Chấm dứt độc quyền của App Store: Apple đang phải làm việc để cho phép cài ứng dụng từ bên thứ ba
Liên minh Châu Âu đã đưa ra đề xuất để Apple phải mở khóa iPhone và iPad cho các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba được phép hoạt động, đồng thời cho phép sideloading để cài đặt ứng dụng mà không cần thông qua App Store.
Cách đây không lâu, Liên minh Châu Âu đã bắt Apple phải chuyển từ cổng kết nối lightning sang USB-C trên những chiếc iPhone ra mắt từ năm 2024. Mới đây, Apple lại phải nhận thêm một đề xuất nữa, có khả năng sẽ chấm dứt kỷ nguyên độc quyền của App Store và iOS.
Liên minh Châu Âu đã đưa ra đề xuất để Apple phải mở khóa iPhone và iPad cho các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba được phép hoạt động, đồng thời cho phép sideloading để cài đặt ứng dụng mà không cần thông qua App Store như trước đây. Điều đó đồng nghĩa với việc các khoản thanh toán khi mua ứng dụng cũng không cần phải thông qua App Store và trả phí 30% cho Apple.
Từ trước đến nay, Apple luôn luôn phản đối kịch liệt việc cho phép người dùng iOS tải ứng dụng từ bên thứ ba mà không thông qua cửa hàng App Store chính thức của Apple. Apple cho rằng làm như vậy là để giữ cho hệ sinh thái iOS được an toàn. Tuy nhiên các nhà phát triển phản đối cho rằng Apple đang giữ thế độc quyền để thu phí toàn bộ các giao dịch thông qua App Store.
Một bộ luật mới được Liên minh Châu Âu đưa ra có tên là Bộ luật Thị trường kỹ thuật số, sẽ yêu cầu Apple phá bỏ những hạn chế đối với việc tải xuống ứng dụng.
Theo báo cáo của Bloomberg, Apple đang phải bắt đầu làm việc để cho phép các kho ứng dụng của bên thứ ba có thể hoạt động trên iOS. Có vẻ như sự thay đổi này sẽ chỉ được áp dụng tại thị trường Châu Âu, tương tự như việc iPhone phải sử dụng cổng kết nối USB-C, nhưng các nhà lập pháp tại Hoa Kỳ cũng đang thảo luận về vấn đề tương tự, nên việc thay đổi rộng rãi là hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.
Video đang HOT
Tất nhiên, Apple vẫn sẽ có quyền kiểm soát các kho ứng dụng của bên thứ ba khi hoạt động trên nền tảng iOS của mình. Thậm chí, Apple có thể sẽ thu một khoản phí đối với các giao dịch không thông qua App Store. Tuy nhiên tất cả vẫn chưa có thông tin chính thức.
Trong khi đó, hệ điều hành Android của Google hay Mac của Apple cũng đều cho phép sideloading.
Apple và Google cạnh tranh không lành mạnh
Cơ quan chống độc quyền của Anh cho rằng hai hãng công nghệ đã lợi dụng vị thế độc quyền, chèn ép các nhà phát triển bên thứ ba.
Nhưng Google đã phủ nhận mọi cáo buộc, đổ tội sang Apple. Ảnh: Reuters.
Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Giám sát Cạnh tranh và Thị trường Anh (Competition and Markets Authority - CMA), Apple và Google đang chiếm quá nhiều quyền lực trên thị trường smartphone toàn cầu. Do đó, cơ quan chống độc quyền đã yêu cầu phải có biện pháp mạnh mẽ để hai hãng công nghệ này không thể tiếp tục bành trướng tại Anh.
Cụ thể, trong báo cáo mới đây, CMA cho biết thị trường điện thoại hiện do hai công ty Apple và Google độc quyền lũng đoạn, gọi là đây là tình trạng độc quyền hai người bán (duopoly). Vào năm 2021, 97% lượt duyệt web của người dùng Anh đều đến từ trình duyệt web của Apple và Google.
Do đó, họ cho rằng hai tập đoàn công nghệ đã "bóp nghẹt sự phát triển" của thị trường bằng cách giới hạn sự lựa chọn của người dùng. Cơ quan chống độc quyền của Anh yêu cầu mở rộng quyền lựa chọn của người dùng, cho phép họ sử dụng và phát triển các hệ sinh thái, dịch vụ khác.
Apple bị tố lợi dùng Safari để độc quyền trên thị trường smartphone. Ảnh: Financial Times.
CMA chỉ ra với trình duyệt trên điện thoại và dịch vụ trò chơi đám mây, Apple và Google đã lợi dụng quyền lực của mình để cạnh tranh thiếu công bằng, thậm chí hạ bệ các đối thủ khác.
Đơn cử như Apple đã cấm người dùng iPhone duyệt web bằng trình duyệt của các bên thứ ba, khiến ứng ứng dụng này khó lòng cạnh tranh với Safari. Tập đoàn công nghệ cũng xóa sổ các dịch vụ trò chơi đám mây trên App Store, hạn chế khả năng tiếp cận đến những công nghệ mới của người dùng.
Cơ quan chống độc quyền còn điều tra Play Store của Apple về những điều khoản khi thanh toán bên trong ứng dụng. Họ nói rằng có một vài điều khoản liên quan đến chính trị.
Theo báo cáo của CMA, các nhà phát triển web đã phàn nàn về những hạn chế ngặt nghèo của App Store, không đầu tư đúng mức cho trình duyệt của mình. Điều này đã khiến các nhà phát triển tốn nhiều tiền bạc và mệt mỏi khi phải liên tục sửa lỗi khi dựng web. Họ không có lựa chọn khác nào ngoài Apple và Google vì nếu tạo app mới sẽ không thể cạnh tranh lâu dài.
"Những hạn chế của hai hãng công nghệ đã giới hạn lựa chọn của người dùng Anh và khiến họ khó tiếp cận với những app mới", CMA viết trong báo cáo.
"Nói đến smartphone, Apple và Google là hai ông lớn duy nhất đang thống lĩnh thị trường", Andrea Coscelli, Giám đốc điều hành tại CMA nói. Theo chuyên gia, dù các dịch vụ hay sản phẩm khác có tốt đến đâu, Apple, Google với lợi thế có một hệ sinh thái quá rộng lớn sẽ loại bỏ mọi đối thủ, kìm hãm sự phát triển công nghệ và hạn chế quyền lựa chọn của người dùng.
"Người dùng có rất ít sự lựa chọn về trình duyệt trên Internet. Điều này ảnh hưởng đến rất nhiều mặt như thui chột sáng tạo, giảm tính cạnh tranh của các ứng dụng khác", ông khẳng định. Do đó, cần có biện pháp hỗ trợ các công ty công nghệ, đặc biệt là các startup nhỏ lẻ, khó cạnh tranh.
Anh đã điều tra App Store của Apple và Play Store của Google về hành vi độc quyền. Ảnh: Slashgear.
Phản hồi về vấn đề này, Apple đã phủ nhận báo cáo CMA, khẳng định rằng cách làm của mình hoàn toàn có lợi cho khách hàng. Theo đại diện hãng, tại thị trường Anh, hệ sinh thái trên iOS đã mang lại hàng trăm nghìn cơ hội việc làm, giúp các nhà phát triển dù quy mô nhỏ hay lớn có thể tiếp cận với người dùng trên toàn thế giới.
"Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với những kết luận trong báo cáo của CMA. Họ đã đạp đổ toàn bộ công sức đầu tư cho sáng tạo, quyền riêng tư và trải nghiệm người dùng của chúng tôi", đại diện Apple nói.
Về dịch vụ trò chơi đám mây, Apple phủ nhận những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tập đoàn công nghệ nói rằng họ không xóa các ứng dụng trò chơi đám mây trên App Store.
Về phía Google, hãng khẳng định nền tảng của mình cung cấp người dùng và doanh nghiệp nhiều quyền tự do lựa chọn hơn hẳn các nền tảng khác. Những hành vi độc quyền chỉ xuất hiện trên iOS, không có trên hệ sinh thái Android của họ.
Apple sẽ cho phép người dùng cài đặt ứng dụng từ bên thứ ba? Theo dự luật mới từ Liên minh Châu Âu (EU), Apple sẽ buộc phải cho người dùng cài đặt các ứng dụng bên ngoài của hàng App Store. Nếu như đối với người dùng Android, việc cài đặt phần mềm bên ngoài cửa hàng Play Store vô cùng đơn giản với file apk thì đối với iOS, người dùng chỉ có thể cài...