Chấm dứt tình trạng 1 con gà “cõng” 14 loại phí
Trước phản ánh một con gà đang phải “cõng” 14 loại phí, đẩy giá bán sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu các đơn vị liên quan có biện pháp để chấm dứt tình trạng bất hợp lý như vậy.
Tại buổi buổi làm việc gần đây giữa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM để góp ý cho dự thảo Luật Thú y, Luật An toàn vệ sinh lao động,ông Nguyễn Văn Trực, Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV cho biết: Một con gà đang phải “cõng” 14 loại phí, lệ phí. Hiện phí, lệ phí kiểm dịch trên gia cầm còn khá nhiều, đôi lúc trùng lặp làm tăng chi phí sản xuất và lưu thông, đẩy giá bán sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
Cần dẹp bỏ các loại thuế, phí kiểm dịch gia cầm phi lý (Ảnh minh họa)
Do đó, ông Trực đề nghị đối với các đơn vị sản xuất theo chuỗi khép kín (từ gà con nuôi thịt, giết mổ, chế biến) chỉ nên tính phí kiểm dịch đầu vào (gà con) và đầu ra cuối cùng (chế biến), bỏ các công đoạn trung gian.
Video đang HOT
Nhằm cải thiện tình hình trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chỉ đạo Vụ Tài chính chủ trì kiểm tra toàn bộ các loại phí, lệ phí trong ngành NN&PTNT, phát hiện các chồng chéo, bất hợp lý, đề xuất sửa đổi và báo cáo Bộ trưởng kết quả kiểm tra trước ngày 15/2/2015.
Bộ trưởng cũng giao Vụ Tài chính chủ trì phối hợp với Cục Thú y và cơ quan liên quan của Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi các Thông tư liên quan quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y, hoàn thành dự thảo trước 15/2/2015.
Trước đó, người dân và doanh nghiệp cũng đã phản ánh trực tiếp với Bộ trường về những quy định trái khoáy như: giấy phép kiểm dịch trứng có giá trị 1 ngày ở Lào Cai, rồi quy định kiểm dịch mật ong, giống thủy sản theo kiểu “ngó qua một cái, cấp cái giấy và thu tiền”. Với hình thức kiểm dịch này, một quả trứng tăng chi phí thêm 5 đồng.
Liên quan đến những vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng giấy phép kiểm dịch trứng có giá trị 1 ngày là “dứt khoát không được”. Tại cuộc họp giao ban trung tuần tháng 12/2014, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã nhấn mạnh: “Những quy định đó dù là chính thức, nhưng không đúng đắn thì nên dẹp bỏ”. Bộ trưởng yêu cầu các ngành: Thú y, BVTV, Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản phải tham mưu cho Bộ hai việc: Cắt bỏ những giấy phép bất hợp lý; cắt giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. “Tôi yêu cầu trong tháng này phải thay đổi, chấm dứt việc phi lý như vậy”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.
Nguyên An
Theo Dantri
ể bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người dân
Viêc đóng góp phí, lệ phí là một nghĩa vụ bình thường của mọi người dân, tổ chức bởi vì họ phải có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc sử dụng các dịch vụ hoặc việc liên quan đến quản lý nhà nước. Các khoản phí và lệ phí thu được sẽ góp phần đầu tư vào các công trình phục vụ chính lợi ích của người dân.
Viêc đóng góp phí, lệ phí là một nghĩa vụ bình thường của mọi người dân Ảnh minh họa
Pháp lệnh phí và lệ phí đã quy định rõ những trường hợp không thực hiện đúng những quy định về việc ban hành, tổ chức thực hiện, quản lý và sử dụng phí, lệ phí thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; các tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí không đúng thì bị xử lý theo quy định của pháp luật; số tiền đã thu sai phải được trả lại cho đối tượng nộp phí, lệ phí; trường hợp không xác định được đối tượng nộp phí, lệ phí thì số tiền đã thu sai phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, 25 khoản phí và 16 khoản lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn những bất cập trong việc thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí, trong đó có những khoản phát sinh phí, lệ phí và mức thu chưa phù hợp, chậm được bổ sung, điều chỉnh bằng các văn bản quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số quy định thiếu nhất quán, bất cập. Công tác kiểm tra, kiểm soát thực hiện quy định về phí và lệ phí ở một số địa phương còn thiếu chặt chẽ. ơn cử như trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII, các cử tri là nông dân tại nhiều địa phương đã đề nghị Quốc hội cần rà soát và quy định cụ thể về danh mục, mức trần các loại đóng góp của nhân dân, tránh việc địa phương yêu cầu người dân đóng góp quá nhiều, không tương xứng với thu nhập thực tế. Ngoài ra, cần tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh một số tiêu chí của Chương trình xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với từng vùng, từng địa phương để Chương trình có tính thiết thực và khả thi.
Thiết nghĩ đây là những ý kiến tâm huyết, phù hợp với thực tế cần sớm được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, nhằm miễn giảm một số khoản phí và lệ phí do nông dân đang phải đóng góp, xử lý kiên quyết những nơi thu phí và lệ phí không đúng quy định để bảo đảm công bằng quyền lợi và nghĩa vụ của người dân.
NGUYỄN VĂN CỬ
Theo Báo Nhân Dân
TPHCM lần thứ 2 đề xuất thu phí đường bộ xe máy Tại kỳ họp thứ 16 khóa VIII, HĐND TP đã bác tờ trình thu phí sử dụng đường bộ đối với xe gắn máy trên địa bàn thành phố. Mới đây, UBND TP lần thứ 2 có tờ trình về vấn đề này với điểm mới là không thu phí học sinh, sinh viên. UBND TP tiếp tục đề xuất thu phí đường...