoàn,…

Tại các KCN – KCX trên cả nước có rất ít cây rút tiề.n ( ATM ), do đó mỗi khi đến kỳ lương, thưởng, dịp cuối năm NLĐ gặp rất nhiều khó khăn ( hoặc không rút được tiề.n). Ai là người có trách nhiệm tiếp nhận thông tin của NLĐ để phản ánh với cơ quan chức năng giải quyết việc này giúp NLĐ? (Lê Duy Tùng, tungmuto@yahoo.com, Cty MUTO, KCN Quang Minh, Hà Nội)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính:Đây là vấn đề rất cụ thể liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của CNLĐ, công đoàn là tổ chức có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ CNLĐ, vì vậy khi gặp trường hợp này người lao động trước hết phản ánh với tổ chức công đoàn của cơ sở, công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất để can thiệp với cơ quan chức năng.

- Trường hợp doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, người lao động phản ánh với công đoàn cấp trên cơ sở hoặc người sử dụng lao động nơi đã trả lương, thưởng để can thiệp. Ngoài ra, có thể phản ảnh với LĐLĐ cấp quận, huyện hoặc LĐLĐ cấp tỉnh để được hỗ trợ can thiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động.

Hiện nay, tôi thấy nhiều Liên đoàn Lao động cấp huyện chỉ có 3 cán bộ (Chủ tịch, Phó Chủ tịch và một chuyên viên lo mọi việc). Số lượng cán bộ như vậy chắc chắn là hơi ít. Tổng LĐLĐVN có kế hoạch rà soát lại đội ngũ và bổ sung nhân sự cho những nơi có ít cán bộ như vậy không? (Bùi Tiến Lợi, tienloibui@gmail.com, Tổ trưởng CĐ phân xưởng KCS – Cty CP Prieme Đại Việt, Vĩnh Phúc)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng: Hiện nay việc bố trí cán bộ công đoàn ở huyện do tỉnh ủy, thành ủy xác định số lượng biên chế. Hiện phần lớn các huyện mới có 3 cán bộ. Số lượng đó chưa phù hợp với điều kiện tổ chức phong trào cũng như các hoạt động của công đoàn. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh cần đề xuất cụ thể điều kiện để bố trí cán bộ mỗi huyện phù hợp với điều kiện của địa phương để có đội ngũ cán bộ đảm bảo nhu cầu hoạt động của công đoàn cấp huyện.

Hiện nay mức lương tối thiểu không đáp ứng được cuộc sống tối thiểu đối với CNLĐ. Là người đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ, Tổng LĐLĐVN đã tham gia với Chính phủ như thế nào về chính sách tiề.n lương? (Hoàng Anh Linh, hoanganhlinhky@yahoo.com, Cty KYOEI VN, KCN Sóc Sơn HN)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính:Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay được hơn 20 năm và đạt được những thành tựu to lớn, trong đó không thể không nói đến thành công của các chính sách vĩ mô của Nhà nước, đặc biệt là chính sách tiề.n lương.

Chính sách tiề.n lương của Việt Nam bao hàm:

- Hệ thống chính sách tiề.n lương áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp;

- Hệ thống chính sách tiề.n lương áp dụng cho khu vực hành chính, sự nghiệp.

Trong đó, chính sách tiề.n lương đối với khu vực doanh nghiệp bao gồm: Chính sách tiề.n lương tối thiểu, chính sách về thang lương, bảng lương, và cơ chế quản lý tiề.n lương và thu nhập.

Là người đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ, thời gian qua TLĐ đã tham gia với Chính phủ trong việc hoạch định, xây dựng, điều chỉnh chính sách tiề.n lương. Cụ thể:

- Cử cán bộ lãnh đạo và chuyên gia tham gia Ban chỉ đạo cải cách tiề.n lương, tham gia Ban soạn thảo Đề án cải cách tiề.n lương, tham gia tổ chuyên viên giúp việc xây dựng Đề án tiề.n lương.

- Sau khi BLLĐ năm 2012 có hiệu lực, TLĐ đã cử các đồng chí lãnh đạo có trách nhiệm tham gia vào Hội đồng tiề.n lương quốc gia. Hiện nay, Hội đồng tiề.n lương quốc gia đang xây dựng phương án tiề.n lương tối thiểu năm 2014, cũng như xây dựng lộ trình tiề.n lương tối thiểu để tiề.n lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ theo quy định tại Điều 91 BLLĐ.

Với trách nhiệm là thành viên Hội đồng tiề.n lương quốc gia TLĐ đang xây dựng phương án tiề.n lương tối thiểu năm 2014 để đề xuất với Hội đồng. Đồng thời cũng kiến nghị với Chính phủ thực hiện lộ trình tiề.n lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ theo quy định tại Điều 91 BLLĐ như Kết luận số 23 của BCH Trung ương là đến năm 2015 tiề.n lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ (Hiện nay Bộ LĐ-TB-XH đang đề xuất kéo dài tới năm 2017).

- TLĐ cũng đang đề nghị Chính phủ sớm hướng dẫn Điều 90 của BLLĐ về tiề.n lương nhằm đảm bảo tiề.n lương thực tế của NLĐ làm cơ sở đóng BHXH.

- Ngay từ khi xây dựng Đề án cải cách chính sách Tiề.n lương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề nghị nâng mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở), mức lương tối thiểu vùng lên cao hơn mức đề ra trong Đề án.

- Về tiề.n lương trong DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, TLĐLĐVN cũng đề nghị nâng mức lương tối thiểu cho người lao động, vì người lao động làm việc trong các DN FDI thường có cường độ lao động cao, định mức lao động cao, làm thêm giờ nhiều nhưng không được trả lương thỏa đáng, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chỉ được thực hiện ở một số ít doanh nghiệp, lại dễ dàng bị sa thải, chưa kể nếu là lao động ngoại tỉnh lại càng khó khăn hơn. Vì vậy phải điều chỉnh mức lương tối thiểu theo chỉ số giá tăng và không thể khuyến khích đầu tư bằng bất cứ giá nào. Vì việc khuyến khích đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ cải cách hành chính, xây dựng hạ tầng cơ sở, đất đai đến miễn giảm thuế, không chỉ có mức lương tối thiểu.

Đồng thời do mặt bằng tiề.n công trên thị trường, chỉ số giá tiêu dùng và tỷ giá trao đổi giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ đều tăng làm cho tiề.n lương thực tế của người lao động giảm sút nên đã xảy ra nhiều cuộc đình công đòi tăng lương tối thiểu. Vì vậy, ngày 06/01/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 03/2006/NĐ-CP tăng mức lương tối thiểu đối với lao động VN làm việc cho DN có vốn đầu tư nước ngoài với 3 mức 870.000 – 790.000 – 710.000 đồng/tháng và thi hành từ 01/02/2006. Qua các lần điều chỉnh mức lương tối thiểu từng năm, năm 2012 mức lương tối thiểu này được điều chỉnh tăng và áp dụng theo 4 vùng với các mức là 2.350.000 – 2.100.000 – 1.800.000 – 1.650.000 đồng.

– Trong quá trình tham gia xây dựng đề án lương tối thiểu, Tổng Liên đoàn đề nghị phải có lộ trình thống nhất mức lương tối thiểu đối với DNNN, DN ngoài nhà nước và DN FDI, để tạo bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế. Từ tháng 10/2011 đến nay tiề.n lương tối thiểu vùng được áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp.

- Về quan hệ tiề.n lương, Tổng LĐLĐVN cũng đề nghị hệ số trung bình cho đối tượng tốt nghiệp đại học là 2,6 đến 3,0 từ dự thảo Đề án cải cách tiề.n lương, vì hệ số 2,34 chưa thể hiện được mức độ phức tạp công việc đối với người hưởng mức lương trung bình. Hệ số này thấp và làm chèn ép rất nhiều ngạch từ lương trung bình đến lương tối thiểu, trong khi đó rất ít ngạch trên mức lương trung bình mà khoảng cách hệ số lại nhiều. Như vậy chưa thể hiện mối quan tâm đến người có mức lương thấp.

- Ngay từ khi tham gia ý kiến vào Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiề.n lương, TLĐLĐVN đã đề nghị mức tiề.n lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề phải cao hơn 10% so với mức lương tối thiểu trong DN FDI và DN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, nhưng đề nghị này không được chấp thuận.

Theo đuổi vấn đề này cho tới năm 2007, Tổng Liên đoàn đã có đề nghị: Việc quy định số bậc lương phải phù hợp với mức độ phức tạp về kỹ thuật của nghề, vì vậy không thể chia nhỏ kéo dài số bậc theo ý muốn người sử dụng lao động; khoảng cách giữa các bậc lương liền kề ít nhất là 5% ; mức lương của nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 10% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường.

Tiếp thu ý kiến của Tổng Liên đoàn và các Bộ, ngành liên quan, Chính phủ đã ban hành sửa đổi Nghị định số 03/2006/NĐ-CP và Nghị định số 168/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007. Theo đó, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam là mức tiề.n lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng; khoảng cách giữa các bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%; mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường.

Vừa qua, TLĐ đã chỉ đạo Viện CNCĐ tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát về tiề.n lương, mức sống tối thiểu của NLĐ, từ đó kiến nghị với TLĐ tham gia với các cơ quan hữu quan điều chỉnh tiề.n lương tối thiểu cho phù hợp với chỉ số CPI và mức độ trượt giá sinh hoạt của NLĐ.

TLĐ đã cử 5 thành viên tham gia vào Hội đồng tiề.n lương quốc gia nhằm tham gia tích cực, có hiệu quả vào quá trình xây dựng tiề.n lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp.

Khi chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động, DN phải làm gì và có quyền hạ mức lương của NLĐ không? (Nguyễn Văn Tuân, tuanglory_vng@yahoo.com, Cty may Ever Glory Hải Dương)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính:Điều 31 Bộ luật Lao động năm 2012 qui định vấn đề chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ta.i nạ.n lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiề.n lương của công việc mới thấp hơn tiề.n lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiề.n lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiề.n lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiề.n lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Khi thôi việc, người lao động được hưởng những khoản trợ cấp gì? Trong thời gian người lao động nghỉ không hưởng lương, Doanh nghiệp có trách nhiệm phải đóng BHXH cho họ không? (Dương Thị Thúy Hằng, hangthuyss@gmail.com, Cty Samsung Electronic VN)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính:

a) Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1,2,3,5,6,7,9 và 10 Điều 36 của Bộ luật Lao động động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiề.n lương. Tiề.n lương để tính trợ cấp thôi việc là tiề.n lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Các khoản 1,2,3,5,6,7,9,10 Điều 36 BLLĐ là các trường hợp: (1) HĐLĐ hết hạn, (2) khi NLĐ đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ, (3) Khi hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ, hoặc (5) Người lao động bị kết án tù giam, t.ử hìn.h hoặc cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ, (6) khi Người lao động chế.t, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chế.t, (7) Người sử dụng lao động là cá nhân chế.t, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chế.t; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động, (9) Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng Luật theo quy định tại Điều 37 BLLĐ và (10) Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 38 của BLLĐ; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Trường hợp người lao động có tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội; chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp thì ngoài tiề.n trợ cấp thôi việc do đơn vị sử dụng trả nêu trên sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ quỹ Bảo hiểm xã hội.

b) Đối với câu hỏi trong thời gian người lao động nghỉ không hưởng lương, doanh nghiệp có trách nhiệm phải đóng BHXH cho họ không?

Về cơ sở pháp lý thì chưa có quy định cụ thể đối với vấn đề này. Tuy nhiên về nguyên tắc, người lao động đi làm, có hưởng lương thì mới phải đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng BHXH của tháng đó (nhưng phải đóng BHYT). Thời gian này không được tính là thời gian đóng BHXH. (Căn cứ theo Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ và Quyết định 902/Q-BHXH ngày 26/6/2007 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc).

Do vậy, trong thời gian người lao động nghỉ không hưởng lương (theo Điều 116 Bộ luật Lao động 2012) nếu nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì Doanh nghiệp không phải đóng BHXH cho người lao động.

Hiện nay, phần lớn người lao động và công đoàn cơ sở cần có cán bộ công đoàn chuyên trách ở đơn vị, nhưng người sử dụng lao động lại không muốn. Vậy Tổng LĐLĐ Việt Nam có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này? (Mạc Đình Tú, macdinhtu@gmail.com, Cty TNHH Michigan Hải DươngTân Dân – Chí Linh – Hải Dương)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng: Để bố trí cán bộ công đoàn cơ sở thì phải đảm bảo số lượng về đoàn viên theo quy định, cũng như nguồn kinh phí chi cho tiề.n lương và các hoạt động ở cơ sở. Chính vì thế, doanh nghiệp có ít lao động không đủ điều kiện bố trí cán bộ chuyên trách. Trên thực tế, có nơi đủ điều kiện bố trí chuyên trách nhưng cũng không có người tự nguyện làm cán bộ chuyên trách.

Vấn đề này TLĐLĐVN đã ban hành quy định về tiề.n lương đối với cán bộ chuyên trách ở doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Theo đó, chủ tịch được hưởng tiề.n lương hệ số 3, phó chủ tịch được hưởng hệ số 2,5, cán bộ chuyên trách hệ số 2 so với bình quân chung của những người lao động trong doanh nghiệp nhưng cũng chưa phải là điều kiện hấp dẫn để thu hút cán bộ làm chuyên trách công đoàn.

Cán bộ công đoàn cơ sở không chuyên trách có được hưởng các chế độ khen thưởng, ghi danh như cán bộ chuyên trách không? Nếu không, tổ chức công đoàn có ý định điều chỉnh để thể hiện sự quan tâm tới họ không? (Trần Thanh Hương, huongthanh_tr@yahoo.com, Chủ tịch CĐCS KCN Khai Quang, Vĩnh Phúc)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng: Cán bộ công đoàn cơ sở không chuyên trách có được hưởng các chế độ khen thưởng của công đoàn, kể cả kỷ niệm chương.

Sau giờ làm việc, CNLĐ chúng cháu rất muốn được xem ca nhạc nhưng vé bán quá đắt, kể các chương trình biểu diễn lưu động về xóm vé cũng bằng cả mấy ngày lương. Các chú có thể tổ chức những buổi biểu diễn có các ca sĩ nổi tiếng cho chúng cháu xem miễn phí được không? (Ngô Thị Hoa, , Cty Samsung Electronic VN, Bắc Ninh)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hoàng Ngọc Thanh: Đời sống văn hóa trong công nhân viên chức lao động thời gian qua tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Hầu hết các KCN vẫn chưa có các thiết chế văn hóa và nơi vui chơi giải trí.

Trong nhiều năm qua, Tổng Liên đoàn đã chỉ đạo các cấp Công đoàn triển khai nhiều mô hình, ý tưởng hay đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của CNLĐ. Bên cạnh lồng ghép các hoạt động văn nghệ trong các chương trình, hoạt động của tổ chức CĐ, trong đó có mời các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng, các cấp Công đoàn đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động văn nghệ quần chúng, các hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của CNLĐ.

Đặc biệt, thời gian gần đây, Tổng Liên đoàn và các LĐLĐ tỉnh, TP chỉ đạo các Cung văn hoá, Nhà văn hoá LĐ của Công đoàn thường xuyên tổ chức các buổi lưu diễn miễn phí tại các KCN, KCX với chất lượng và tính chuyên nghiệp cao, nhiều chương trình có sự tham gia của các ca sĩ có tên tuổ.i, được CNLĐ hưởng ứng và đán.h giá cao.

Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu xem ca nhạc, các chương trình biểu diễn thường xuyên cho công nhân lao động ở các KCN có các ca sĩ nổi tiếng,… là việc làm khó khăn do chi phí cho cát-xê của ca sĩ quá cao, điều kiện tổ chức,… Do vậy, tổ chức công đoàn sẽ thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cung văn hóa, nhà văn hóa lao động tổ chức các tốp ca khúc, các CLB sở thích,… với sự góp mặt của một số ca sĩ nổi tiếng, nhất là vào các dịp đặc biệt như Tháng Công nhân, ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn,… để đáp ứng một phần nào đó nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công nhân lao động.

Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong và ngoài nước - Hình 5

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng

Tôi được biết, thời gian nghỉ thai sản của LĐ nữ được nghỉ là 6 tháng, tuy nhiên đối với những trường hợp đặc biệt – trước đây họ đã được nghỉ 6 tháng – vậy khi mang thai đứa con thứ 2, họ có được tăng thêm thời gian nghỉ quá 6 tháng hay không? Xin tổ chức CĐ tư vấn giúp! (Nguyễn Thị Ngọc Yến, yenngoc_thi@yahoo.com.vn, Công nhân KCN Quang Minh, Mê Linh Hà Nội))

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng: Quy định của pháp luật về mặt chính sách có hiệu lực trong từng giai đoạn. Chính vì vậy quy định trước đây đối với một số đối tượng được nghỉ 6 tháng phù hợp trong một giai đoạn vừa qua. Hiện nay, theo quy định khoản 1 điều 157 Bộ Luật Lao động năm 2012 và hướng dẫn tại công văn số 1477/CV-BHXH ngày 23.4.2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Lao động nữ nếu sinh từ ngày 2.1.2013 được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng.

Vì vậy, trường hợp trước đây đã nghỉ 6 tháng cũng không được tăng thêm thời gian nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật để đảm bảo tính bình đẳng giữa tất cả các bà mẹ và tr.ẻ e.m, không phân biệt ngành nghề, địa bàn.

Chỉ với trường hợp mẹ sinh đôi trở lên thì mỗi con sinh thêm người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày (theo Điểm d khoản 1 điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2006).

Tình trạng phổ biến hiện nay tại nhiều KCN, KCX là thiếu khu sinh hoạt cộng đồng, nơi vui chơi, giải trí, siêu thị, nhà trẻ giúp người lao động có chỗ gửi gắm con em… Tổng LĐLĐVN quan tâm đến vấn đề này như thế nào và đã tham gia với Đảng, Nhà nước xây dựng cơ chế chính sách giải quyết những bất cập này như thế nào, kết quả ra sao? (Trần Thị Mến, , Cty ASAHI LUTAS, Hà Nội)

Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong và ngoài nước - Hình 6

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Hòa Bình

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Hòa Bình: Bên cạnh tình hình đầu tư và thu hút đầu tư dẫn đến sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất, giải quyết công ăn việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu, còn có một số hệ lụy, trong đó có vấn đề đời sống công nhân còn có những khó khăn chưa giải quyết.

Từ tình hình đó, TLĐLĐVN đặt ra mục tiêu chăm lo, cải thiện đời sống công nhân KCN, Khu chế xuất, với nhiều hoạt động điều tra, khảo sát trong khu CN, KCX, thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu đời sống CN như về nhà trẻ mẫu giáo, đời sống văn hóa tinh thần, bữa ăn ca… Những nỗ lực này đã đưa đến kết quả

TLĐLĐVN đã đề xuất Ban bí thư, và được Ban bí thư kết luận lấy tháng 5 hàng năm làm Tháng công nhân, đây là một quyết định quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với người lao động. Thông qua đó, nhiều hoạt động được đẩy mạnh như tuyên truyền giáo dục công nhân, xây dựng các tụ điểm văn hóa, trung tâm VH, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ TDTT, chăm lo đối tượng nghèo, chính sách.

Ngoài ra, ở nhiều địa phương, CĐ đã chủ động đề xuất và triển khai xây dựng các dự án về nhà ở cho công nhân KCN, CX, như ở TPHCM, Thái Bình, Vĩnh Phúc… Tham gia vào ban chỉ đạo xây nhà ở cho CN, nhà ở xã hội, đưa ra nhiều kiến nghị thiết thực.

Tổ chức Tết cho CN thông qua việc mua vé tàu xe cho CN về quê ăn tết. Những CN không có điều kiện, thì CĐ lo Tết cho CN bằng những hoạt động giải trí, tinh thần tại chỗ cho CN, như ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội…

Cử các đoàn nghệ thuật xuống phục vụ cho CN, hát cho CN nghe, đưa các đội văn nghệ xung kích đến các đảo xa (Bình Định)… Đặc biệt, TPHCM còn có Giải Hoa mai vàng động viên các ca sĩ, nghệ sĩ có nhiều cống hiến, đóng góp phục vụ CN.

Bên cạnh tinh thần, về vật chất CĐ cũng đã tổ chức các hình thức như “chợ” CN, mang hàng hóa thiết yếu đến tận KCN để bán đúng giá cho CN, quyên góp sách báo ủng hộ CN. Đoàn Thanh niên TLĐLĐVN trong nhiều năm đã tổ chức giao lưu, văn nghệ, tặng quà cho các đối tượng CN tại nhiều KCN ở nhiều địa phương.

Bên cạnh đó, TLĐLĐ còn chỉ đạo các LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành TW, CĐ Tổng công ty trực thuộc TLĐ thường xuyên nắm bắt và phản ảnh tình hình thực tế của các KCN – KCX với chính quyền, chuyên môn đồng cấp, đề xuất giải pháp, tham gia tổ chức thực hiện hỗ trợ giúp đỡ NLĐ; tham gia với UBND các địa phương và vận động các doanh nghiệp quan tâm xây dựng nhà ở cho CNLĐ thuê và xây dựng các cơ sở phúc lợi, khu sinh hoạt văn hoá, thể thao, nhà trẻ, lớp mẫu giáo … phục vụ CN.

Tham gia với Chính phủ giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, bức xúc của CNLĐ khi thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về “Một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu đô thị” và Quyết định số: 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ” Ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động các khu công nghiệp thuê”.

Kết quả là nhiều vấn đề Tổng Liên đoàn đề cập đã được tiếp thu trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách về nhà ở, thị trường bất động sản theo hướng phải có quy hoạch đồng bộ đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất; phải dành quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu của người lao động có thu nhập thấp; Một số địa phương đã ban hành các quy định về việc không tăng giá tiề.n điện, nước, … đảm bảo điều kiện sống cho công nhân lao động thuê nhà của các hộ gia đình. Các cuộc làm việc của Ban Chỉ đạo TW về nhà ở và thị trường bất động sản với một số tỉnh có đông công nhân lao động và cần có hướng giải quyết vấn đề nhà ở xó hội, nhà ở cho cụng nhõn khu cụng nghiệp, khu chế xuất đều có sự tham gia của Tổng Liên đoàn và Liên đoàn Lao động địa phương, qua đó đã nêu được những đề xuất, kiến nghị để góp phần cải thiện đời sống cho người lao động.

Doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ mang thai hay không khi lao động nữ không vi phạm kỷ luật lao động? (Nguyễn Thị Hảo, , Cty TNHH Canon VN)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng: Theo quy định tải khoản 3, điều 155 Bộ Luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổ.i, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân bị chế.t, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chế.t hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. Vì vậy, nếu lao động nữ mang thai không vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Luật Phòng chống tác hại thuố.c l.á đã có hiệu lực nhưng ở nhiều cơ quan hiện nay vẫn còn phổ biến hiện tượng lãnh đạo hút thuố.c. Vậy, Công đoàn có biện pháp nào để giải quyết tình trạng này không? Xin cảm ơn. (Lưu Hà, Haluu44@gmail.com, Hà Nội)

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hoàng Ngọc Thanh: Công đoàn nhiều năm qua được Ủy ban Quốc gia Phòng chống tác hại thuố.c l.á đán.h giá là một cơ quan đi đầu trong việc tuyên truyền phòng chống tác hại thuố.c l.á. Nhiều cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, nhất là đơn vị hành chính sự nghiệp, tỷ lệ người hút thuố.c l.á đã giảm. Tuy nhiên, ở nhiều cơ quan, vẫn còn hiện tượng lãnh đạo hút thuố.c l.á.

Để khắc phục hiện tượng này, tổ chức công đoàn vẫn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền trực quan thông qua panô, áp phích, đĩa CD,… nói về tác hại của thuố.c l.á. Đồng thời, trong việc xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, nhiều đơn vị đã đưa ra các chỉ tiêu về không có người hút thuố.c l.á, giảm tỷ lệ người hút thuố.c l.á và đề cao tính gương mẫu của người lãnh đạo trong việc thực hiện chỉ tiêu này; phân công người lãnh đạo hút thuố.c l.á tham gia ban chỉ đạo về phòng chống tác hại thuố.c l.á. Chính điều này mà một số nơi đã có sự chuyển biến tốt.

Hiện nay có tình trạng CĐ một số nơi khi báo cáo về tình hình CNLĐ thì có nêu rõ khó khăn về đời sống, việc làm, chế độ chính sách đối với người lao động, vấn đề nhà ở cho CNLĐ, tình trạng CNLĐ thất nghiệp, thiếu việc làm nhưng dường như việc đó chỉ dừng lại ở báo cáo mà ít thấy CĐ nơi đó “động chân, động tay” để giúp NLĐ. Tổng Liên đoàn đã có biện pháp gì để chấn chỉnh tình trạng này? … (Đinh Khánh Hưng, , Phòng GD-ĐT huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước)

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Hòa Bình: Đây là vấn đề có thể xảy ra ở một số đơn vị, tuy nhiên việc ” động chân, động tay” của công đoàn ở nơi đó còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế và sự quan tâm của chính quyền địa phương, lãnh đạo chuyên môn của các ngành, các doanh nghiệp. Tổng liên đoàn đã có một số biện pháp để chấn chỉnh tình trạng này đó là:

Ngày 16/7/2009 Đoàn Chủ tịch TLĐ đã ban hành Quyết định số 883/QĐ-TLĐ về quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, chức năng nhiệm vụ cơ quan liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật CĐ được QH thông qua tháng 6/2012, đã có quy định về trách nhiệm CĐ cấp trên trực tiếp của cơ sở đối với những doanh nghiệp chưa có tổ chức CĐ; theo đó ở tại những nơi này, khi có những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động thì CĐ trực tiếp cấp trên cơ sở là người đại diện tham gia giải quyết. Đồng thời đã đề nghị quy định rõ trong văn bản pháp luật về các chế tài xử lý vi phạm Luật CĐ, Bộ Luật Lao động một cách mạnh mẽ hơn, cụ thể hơn.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn về các kỹ năng hoạt động, nặng lực và bản lĩnh đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Tổng Liên đoàn đã có Quy chế đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn; xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn giai đoạn 2010-2020; Quy định về chương trình đào tạo lý luận và nghiệp công tác công đoàn. Tổng LĐLĐVN đã hướng dẫn các LĐLĐ địa phương và CĐ ngành Trung ương đồng thời trực tiếp chỉ đạo đưa nhiều dự án về tuyên truyền giáo dục pháp luật, hướng dẫn về sức khỏe sinh sản, chăm sóc tr.ẻ e.m xuống tận các khu công nghiệp, thông qua đó giúp người lao động có những sự hiểu biết nhiều hơn về những vấn đề có liên quan về quyền và lợi ích của NLĐ.

Khi tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật có liên qua đến người lao động,Tổng Liên đoàn luôn quan tâm việc đưa các nội dung quy định về quyền và trách nhiệm của công đoàn, nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho cán bộ công đoàn các cấp hoạt động có hiệu quả tốt hơn. Đồng thời luôn đặt lợi ích của người lao động là vấn đề quan tâm hàng đầu khi tham gia xây dựng các chế độ, chính sách cũng như quá trình giám sát tổ chức thực hiện chế độ chính sách cho người lao động.

Về quan điểm và mục tiêu chỉ đạo của TLĐLĐVN, luôn hướng về cơ sở, lấy người lao động và đoàn viên là đối tượng phục vụ, đến nay, nhiều chủ trương và giải pháp đã được thực hiện, dành và đầu tư kinh phí CĐ cho cơ sở nhiều hơn trước, việc tiếp cận cán bộ CĐ đến tận khu ký túc xá CN, nơi cư trú của người lao động để tuyên truyền, vận động và tổ chức các hoạt động. Nhờ vậy, đến nay, nhiều CĐ địa phương hình thành được các tổ tự quản của công nhân, đây là nơi để tiếp nhận nhanh nhất sự chỉ đạo của CĐ cấp trên, và cũng là nơi phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng của CN với CĐ cấp trên.

2/ Các giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng phát triển Đảng trong CNLĐ và cán bộ CĐCS ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vì hiện tại, số lượng CNLĐ và cán bộ CĐCS ở doanh nghiệp có vốn đ

Giao lưu trực tuyến: "Chia sẻ cùng người lao động"

Xuất phát từ nguyện vọng của công nhân viên lao động, cán bộ Công đoàn cả nước, được sự ủng hộ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, báo Lao động phối hợp cùng báo Điện tử Dân trí tổ chức GLTT "Chia sẻ cùng người lao động" vào 15h ngày 22/7.

Giao lưu trực tuyến: Chia sẻ cùng người lao động - Hình 1

Đây là dịp để công nhân viên chức liên đoàn, cán bộ Công đoàn bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về các vấn đề liên quan mật thiết tới đời sống, việc làm, chế độ chính sách, tuyên truyền giáo dục, hoạt động công đoàn ở cơ sở cũng như những thành tựu của Công đoàn Việt Nam khóa X, phương hướng khóa XI... và cũng là hoạt động chào mừng Đại hội XI Công Đoàn Việt Nam.

Dự kiến đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Uỷ viên TƯ Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các đồng chí lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo các ban chuyên môn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ tham dự với tư cách là khách mời, trực tiếp trả lời câu hỏi của bạn đọc.

Thời gian: Từ 15-17h ngày 22.7.2013

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024

Tin đang nóng

Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều
16:51:56 29/09/2024
Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu
20:09:15 29/09/2024
Sau concert "Anh Trai Say Hi" là đại hội xin lỗi!
18:53:19 29/09/2024
Vợ muốn diện bikin.i nhưng ngại ánh mắt dòm ngó, đại gia Dubai mạnh tay chi 50 triệu đô mua đứt đảo riêng tặng nàng
18:56:32 29/09/2024
Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?
19:44:00 29/09/2024

Tin mới nhất

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Miền Bắc mưa trên 200 mm, đề nghị 26 tỉnh thành ứng phó

11:04:20 29/09/2024
Theo dự báo, từ nay đến đêm 30.9, ở miền Bắc và Thanh Hóa mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 200 mm.

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc gâ.y số.c của Triệu Lệ Dĩnh

Sao châu á

23:26:37 29/09/2024
Trong những bức ảnh cũ đang được dân cư mạng truyền tay nhau, Triệu Lệ Dĩnh thời còn phèn có ngoại hình kém sắc, đường nét trên gương mặt chưa thực sự nổi bật.

Á hậu Việt và cuốn sổ ghi chi tiết từng bữa cafe, trà sữa khi hẹn hò với nam thần showbiz vì sợ một điều

Sao việt

23:20:55 29/09/2024
Rất nhiều cư dân mạng bất ngờ vì một nàng hậu xinh đẹp, nổi tiếng mà lại phải ghi chi tiết từng bữa ăn, món quà rất bình dân, ít tiề.n.

Tử vi ngày 30/9/2024: Dần may mắn, Mùi hào phóng không cần thiết

Trắc nghiệm

23:08:37 29/09/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 30/9/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Từ nay 'nhóm nhạc quốc dân' Da LAB không còn nguyên vẹn

Nhạc việt

22:14:27 29/09/2024
Cụ thể, Phương Kào thấy việc hoạt động nhóm không còn phù hợp, muốn phát triển bản thân trên con đường riêng trong âm nhạc.

Lý do Đinh Tiến Đạt 'nhường spotlight' cho đồng nghiệp ở show âm nhạc

Tv show

21:57:17 29/09/2024
Đinh Tiến Đạt không ngại làm mới mình qua các đêm công diễn Anh trai vượt ngàn chông gai . Anh cũng không ngại lui về sau để các đồng nghiệp tỏa sáng.

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

Thế giới

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.