Chấm dứt sử dụng năng lượng lãng phí để giảm áp lực nhập khẩu
Chia sẻ tại diễn đàn “Giải pháp Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 26/8, các chuyên gia cho hay, cường độ sử dụng năng lượng trên GDP ở Việt Nam rất cao so với mức bình quân trên thế giới.
Nếu tiếp tục tình trạng này, lượng năng lượng nhập khẩu chắc chắc sẽ ngày càng cao và đã đến lúc phải chấm dứt việc sử dụng năng lượng lãng phí.
Dây chuyền sản xuất nguyên liệu để chế tạo pin năng lượng mặt trời tại Công ty TNHH JA Solar Việt Nam, vốn đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) tại khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang). Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Ông Hoàng Việt Dũng, Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng về nhu cầu năng lượng rất cao so với trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt từ năm 2015, Việt Nam chuyển từ nước xuất khẩu về năng lượng thành nước nhập khẩu ròng về năng lượng. Lượng nhập khẩu năng lượng sẽ ngày càng tăng trong những năm tới.
Đánh giá về việc sử dụng năng lượng hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt trong các ngành công nghiệp, ông Mã Khai Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng (Enerteam) cho rằng, thực trạng việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam còn rất lãng phí.
Video đang HOT
Cường độ sử dụng năng lượng trên GDP ở nước ta rất cao so với mức bình quân trên thế giới. Nếu tiếp tục tình trạng này, lượng năng lượng nhập khẩu chắc chắc sẽ ngày càng cao và đã đến lúc phải chấm dứt việc sử dụng năng lượng lãng phí mà phải cải thiện chất lượng “cầu” của năng lượng, phải hướng đến sử dụng năng lượng hiệu quả và thông minh hơn, bền vững hơn.
“Việt Nam không thể các nhà máy điện để đáp ứng cho nhu cầu của các ngành công nghiệp có thiết bị tiêu thụ năng lượng lớn và gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng nhiều như xi măng, sắt thép,… cần phải áp dụng triệt để các giải pháp tiết kiệm năng lượng để cắt giảm chi phí sản xuất, giảm áp lực cung cấp điện cho hệ thống”, ông Hiền nhấn mạnh.
Khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng về mặt kỹ thuật trong các ngành công nghiệp có thể đạt từ 20 – 30%. Ông Hoàng Việt Dũng cho rằng, để tiềm năng tiết kiệm năng lượng trở thành hiện thực sẽ phải triển khai rất nhiều công việc, giải pháp từ nay đến năm 2030.
Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030 (VNEEP3) đã quy định cụ thể 9 nhóm giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.
Đối với giải pháp tài chính, hiện Bộ Công Thương đã triển khai các dự án hợp tác quốc tế; trong đó, có các dự án của Ngân hàng Thế giới hỗ trợ cho vay đầu tư tiết kiệm năng lượng, thực hiện thí điểm cơ chế bảo lãnh đầu tư các dự án tiết kiệm năng lượng…
Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững đã tiến hành nghiên cứu, đề xuất chỉnh sửa Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong đó, tập trung bổ sung các quy định về cơ chế ưu đãi cho hoạt động đầu tư tiết kiệm năng lượng và xem xét thành lập Quỹ Tiết kiệm năng lượng.
Ở góc độ khó khăn, ông Dũng cho rằng, nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của tiết kiệm năng lượng chưa đầy đủ, đặc biệt là các cơ sở sở dụng năng lượng trọng điểm.
“Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức chủ quan và khách quan, thường có tâm lý ngại ngần khi quyết định đầu tư dài hạn cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Nguồn nhân lực tư vấn chuyên sâu về công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn thiếu”, ông Hiền phân tích thêm.
Theo bà Đinh Hương Thủy, Phó Giám đốc Ban nguồn vốn ủy thác quốc tế, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), để các doanh nghiệp thực hiện vay vốn thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng sao cho hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên công nghệ. Ngay từ khi xây dựng dự án doanh nghiệp cần tính toán kỹ mức tiết kiệm năng lượng, mức ảnh hưởng đến môi trường xã hội. Doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể, chi tiết đảm bảo cho quá trình dự án được thông suốt.
Xử lý xung đột phát sinh trong quá trình thu hút đầu tư FDI
Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã và đang khiến hoạt động đầu tư, hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam trải qua một giai đoạn khó khăn và nhiều biến động.
Dây chuyền sản xuất nguyên liệu để chế tạo pin năng lượng mặt trời tại Công ty TNHH JA Solar Việt Nam, vốn đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) tại khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang). Ảnh minh hoạ: Danh Lam/TTXVN
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam - vốn là điểm đến hấp dẫn và hứa hẹn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh do triển khai các biện pháp giãn cách kéo dài là nguyên nhân dẫn tới sức khỏe của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bị suy giảm rõ rệt.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), để môi trường đầu tư tại Việt Nam tiếp tục duy trì sự tiềm năng, an toàn và chất lượng cho nhà đầu tư, bên cạnh các yếu tố thị trường, thương mại, đối tác, việc cải thiện khung pháp lý có thể xem là một trong những yếu tố then chốt nhất.
Theo đại diện VIAC, qua các vụ tranh chấp mà VIAC tiếp nhận, có thể thấy để việc đầu tư thuận lợi, nhà đầu tư cần được cung cấp những thông tin và những chỉ dẫn cần thiết và đầy đủ về hành lang pháp lý tại Việt Nam, những quy định cần chú ý, những điều cần tránh cũng như phương án phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh. Khi các yếu tố này được bảo đảm, bức tranh đầu tư tại Việt Nam sẽ trở nên tươi sáng hơn. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và Trung tâm Hòa giải Việt Nam cam kết sẽ hậu thuẫn các doanh nghiệp FDI tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn liên quan đến vấn đề pháp lý và giải quyết các xung đột phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Bước sang giai đoạn bình thường mới cũng là lúc đã nhìn thấy nhiều tín hiệu tích cực hơn khi số lượng các dự án đầu tư dù giảm về số lượng nhưng lại tăng đáng kể về chất lượng; các dự án quy mô nhỏ giảm dần và các dự án quy mô lớn nhiều hơn. Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số cũng đã được thực hiện tốt hơn. Kể cả việc Tập đoàn LEGO đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Việt Nam để xây dựng Dự án trung hòa carbon đầu tiên tại Bình Dương đã đặt thêm một cột mốc xanh mới cho phát triển bền vững trong dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam... Các nhà đầu tư FDI cũng đã vạch ra các kế hoạch mang tính chiến lược hơn theo hướng phục hồi an toàn và phòng ngừa có hiệu quả trước diễn biến của đại dịch COVID-19 cũng như các biến cố bất thường khác có thể xảy ra trong thời gian tới.
Thêm vào đó, dù có những lo ngại nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có sự tin tưởng vào triển vọng dài hạn của thị trường Việt Nam và đặt niềm tin mạnh mẽ vào khả năng kiểm soát dịch bệnh và làm chủ tình hình của Chính phủ Việt Nam. Vì thế, rất nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đã khẳng định sẽ đồng hành và hỗ trợ Việt Nam cùng vượt qua đại dịch. Việt Nam sẽ vẫn là nơi mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn để gắn bó và phát triển hoạt động kinh doanh lâu dài nếu môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện tốt và đem lại hiệu quả.
Trước đó, các số liệu thống kê chính thức cho thấy, tính đến tháng 11/2021, mặc dù tổng vốn đầu tư cấp mới, điều chỉnh vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,46 tỷ đô la Mỹ (USD); trong đó, phần vốn đăng ký tăng thêm tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước tính chỉ đạt 15,5 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn đầu tư đăng ký mới và vốn đầu tư điều chỉnh, mặc dù có tăng, song mức tăng lại giảm so với trước đây. Tổng số dự án đầu tư mới cũng giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng bày tỏ sự lo lắng khi thị trường khó khăn nhưng vẫn có những trở lực khiến cho hành trình đầu tư của các FDI không thuận lợi.
Tiết kiệm điện, vấn đề không của riêng ai - Bài cuối: Thêm chính sách khuyến khích Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã và đang được lãnh đạo Đảng và nhà nước quan tâm và coi là một trong những trụ cột quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như giúp cho ngành năng lượng phát triển bền vững. Công nhân Công ty Lưới điện Cao thế miền Bắc bảo dưỡng đường dây...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM

Chuột cắn dây điện gây cháy du thuyền ở Long An

Sức khỏe của 4 người bị thương trên đường hành hương hiện ra sao?

Ô tô chở đoàn hành hương 24 người gặp tai nạn, nhiều nạn nhân cấp cứu

Vụ cháu bé bị bò tấn công ở Đà Nẵng: Yêu cầu chấm dứt thả rông gia súc

Xác minh clip người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô

Bắt quả tang kẻ có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở biển Nha Trang

Nam thanh niên bị tài xế xe ôm công nghệ tấn công ở TPHCM

Cô gái 23 tuổi tố cáo bị tài xế ô tô hành hung

Vụ cháu bé bị bò thả rông tấn công: Tìm được sẽ tạm giữ đàn bò

Sửa 11 luật quân sự, quốc phòng, có nhiều quy định mới về nhập ngũ

Phật tử Huế xếp hàng dài, đi bộ hơn 4km tại lễ rước tượng Phật sơ sinh
Có thể bạn quan tâm

20 chuyến đi bộ đường dài lý tưởng nhất thế giới
Du lịch
08:27:51 13/05/2025
G-Dragon lập kỷ lục chưa từng có tại Nhật Bản
Nhạc quốc tế
08:27:49 13/05/2025
Mẹo làm đẹp da từ mướp đắng
Làm đẹp
08:23:20 13/05/2025
Con trai của Đổng Khiết ở tuổi 16: Được ví như "phiên bản nhí" của mỹ nam đẹp nhất Trung Quốc nhưng phải đối diện áp lực cực lớn này
Sao châu á
08:20:05 13/05/2025
Mỹ nhân Việt duy nhất cả đời được gọi là em bé, "cao thêm 10cm thì cả thế giới chết vì nhan sắc này"
Hậu trường phim
08:17:34 13/05/2025
Mối nguy từ trà nóng, canh nóng
Sức khỏe
08:12:37 13/05/2025
Chuyện gì đang xảy ra giữa Hoa hậu Ý Nhi và Hoa hậu Kỳ Duyên?
Sao việt
08:08:53 13/05/2025
Những điều cần biết khi mua gương nhà tắm có đèn để không phải hối hận
Sáng tạo
08:05:01 13/05/2025
Xuất hiện với đôi môi sưng vù, bạn gái gia thế "trâm anh thế phiệt" của hậu vệ Văn Thanh phẫu thuật thẩm mỹ?
Sao thể thao
07:59:11 13/05/2025
Siêu bom tấn mở chơi thử đã "phá đảo" Steam, hàng chục nghìn game thủ đua nhau đăng nhập
Mọt game
07:57:25 13/05/2025