Chấm dứt việc bỏ quên trẻ trên ô tô, sắp có quy chuẩn xe chở học sinh
Xe chở học sinh phải được trang bị hệ thống cảnh báo tự động bằng còi báo động, âm thanh khẩn cấp hoặc liên lạc khẩn cấp trực tiếp đến lái xe…
Chiều 30/5, trao đổi với VietNamNet, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, đơn vị này đang được Bộ GTVT giao chủ trì soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô (QCVN 09:2024/BGTVT), trong đó có xe chở học sinh.
Hiện nay dự thảo đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến 1-2 tháng tới sẽ ban hành và có hiệu lực vào đầu năm 2025.
Theo đó, dự thảo quy định xe chở học sinh phải thống nhất một màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe. Mặt sau xe phải có thiết bị cảnh báo hoặc biển cảnh báo các phương tiện khác không được vượt khi xe đang đỗ ở bến để đón, trả học sinh.
Dự thảo cũng quy định rõ, không sử dụng xe buýt 2 tầng và xe buýt nối toa (Articulated Bus) làm xe chở học sinh. Bên trong và bên ngoài xe không được có các lỗ, các góc cạnh sắc nhọn, các khuyết tật có thể gây thương tích.
Xe đưa đón học sinh ở nước ngoài. Ảnh: icbus
Đối với xe chở học sinh mẫu giáo, tiểu học, phải có thêm tối thiểu 1 chỗ ngồi cho người quản lý học sinh; xe chở từ 29 học sinh mẫu giáo, tiểu học trở lên phải có thêm 2 chỗ ngồi cho người quản lý.
Xe chở học sinh mẫu giáo không vượt quá 45 ghế; xe chở học sinh tiểu học, trung học cơ sở với số lượng không quá 56 người.
Đối với ghế ngồi trên xe chở học sinh, dự thảo quy định không được bố trí thuộc hàng ghế đầu tiên cùng với hàng ghế người lái xe; xe được trang bị dây đai an toàn loại hai điểm và được bố trí từ hàng thứ hai trở đi.
Xe chở học sinh có bậc lên xuống phải được lắp tay vịn ở cửa hành khách và không được có phần nhô ra hoặc gờ trên tay vịn có thể gây thương tích cho học sinh.
“Xe chở học sinh phải được trang bị thiết bị quan sát toàn bộ khu vực hành khách thông qua gương chiếu hậu và hệ thống camera bên trong để giám sát hành vi của lái xe, người quản lý học sinh và học sinh trên xe; camera bên ngoài để giám sát tình trạng giao thông phía ngoài cửa lên xuống.
Video đang HOT
Xe phải có đèn cảnh báo nguy hiểm tự động được bật khi cửa lên xuống mở để đón, trả học sinh. Camera phải có hệ thống ghi nhớ và xử lý thông tin.
Ngoài ra, xe chở học sinh phải được trang bị hệ thống cảnh báo tự động bằng còi báo động, âm thanh khẩn cấp hoặc liên lạc khẩn cấp trực tiếp đến lái xe, người quản lý học sinh trong trường hợp học sinh bị bỏ quên trên xe thời gian không lâu quá 15 phút”, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam thông tin.
Vì sao chọn màu sơn vàng cho xe chở học sinh?
Về việc xe chở học sinh phải thống nhất một màu vàng đậm phủ bên ngoài, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam lý giải: Xe chở học sinh thực chất là xe chuyên dụng chở người. Việc thống nhất màu sơn là để dễ nhận dạng và phân biệt loại phương tiện này với các loại khác.
“Rất nhiều nghiên cứu và lịch sử phát triển của xe chở học sinh tại các nước trên thế giới cho thấy màu sơn vàng là loại màu sắc dễ nhận biết trong các điều kiện thời tiết như sương mù, mưa, ban ngày hay ban tối.
Xe được sơn vàng cũng ngăn ngừa tai nạn vì lái xe có xu hướng cẩn thận khi thấy màu vàng”, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam thông tin.
Ngoài ra, đối với xe chở học sinh nhập khẩu từ nước ngoài sẽ không phải sơn lại vì nguyên bản là màu vàng. Đối với các sản phẩm sản xuất lắp ráp trong nước, màu vàng là màu cơ bản của hệ màu nên sơn màu này có chi phí thấp.
“Màu vàng là màu đặc trưng của xe chở học sinh thì không lẫn với các loại phương tiện đặc thù khác như: Màu đỏ của cứu hỏa; màu trắng của cứu thương; màu xanh của quân đội; màu trắng, xanh của công an. Bên cạnh đó, các loại xe buýt hiện tại cũng gần như không sử dụng màu vàng để làm màu đặc trưng”, đại diện Cục Đăng kiểm cho biết.
Về quy định xe chở học sinh phải được trang bị hệ thống cảnh báo tự động bằng còi báo động, âm thanh khẩn cấp hoặc liên lạc khẩn cấp trực tiếp đến lái xe, người quản lý học sinh trong trường hợp học sinh bị bỏ quên, đại diện Cục Đăng kiểm cho biết việc này rất dễ thực hiện.
Bởi vì, đây là thiết bị ứng dụng của camera AI, trên thị trường hiện có rất nhiều loại với chi phí không quá đắt. Doanh nghiệp chỉ cần lắp đặt, khi thiết bị phát hiện còn người trên xe thông qua hệ thống cảm ứng sẽ phát ra cảnh báo để tài xế, người quản lý biết.
Bé trai bị bỏ quên trên ô tô ở Thái Bình: Phải 'vá' lỗ hổng quản lý xe chở học sinh
Trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ trẻ em bị bỏ quên trên xe đưa đón đến trường, hậu quả có em tử vong.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định nào về việc quản lý hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng ô tô.
Ngày 29/5, lúc 6h20, tài xế N.V.L. và cô giáo P.Q.A. đón bé trai T.G.H. (SN 2019) lên xe đi cùng các bạn đến Trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 (xã Phú Xuân, TP Thái Bình).
Đến 17h cùng ngày, người thân của bé H. đến đón, không thấy trẻ nên báo cho nhà trường. Mọi người tổ chức tìm kiếm, phát hiện trẻ bị bỏ quên trên ô tô nhiều giờ. Dù được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình cấp cứu nhưng trẻ đã tử vong.
Trẻ bị bỏ quên trên xe ở Thái Bình. Ảnh: Trọng Tùng
Hiện nay, việc quản lý hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng ô tô chưa có bất cứ quy định nào, trong khi dịch vụ này khá phổ biến nhất là ở thành phố lớn.
Nhằm quản lý chặt loại hình vận tải này, tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang được Quốc hội thảo luận, đã có hẳn 1 điều với 7 khoản quy định đối với ô tô chở học sinh, trẻ mầm non.
Cụ thể điều 46 của dự thảo Luật quy định ô tô kinh doanh vận tải chở học sinh, trẻ em mầm non phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 36 của luật này (xe có đăng ký và gắn biển số, đăng kiểm và phải gắn thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh của lái xe - PV).
Xe chở học sinh có niên hạn sử dụng không quá 20 năm; có màu sơn theo quy định của Chính phủ.
Xe chở học sinh tiểu học hoặc trẻ em mầm non phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định.
Đối với ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 36 (phải gắn thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh của lái xe với xe từ 8 chỗ trở lên, chưa tính người lái- PV).
Trường hợp chở học sinh tiểu học, trẻ em mầm non, xe phải có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định.
Khi đưa đón học sinh tiểu học, trẻ em mầm non phải bố trí tối thiểu 1 người quản lý trên mỗi ô tô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và bảo đảm an toàn cho học sinh tiểu học, trẻ em mầm non trong suốt chuyến đi.
Trường hợp xe trên 30 chỗ và chở trên 29 học sinh tiểu học và trẻ em mầm non, phải bố trí tối thiểu 2 người quản lý trên mỗi xe. Không được để học sinh tiểu học, trẻ em mầm non trên xe khi người lái xe và người quản lý đã rời xe.
Lái xe ô tô đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm lái xe vận tải hành khách.
Cơ sở giáo dục, đào tạo phải xây dựng, tập huấn cho cho lái xe và người quản lý học sinh, trẻ em mầm non nắm vững và thực hiện đúng quy trình bảo đảm an toàn khi đưa đón học sinh, trẻ em mầm non; chịu trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi tổ chức đưa đón học sinh, trẻ em mầm non của đơn vị mình.
Xe đưa đón học sinh, trẻ em mầm non được ưu tiên trong tổ chức, phân luồng, điều tiết giao thông, bố trí nơi dừng, đỗ tại khu vực trường học và tại các điểm trên lộ trình đưa đón học sinh.
Ngoài ra, tháng 4 vừa qua, Bộ GTVT cũng lấy ý kiến góp ý về dự thảo "Tiêu chuẩn quốc gia phương tiện giao thông đường bộ - ô tô, phân loại theo mục đích sử dụng", trong đó, đề xuất tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với xe chở học sinh.
Tại dự thảo, Bộ GTVT nêu rõ: Ô tô chở học sinh là xe chở người chuyên dùng được thiết kế chỉ để đưa, đón học sinh. Xe phải được sơn màu vàng đậm và phải có dòng chữ "ô tô chở học sinh" mặt trước và mặt sau xe.
Ngoài ghế của học sinh và ghế của người lái, trên xe phải có tối thiểu 1 chỗ ngồi dành cho người quản lý học sinh (là người trưởng thành).
Tổng số người cho phép chở kể cả người lái không vượt quá 45 người. Trường hợp xe được thiết kế chỉ dành cho học sinh tiểu học, mẫu giáo thì số người cho phép chở kể cả người lái không vượt quá 56 người.
Xe chở học sinh phải được trang bị bộ sơ cứu phù hợp để sơ cấp cứu trẻ em; thiết bị cắt dây đai ở khu vực người lái đối với các xe có trang bị dây đai an toàn cho hành khách; đèn cảnh báo nguy hiểm tự động được bật khi mở cửa lên xuống; thiết bị cảnh báo nếu cửa lên xuống hoặc cửa thoát hiểm (nếu có) chưa đóng khi xe bắt đầu di chuyển.
Còi báo động rền vang khi Tổng thống Ukraine và Chủ tịch Nghị viện châu Âu họp báo Cuộc họp báo giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Chủ tịch Nghị viện châu Âu Roberta Metsola đã bị cắt ngang bởi tiếng còi báo động không kích ở Kiev. Chủ tịch Nghị viện châu Âu, bà Roberta Metsola và Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky sau khi rời khỏi bục họp báo. Ảnh cắt từ clip của Reuters Ngày 9/5, nhân...