Chấm dứt nạn buôn bán chó lậu để loại trừ bệnh dại
Đại diện chính phủ các nước Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam vừa đồng thuận cam kết loại trừ bệnh dại từ chó thông qua việc kiểm soát và chấm dứt nạn buôn bán chó lậu xuyên biên giới, đồng thời thực hiện các giải pháp bền vững.
Ông Phạm Thành Long, đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế trong giai đoạn từ năm 1991- 2010 đã có hơn 8,8 triêu người nghi bị chó dại cắn, trong đó có hơn 3.500 ca tử vong. Bệnh dại thường xảy ra tập trung ở một số địa phương có tỷ lệ chó được tiêm phòng thấp. Có những tỉnh 5 năm liền có dịch như Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Nội, Gia Lai, Đăk Lắk, Bình Thuận.
Cục Thống kê Trung ương ước tính, năm 2012 số cá thể chó ước tính trên toàn quôc khoảng 10 triệu con. Đáng nói trong những năm qua tình trạng nhập lậu chó từ các nước lân cận vào Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Đại diện Cục Thú y Thái Lan, ông Kasichon đã đưa ra thống kê số vụ bắt giữ chó buôn lậu từ năm 2010 – 2013 là 64 vụ, với tổng số 12.154 cá thể chó. Đáng lo ngại là riêng 6 tháng đầu năm 2013, số lượng chó buôn lậu bị phát hiện lên tới hơn 3.000 cá thể.
Trước vấn nạn hàng ngàn cá thể chó bị nhốt chặt cứng trên các lồng cũi nhỏ xếp chồng lên nhau trên các xe tải vận chuyển từ Thái Lan sang ViệtNam, Chính phủ Thái Lan đã từng bước cố gắng ngăn chặn chó của nước mình bị xuất lậu ra khỏi biên giới.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thúy Hằng, đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc – FAO, việc quản lý chó rất khó khăn cho các ngành thú y và chính quyền phân cấp.
Những cá thể chó bị buôn lậu
Trên thực tế, tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam các sản phâm thịt chó đã phát triên từ môt ngành kinh doanh hô gia đình quy mô nhỏ thành môt ngành công nghiêp trị giá hàng triêu USD lợi nhuân cho những người buôn lâu chó. Theo ước tính, mỗi năm có tới 5 triệu cá thể chó bị giết để lấy thịt. Không chỉ vậy, nạn buôn chó còn liên quan trực tiêp đên viêc bùng nô các dịch bênh như giun xoắn, bênh tả và bênh dại. Tô chức Y tê Thê giới gân đây đã đưa ra khuyên cáo: Nạn buôn bán chó chính là tác nhân bùng phát dịch bênh dại ở Indonesia và bênh tả ở Viêt Nam.
Tọa đàm liên quan đến vấn đề này, đại diện chính phủ các nước Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam đã khẳng định về bằng chứng vê môi liên hê giữa tình trạng buôn bán thịt chó với bênh dại và sự lây truyên và bùng phát dịch bệnh, rà soát các qui định liên quan đến sự buôn bán thịt chó ở Đông Nam Á. Các đại biểu đã đưa ra đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn nạn trên nhiều bình diện từ công tác tuyên truyền phòng bệnh, xét nghiệm chẩn đoán bệnh dại, và đặc biệt là quản lý và kiểm soát viêc vận chuyển chó. Một số mô hình kiểm soát bệnh dại thành công của các địa phương trong khu vực cũng được tọa đàm phân tích, thảo luận và tìm hướng áp dụng phù hợp tại các quốc gia. Các bên tham gia cũng khẳng định vai trò của từng quốc gia thành viên trong việc ngăn chặn bùng phát dịch dại và đồng thuận cam kết hợp tác chặt chẽ để khống chế và loại trừ bệnh dại và nạn buôn bán chó lậu xuyên biên giới.
Hiện các tổ chức bảo vệ động vật trong liên minh ACPA bao gồm: Tô chức Thay đôi vì Đông vât (Change for Animals Foundation), Tô chức Nhân đạo Quôc tê (Humane Society International), Tô chức Đông vât Châu Á (Animals Asia), và Tô chức Soi Dog – Thái Lan (Soi Dog Foundation), phối hợp với cơ quan chức năng tại bốn quốc gia nhằm cải thiện việc thực thi pháp luật phòng chống bệnh dại và kiểm soát nạn buôn bán chó trái phép không được kiểm dịch qua các biên giới.
Phạm Thanh
Theo Dantri