Chấm dứt hoạt động dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng Đà Lạt
UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở KH-ĐT thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động dự án và các thủ tục tiếp theo có liên quan theo quy định. Trước đó, tại Kết luận số 929/KL-TTCP ngày 12/6/2020, Thanh tra Chính phủ cũng đã yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo kiểm tra, rà soát, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án trên địa bàn có vi phạm, trong đó rà soát, chấm dứt hoạt động, thu hồi đất theo quy định đối với dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng Đà Lạt tại xã Hiệp An (H.Đức Trọng) của Công ty TNHH đầu tư Hàn Việt (Công ty Hàn Việt) do không thực hiện nghĩa vụ tài chính về bồi thường tài nguyên rừng, không triển khai đầu tư.
Rừng bị phá tại dự án của Công ty Hàn Việt. Ảnh: G.B
Hơn 92 ha rừng bị phá, lấn chiếm
Dự án trên được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2007, tổng vốn đầu tư hơn 17 triệu USD, thời hạn hoạt động của dự án 50 năm, thời gian xây dựng là 3 năm 2 tháng. Quy mô dự án sẽ xây dựng sân golf 36 lỗ, hệ thống khu biệt thự, nhà nghỉ cao cấp, nhà hàng, khách sạn cùng các công trình khác… trên diện tích 268 ha đất rừng.
Video đang HOT
Theo Sở KH-ĐT Lâm Đồng, sau 13 năm, Công ty Hàn Việt mới hoàn thành các thủ tục (trước năm 2012) như thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất, quy hoạch tổng thể mặt bằng, báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác lâm sản (tận thu)…
Theo Kết luận thanh tra số 2094 ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng, Công ty Hàn Việt đã để xảy ra phá rừng 48,93 ha, lấn chiếm đất 31,02 ha. Tuy nhiên, theo Báo cáo số 603 ngày 24/12/2020 của UBND H.Đức Trọng, lũy kế đến ngày 19/12/2020, diện tích rừng bị phá lên đến 52,39 ha và diện tích rừng bị lấn chiếm, sản xuất nông nghiệp là 40,03 ha.
Ngoài ra, Công ty Hàn Việt còn nợ hơn 2,4 tỷ đồng tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng bị thiệt hại. Đồng thời, ngày 13/11/2020, Sở Tài chính Lâm Đồng có văn bản đề nghị Công ty Hàn Việt nộp hơn 10,9 tỷ đồng tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng đối với diện tích rừng bị mất tại dự án này, nhưng công ty vẫn chưa nộp.
Chủ đầu tư nói gì?
Theo báo cáo của Công ty Hàn Việt, đến nay tổng chi phí công ty đã đầu tư vào dự án khoảng hơn 100 tỷ đồng (được kiểm toán và quyết toán thuế).
Tuy nhiên, qua các đợt kiểm tra của cơ quan chức năng, Công ty Hàn Việt chưa triển khai xây dựng các hạng mục công trình theo giấy phép đã được cấp. Dự án đã chậm tiến độ 130 tháng theo quy định tại giấy chứng nhận đầu tư và chậm 85 tháng theo văn bản gia hạn của UBND tỉnh Lâm Đồng. Công ty cũng không bố trí lực lượng quản lý bảo vệ rừng, để rừng bị phá và dân lấn chiếm để sản xuất nông nghiệp.
Giải thích với Thanh Niên, đại diện Công ty Hàn Việt cho rằng, nói chậm tiến độ là không đúng, bởi công ty đang triển khai thực hiện, thì tháng 10/2012 bị tỉnh yêu cầu dừng để xác định lại ranh giới vì diện tích hồ thủy lợi Ta Hoét chồng lấn với diện tích của công ty, và mãi đến tháng 8/2020 mới xác định xong. Hơn nữa, số liệu mất rừng và số tiền bồi thường tài nguyên rừng bị thiệt hại, công ty chưa thống nhất và đề nghị được thuê đơn vị tư vấn để kiểm kê, xác định lại.
“Công ty rất tâm huyết, mong được tiếp tục triển khai thực hiện dự án và cam kết hoàn thành các thủ tục kiểm kê, giải trình, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính (theo kết quả kiểm kê, rà soát) trước ngày 30/3/2021″, đại diện Công ty Hàn Việt nói.
Đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương được chia làm 3 giai đoạn
Đó là thông tin được công bố tại buổi làm việc giữa Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng vào chiều ngày 22/1.
Tại buổi làm việc, tỉnh Lâm Đồng và các đơn vị liên quan đã báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác tổng thể dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương. Tuyến đường có chiều dài 200,3km. Điểm đầu nối với đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và điểm cuối nối với đường cao tốc Liên Khương - Prenn.
Dự án được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là Dầu Giây - Tân Phú có chiều dài 60km đi qua địa bàn huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Giai đoạn 2 dài 66km tiếp nối từ Tân Phú - Bảo Lộc đi qua 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Giai đoạn 3 có chiều dài 73km, bắt đầu từ TP Bảo Lộc đến huyện Đức Trọng, nối vào đường cao tốc Liên Khương - Prenn.
Thủ tướng Chính phủ làm việc với tỉnh Lâm Đồng
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2 Tân Phú - Bảo Lộc, từ 51km - 67km, quy mô 4 làn xe sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2024, tổng nguồn vốn khoảng 18.200 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước 47%, tỉnh Lâm Đồng đối ứng 23%, nguồn vốn Chính phủ 24%; vốn BOT 53%.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận về mặt nguyên tắc phương án đầu tư dự án và chuyển cơ quan Nha nươc có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức thực hiện dự án trong giai đoạn 2021-2025 theo phương thức PPP, có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước.
Thủ tướng cũng đã đồng ý cho tỉnh Lâm Đồng huy động mọi nguồn lực, như tín dụng, phát triển quỹ đất, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động nguồn vốn thực hiện dự án.
Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương là một trong 7 tuyến đường thuộc hệ thống đường cao tốc quốc gia tại khu vực phía Nam, kết nối với đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Đây là công trình có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng, góp phần đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực.
Giá heo hơi hôm nay (4/12): Đột ngột chững lại trên cả nước Dự báo giá heo hơi hôm nay 4/12 chứng lại sau chuỗi ngày lên xuống thất thường. Giá thu mua giao động trong khoảng từ 67.000 - 72.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 4/12 miền Bắc: Dao động ở mức 67.000 - 68.000 đồng/kg. Theo đo, tại tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định giá heo hơi ở mức thâp nhât khu...