Chậm giải phóng mặt bằng: Lãnh đạo Hà Nội ‘bốc hỏa’
Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm bị chậm tiến độ do gặp khó trong việc giải phóng mặt bằng khiến lãnh đạo Hà Nội “bốc hỏa”.
Tại cuộc làm việc với Hà Nội ngày 5/8, Thứ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường cho biết, hiện Bộ không thể đưa nhà thầu Nhật Bản thi công đảo giao thông phía nam cầu Nhật Tân do thiếu mặt bằng.
Cụ thể, với dự án cầu Nhật Tân, cam kết hồi tháng 4 bằng văn bản của UBND TP Hà Nội với Bộ Giao thông vận tải là bàn giao xong vào cuối tháng 4/2013. Song đến nay, tại gói thầu số 2 (nút giao Phú Thượng) vẫn còn 158 hộ chưa di dời.
Tương tự, tại dự án đường Nhật Tân – Nội Bài, cũng vào tháng 4/2013, Hà Nội có thông báo cam kết bàn giao mặt bằng vào cuối tháng 6/2013, nhưng đến nay, vẫn còn gần 350 hộ chưa di dời.
Như đã đưa tin, phải thi công đường dẫn cầu Nhật Tân cầm chừng suốt 1,5 năm do mặt bằng chậm giải phóng, nhà thầu Tokyu (Nhật Bản) đã đề nghị Bộ GTVT bồi thường 200 tỷ đồng.
Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam cho rằng, đây không phải là tiền phạt, mà yêu cầu trang trải những chi phí phát sinh khi dự án chậm trễ.
Video đang HOT
Dự án cầu Nhật Tân đang bị chậm tiến độ
Một số nguồn tin cho hay, ngày mai (6/8), phía Việt Nam sẽ chính thức bồi thường cho nhà thầu Nhật 155,5 tỉ đồng trong vụ chậm tiến độ ở dự án cầu Nhật Tân hồi đầu năm nay.
Thế nhưng, theo nguồn tin mới nhất từ bộ Giao thông vận tải, vụ việc vẫn đang trong quá trình đàm phán, chưa đi đến kết quả cuối cùng. Thêm vào đó, nguồn tin này cho biết bộ Tài chính cũng chưa chấp thuận phương án lấy tiền ngân sách ra bù, rồi ghi vào phần tăng tổng mức đầu tư của dự án này.
Trước việc vỡ tiến độ giải phóng mặt bằng này, Thứ trưởng Trường khẳng định: “Khi có mặt bằng sạch thì chúng tôi mới giao cho nhà thầu, vì nếu cho phép nhà thầu triển khai quân ra rồi họ đòi đền bù như gói thầu số 3. Nếu không có mặt bằng thì việc đảm bảo tiến độ dự án là rất khó”.
Tại cuộc họp, nhiều lãnh đạo quận, huyện đưa ra nhiều lý do khiến công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm bị chậm như người dân chống đối quyết liệt, dự án tái định cư chậm đầu tư, thiếu tiền chi trả, lúng túng khi xác định giá đất đền bù…
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh, các quận huyện cần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình, không thể để chậm hơn nữa; các địa phương lập nhanh phương án, bố trí kinh phí để đền bù cho nhân dân. Giao Sở Tài chính ra văn bản về quy trình xác định đơn giá đền bù để các quận huyện thực hiện.
Ông Thảo cũng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các khu tái định cư và cho rằng, trong bối cảnh thiếu nhà tái định cư thì việc tạm cư sẽ trở thành chủ trương, thậm chí có thể xây dựng lán trại để tạm cư cho dân. Ông giao Sở xây dựng lập một số mẫu nhà tạm cư dễ lắp đặt.
Lãnh đạo Hà Nội cũng yêu cầu các ban quản lý dự án của Bộ GTVT cần nghiêm túc phối hợp với các quận huyện trong công tác giải phóng mặt bằng, nhanh chóng bàn giao chỉ giới để quận huyện lập phương án đền bù.
Cũng tại cuộc họp này, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã chốt thời điểm thông xe các dự án trọng điểm trên địa bàn Hà Nội như cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên thông xe chính thức tháng 11 năm nay. Dịp 10/10/2014 sẽ phải hoàn thành đồng loạt 3 công trình lớn là cầu Nhật Tân, nhà ga T2, đường nối cầu Nhật Tân, tháng 3/2015 sẽ đưa vào chạy thử tuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông và chậm nhất tháng 6/2015 tuyến tàu điện này sẽ đưa vào khai thác thương mại. Trong khi đó, Chủ tịch Hà Nội gay gắt phê bình các chủ đầu tư như Ban quản lý dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, chưa bàn giao mốc giới ở Thanh Xuân, Đống Đa mà đã báo cáo Thủ tướng là Hà Nội chậm giải phóng mặt bằng.
Theo VTC
Tiếng máy rộn rã trên công trường
Trong khi các dự án khu đô thị, bất động sản tiếp tục "nằm nghỉ", nhiều công trình trọng điểm hạ tầng giao thông, thủy điện vẫn hối hả làm việc xuyên Tết để bắt nhịp không khí rầm rộ những ngày đầu Xuân năm mới.
Cầu Nhật Tân sẽ thông xe vào cuối năm 2014
Giống như năm ngoái, khi cả thành phố nghỉ ngơi, Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 cũng được chọn là thời điểm khởi công 2 cây cầu vượt nhẹ tại nút Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh và nút Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt. Đây là 2 nút giao thông trọng điểm, có lưu lượng xe cộ qua lại lớn, thường xuyên ùn tắc giờ cao điểm. Cầu vượt tại nút Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã có tổng mức đầu tư 360 tỷ đồng, xây dựng từ phố Nguyễn Chí Thanh vượt ngã tư đến phố Liễu Giai. Cầu có chiều dài 278m, rộng 16m cho 4 làn xe 2 chiều, kết cấu nhịp dầm hộp thép liên hợp. Trong khi đó, cầu vượt nút Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt có tổng mức đầu tư 181 tỷ đồng, xây dựng từ phố Trần Khát Chân vượt ngã tư sang phố Đại Cồ Việt. Cầu có chiều dài 352m, rộng 11m với 4 làn xe.
Khởi công từ sáng 27 Tết, cả 2 cây cầu đã thi công liên tục để đảm bảo ra Tết, việc thi công chỉ còn gói gọn trong hàng rào, ảnh hưởng ít nhất tới việc đi lại của người dân. Vì thời điểm khởi công đúng Tết Nguyên đán nên đội ngũ giám sát, tư vấn thiết kế, kỹ sư, công nhân đều phải "trực chiến" ở công trường. Có đôi chút hụt hẫng, anh Trần Minh Đức, người Ninh Bình, công nhân xây lắp Công ty Xây dựng và Phát triển Công nghệ Thăng Long (Tổng Công ty xây dựng Thăng Long) tâm sự: "Đây là lần đầu tiên tôi ăn Tết xa nhà. Bố mẹ ở quê cũng mong tôi về đoàn tụ trong dịp Tết. Tôi cũng thương bố mẹ vì dù gì cũng đi cả năm rồi, dịp Tết rất muốn về. Dù vậy, bố mẹ cũng thông cảm vì đây là công việc chung. Tôi sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ". Chia sẻ nỗi nhớ nhà với công nhân, các nhà thầu có nhiều hình thức động viên và có chính sách hỗ trợ, tổ chức ăn Tết tại công trường để anh em yên tâm làm việc.
Tranh thủ những ngày khô ráo, Tết này, các kỹ sư và công nhân của cả Nhật Bản và Việt Nam vẫn thi công 3 ca liên tục để đảm bảo tiến độ chung với dự án cầu Nhật Tân. Thời gian của dự án không còn nhiều. Theo kế hoạch, cuối năm 2014, công trình đã đưa vào khai thác trong khi hiện nay, chưa có gói thầu nào được coi là cơ bản hoàn thành. Vì thế, tập trung thi công xuyên Tết gần như là yêu cầu bắt buộc để đẩy tiến độ chung lên cao nhất.
Đại diện nhà thầu Tokyu, ông Hiroshi Asakami cho biết: "Năm 2013 là năm đặc biệt quan trọng để đẩy nhanh tiến độ dự án. Thế nên, dẫu có ăn Tết ngay trên công trường, chúng tôi vẫn rất vui...". Đây đã là cái Tết thứ hai ông cùng hơn 50 kỹ sư, chuyên gia người Nhật ăn tết tại Việt Nam, trên công trường cầu Nhật Tân. Ban quản lý dự án 85 (Bộ GTVT) cũng xác định, năm 2013 là "cực kỳ quan trọng" đối với dự án cầu Nhật Tân, kịp hoàn thành các hạng mục lớn, đưa công trình về đích đúng yêu cầu (dự kiến tháng 10-2014).
Dự án cầu Nhật Tân có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng. Hiện nay, gói thầu xây dựng cầu chính và cầu dẫn phía Bắc đã hoàn thành gần 59% tổng khối lượng công việc. Dự án có tổng chiều dài gần 9km, đi qua địa bàn huyện Đông Anh và quận Tây Hồ, trong đó, cầu chính là khoảng 3,7 km. Được mệnh danh là cây cầu dây văng hiện đại nhất Việt Nam, song, dự án vẫn bị chậm tiến độ do các vướng mắc trong công tác GPMB.
Không chỉ ở Hà Nội, cũng trong những ngày Tết, khi khắp nơi đều là không khí lễ hội, tiếng máy, tiếng cười vẫn rộn rã tại nhiều công trình trọng điểm trên cả nước. Hàng nghìn kỹ sư, công nhân vẫn vào ca từ 5h sáng. Theo Ban Điều hành dự án Thủy điện Lai Châu (Tổng Công ty Sông Đà) - đơn vị tổng thầu, dịp Tết Quý Tỵ, trên công trường, luôn có khoảng 500 cán bộ, công nhân của các đơn vị ở lại làm việc. Nhiều anh em cùng chung tâm sự: "Dân thủy điện đón Tết xa nhà là lẽ thường tình. Cũng nhớ nhà, nhớ vợ con chứ, thèm Tết quê lắm, nhưng công việc vẫn là công việc, phải bám trụ công trường để giữ nhịp tiến độ. Nhiều năm lăn lộn có lẽ cũng đã thành quen...".
Theo ANTD
Bộ Giao thông thúc Hà Nội giải phóng mặt bằng Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, hiện Bộ không thể đưa nhà thầu Nhật Bản thi công đảo giao thông phía nam cầu Nhật Tân do thiếu mặt bằng. Tại cuộc làm việc với Hà Nội ngày 5/8, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, dự án cầu Nhật Tân và đường dẫn lên sân bay Nội Bài còn khối...