Chấm dứt ngay 5 thói quen ăn uống này nếu không muốn bị ung thư thực quản
Ung thư thực quản thường không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào trong giai đoạn đầu. Vì thế, nhiều người vẫn cứ ngỡ mình khỏe mạnh mà không hề biết đang mang mầm bệnh trong người.
Ung thư thực quản có tỉ lệ mắc đứng thứ 9 trong các bệnh ung thư phổ biến trên thế giới, đứng thứ 3 trong ung thư đường tiêu hóa.
Ung thư thực quản là gì?
Thực quản là một ống tiêu hoá chứa thức ăn và các chất lỏng đi từ họng xuống dạ dày. Ung thư xuất phát từ thực quản bao gồm hai loại chính là ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến tùy thuộc vào loại tế bào ung thư.
Ung thư thực quản được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tế bào ung thư nằm ở lớp trên cùng của thành thực quản
- Giai đoạn 2: Lúc này, tế bào ung thư đã xâm lấn đến tổ chức bạch huyết lân cận, tuy nhiên chưa ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Giai đoạn 3: Trong vùng cạnh thực quản, tế bào ung thư đã xâm lấn tổ chức và bạch huyết, ảnh hưởng đến lớp sâu hơn của thành thực quản.
- Giai đoạn 4: Tế bào ung thư đã xâm lấn đến các bộ phận khác của cơ thể như gan, phổi, não, xương.
Triệu chứng
Ung thư thực quản thường không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào trong giai đoạn đầu, khi ung thư ở thực quản và chưa lan sang các cơ quan hoặc hạch bạch huyết khác. Chính vì thế, nhiều người vẫn cứ ngỡ mình khỏe mạnh mà không hề biết đang mang mầm bệnh trong người.
Đến giai đoạn sau, các triệu chứng của ung thư thực quản bao gồm:
- Khó nuốt
- Ợ nóng hoặc khó tiêu mãn tính
- Thường xuyên bị nghẹt thở trong khi ăn
- Đau ngực, cảm thấy nóng rát cổ họng
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Ho hoặc khàn tiếng
- Buồn nôn và nôn
Video đang HOT
- Ho ra máu
- Khó thở, tức ngực nếu ung thư di căn phổi; vàng da, vàng mắt, ngứa da nếu ung thư di căn gan; đau đầu, suy giảm trí nhớ… nếu ung thư di căn não…
Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư thực quản
Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nam giới có nguy cơ bị ung thư thực quản cao gấp 3 lần nữ giới và chỉ có dưới 15% các trường hợp được tìm thấy ở những người dưới 55 tuổi.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc ung thư thực quản chỉ gặp ở nam giới lớn tuổi. Bệnh có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Đặc biệt, những người dưới đây cũng có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn người bình thường:
- Hút thuốc lá, nghiện rượu, ăn thực phẩm nóng: Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người hút thuốc và nghiện rượu có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp 44 lần so với những người không sử dụng.
- Ăn thực phẩm chứa quá nhiều Nitrat: Việc sử dụng các thực phẩm chứa quá nhiều Nitrat sẽ tạo ra Nitrosamine trong dạ dày, gây ra các khối u dạ dày hoặc ung thư thực quản. Những loại thực phẩm hạn chế sử dụng bao gồm xúc xích, thịt xông khói, giăm bông.
- Ăn thực phẩm chứa lượng protein động vật quá cao
- Ăn thực phẩm bị mốc: Ngay cả khi đã cắt bỏ đi phần thực phẩm bị mốc, nó vẫn có thể gây hại cho cơ thể của bạn.
- Ăn không đủ rau và trái cây
Phòng ngừa ung thư thực quản
- Nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ, carotenoid, folate và vitamin C để ngăn ngừa ung thư thực quản.
- Bổ sung lipid, dầu oliu vào các món ăn sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư thực quản.
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm nguy cơ ung thư thực quản vì chứa nhiều vi chất dinh dưỡng.
- Ăn cá, thịt trắng giúp giảm nguy cơ ung thư thực quản biểu mô tế bào vảy, trong khi thịt đỏ và thịt chế biến làm tăng nguy cơ ở cả 2 dạng ung thư thực quản.
Điều trị ung thư thực quản như thế nào?
Khi được chẩn đoán mắc ung thư thực quản, phẫu thuật, hóa trị và xạ trị là những phương pháp sẽ được sử dụng để điều trị.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư thực quản phổ biến nhất, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh khi mà khối u đang còn khá nhỏ. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần thực quản mà khối u xuất hiện, cũng như các mô khỏe mạnh nằm liền kề bên trên và bên dưới.
Trong một vài trường hợp, các bác sĩ cũng sẽ cắt bỏ một phần của dạ dày. Cuối cùng, phần thực quản và dạ dày khỏe mạnh còn lại sẽ được nối liền với nhau. Thông thường, một số hạch bạch huyết ở vùng lân cận khối u cũng sẽ được lấy ra để kiểm tra xem các tế bào ung thư đã xâm lấn sang hay chưa.
Trong trường hợp khối u đã có kích thước lớn hoặc nhằm làm teo khối u trước khi phẫu thuật cắt bỏ, phương pháp hóa trị sẽ được sử dụng.Với phương pháp này, các loại thuốc sẽ khiến ung thư ngừng xâm lấn, bằng cách làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của các tế bào ung thư.
Xạ trị thường được sử dụng để bổ trợ cho phương pháp hóa hóa trị. Với phương pháp này, các tia phóng xạ sẽ phá hủy vật chất di truyền của tế bào ung thư, từ đó tiêu diệt tế bào ung thư.
Nguyên nhân bất ngờ khiến 3 người trong gia đình cùng mắc 1 loại ung thư
Ở giai đoạn đầu, ung thư thực quản dễ bị lầm tưởng với những bệnh lý thông thường khác. Chỉ đến khi bệnh tiến triển ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng mới rõ ràng như: nghẹn, khó nuốt, rát họng.
3 người trong gia đình cùng mắc ung thư thực quản
5 năm trước, ông Xiaolin, 67 tuổi, người Trung Quốc mắc bệnh ung thư thực quản và qua đời chỉ sau 4 tháng.
Vào tháng 9 năm nay, con trai ông là Dalin cũng được chẩn đoán mắc ung thư thực quản. Nhận thấy vấn đề không chỉ dừng lại ở đó, Dalin đã động viên tất cả thành viên trong gia đình đi tầm soát ung thư.
Kết quả là một người cháu họ hàng gần của ông Xiaolin, năm nay 41 tuổi cũng được phát hiện có khối u ác tính ở thực quản.
Trên thực tế, hiện tượng nhiều người trong một gia đình cùng mắc ung thư thực quản không phải là hiếm.
Dalin cho biết, 6 tháng trở lại đây anh thường xuyên bị tức ngực và đau bụng. Nghĩ là bệnh dạ dày, anh tự mua thuốc uống nhưng không có tác dụng. Sau một thời gian, cổ họng của Dalin cũng bắt đầu có hiện tượng khó chịu, anh nghĩ đó chỉ là viêm họng mãn tính. Tuy nhiên, đến một tháng trước thì Dalin có hiện tượng tức ngực, không nuốt được nên anh quyết định đến bệnh viện để thăm khám.
Kết quả chỉ ra rằng, Dalin mắc ung thư thực quản giai đoạn tiến triển, và phải nhanh chóng thực hiện phẫu thuật, sau đó tiếp tục điều trị bằng hóa chất.
Thói quen ăn đồ nóng và lạm dụng rượu bia là thủ phạm
Qua điều tra gia đình Dalin, bác sĩ phát hiện ra rằng, chính thói quen ăn uống đã khiến gia đình này có nhiều thành viên cùng mắc ung thư thực quản.
"Gia đình bệnh nhân thích uống trà nóng, ăn lẩu và thường xuyên tụ tập để uống rượu. Đây đều là những tác nhân làm tăng nguy cơ khởi phát ung thư thực quản", bác sĩ điều trị cho hay.
GS Chen Chun, chuyên gia ung bướu người Trung Quốc cho hay, thành thực quản của con người chỉ có thể chịu đựng thức ăn, nước uống ở nhiệt độ 50C ~ 60C. Nếu vượt quá, niêm mạc thực quản sẽ dễ bị bỏng. Thường xuyên uống rượu mạnh, hút thuốc lá, ăn đồ quá nóng, cứng, ăn nhanh khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương và sửa chữa nhiều lần. Tình trạng này dễ gây ra những biến đổi trên bề mặt niêm mạc và thậm chí là dẫn đến ung thư.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ở khu vực có tỉ lệ mắc ung thư thực quản cao, người dân thường thích ăn các loại thực phẩm cứng và đồ chua.
Chuyên gia nhận định các sản phẩm ngâm chua có chứa nitrit. Khi vào cơ thể, nitrit sẽ được chuyển hóa thành nitrosamine là một chất gây ung thư.
Ngoài ra, việc thích uống trà nóng cũng được coi là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư thực quản tăng cao. Uống trà quá nóng trong thời gian dài gây bỏng thực quản, sẹo lặp đi lặp lại, dẫn đến ung thư.
Ung thư thực quản dễ bị chẩn đoán nhầm
GS Chen Chun chỉ ra rằng, các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư thực quản không rõ ràng và rất dễ bị chẩn đoán nhầm. Tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư thực quản được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu có thể vượt quá 90%. Tuy nhiên, có một thực trạng là hơn 80% bệnh nhân ung thư thực quản được chẩn đoán ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sót sau 5 năm lúc này là dưới 20%.
Các dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản:
- Nuốt nghẹn: là triệu chứng dễ cảm nhận và gặp ở đa số bệnh nhân ung thư thực quản. Lúc đầu, bệnh nhân thường có biểu hiện khó nuốt nhưng không cảm thấy đau. Khi bệnh nặng hơn, khó nuốt sẽ kèm thêm đau.
- Thường xuyên có hiện tượng chảy nước bọt kèm theo hơi thở mùi hôi khó chịu, ợ hơi, sặc khi ăn uống.
- Sụt giảm cân rõ rệt, xảy ra tình trạng mất nước và dần dần là suy kiệt do không ăn và nuốt được.
- Thường xuyên bị đau lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai.
- Có thể cảm thấy rát họng, ho kéo dài, thậm chí ho ra máu.
- Thường xuyên cảm thấy buồn nôn.
- Các biểu hiện khác có thể bắt gặp khi khối u phát triển là tức nặng, cảm giác vướng vùng họng, khó thở, khạc đờm, khàn giọng...
Ung thư thực quản là gì, các giai đoạn của ung thư thực quản?
Ung thư thực quản là căn bệnh khá phổ biến ở cả hai giới, bệnh thường phát triển thầm lặng. Ở giai đoạn đầu không có nhiều dấu hiệu rõ ràng dễ gây lầm tưởng với những bệnh lý thông thường khác. Chỉ đến khi bệnh tiến triển ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng mới rõ ràng nhận thấy như nghẹn, khó nuốt, đau rát cổ họng...
Theo Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), bệnh ung thư được chia làm 4 giai đoạn sau:
- Ung thư thực quản giai đoạn 1: Tế bào ung thư nằm ở lớp trên cùng của thành thực quản.
- Ung thư thực quản giai đoạn 2:
Lúc này, tế bào ung thư đã xâm lấn đến tổ chức bạch huyết lân cận, tuy nhiên chưa ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Ung thư thực quản giai đoạn 3:
Trong vùng cạnh thực quản, tế bào ung thư đã xâm lấn tổ chức và bạch huyết, ảnh hưởng đến lớp sâu hơn của thành thực quản.
- Ung thư thực quản giai đoạn 4:
Tế bào ung thư đã xâm lấn đến các bộ phận khác của cơ thể như: gan, phổi, não, xương. Ở giai đoạn này, cần sử dụng các phương pháp y học như: chụp cắt lớp vi tính, xạ hình xương, nội soi phế quản để chẩn đoán bệnh.
Điều trị ung thư thực quản cần phụ thuộc vào một số yếu tố như: kích thước, sự lan tỏa của khối u và tình trạng chung của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phẫu thuật hay hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch...
Tuy nhiên phẫu thuật là biện pháp chủ yếu. Thông qua phương pháp phẫu thuật, khối u sẽ được lấy cùng với một phần hoặc toàn bộ thực quản, tổ chức bạch huyết kệ cận và các tổ chức khác trong vùng.
Thói quen uống nước tưởng vô hại nhưng lại làm tăng nguy cơ ung thư Uống nước nhiều tốt cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng uống đúng cách. Thói quen tưởng chừng vô hại này sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư. Mới đây, theo kết quả của cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư của Tổ chức Y tế thế giới chỉ ra, thói quen uống đồ nóng chính là một trong...