Chấm dứt điều tra chống bán phá, chống trợ cấp ống thép chính xác của Việt Nam
Cục Phòng vệ thương mại ( Bộ Công Thương) cho biết, Ủy ban Chống bán phá giá Australia (ADC) đã ban hành thông báo chính thức về việc chấm dứt điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ống thép chính xác của Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc).
Dây chuyền sản xuất các sản phẩm thép cán nguội của Công ty TNHH MTV Hoa Sen Nghệ An, Khu công nghiệp Đông Hồi (Nghệ An). Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Căn cứ thông báo của ADC, cơ quan này đã xác định các doanh nghiệp Việt Nam không có hành vi bán phá giá, Chính phủ Việt Nam không trợ cấp và can thiệp vào ngành sản xuất ống thép chính xác.
Trong khi đó, ADC vẫn tiếp tục điều tra đối với các doanh nghiệp của Trung Quốc và Hàn Quốc và dự kiến báo cáo kết quả điều tra tới Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ Australia để đưa ra quyết định cuối cùng trong tháng 8 năm 2021
Theo Cục Phòng vệ thương mại, kết quả trên phản ánh những nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan điều tra Australia cũng như sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý vụ việc để bảo về quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Video đang HOT
Nhôm Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá từ 25/4
Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1282/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), ngày 20/4, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1282/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc.
Những sản phẩm bị áp thuế chống bán phá giá là sản phẩm nhôm, hợp kim nhôm hoặc không hợp kim ở dạng thanh, que và hình đã được đùn ép, đã hoặc chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được gia công thêm nhập khẩu vào Việt Nam và được phân loại theo mã HS 7604.10.110, 7604.10.90, 7604.21.90, 7604.29.10, 7604.29.90.
Theo quyết định, các nhà sản xuất, xuất khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mức thuế chống bán phá giá từ 4,39% - 35,58%. Số lượng nhà sản xuất, xuất khẩu Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá là 18 công ty. Quyết định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/4.
Quyết định số 1282/QĐ-BCT thay thế Quyết định số 2942/QĐ-BCT ngày 28/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc.
Biện pháp chống bán phá giá sẽ có hiệu lực sau 5 ngày kể từ khi ban hành (ngày 20/4/2021).
Trước khi được thay thế bởi Quyết định số 1282/QĐ-BCT, Quyết định số 2942/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép có xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế được áp dụng từ 2,49 - 35,58%. Số lượng nhà sản xuất Trung Quốc bị điều tra trong vụ việc là 16 công ty.
Cụ thể, ngày 28/9/2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2942/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép có xuất xứ từ Trung Quốc.
Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra vào tháng 1/2019 trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của đại diện ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 10/2018.
Việc điều tra được thực hiện theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan.
Kết quả điều tra, đánh giá cho thấy ngành sản xuất nhôm trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề, thể hiện ở các chỉ số như hầu hết các doanh nghiệp đều thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và một số lượng lớn lao động đã phải nghỉ việc.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do nhôm Trung Quốc đang được bán phá giá với biên độ từ 2,49 - 35,58%, trong một số trường hợp giá bán còn thấp hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất sau khi bị nhiều nước ngăn chặn bằng các rào cản thương mại, kể cả các biện pháp chống bán phá giá.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2018, lượng nhôm thanh đùn ép nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc lên tới 62.000 tấn, gần gấp đôi lượng nhập khẩu năm 2017. Số liệu này chưa bao gồm lượng lớn nhôm nhập khẩu vào Việt Nam được đưa vào các khu chế xuất để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong khi đó, lượng nhập khẩu từ các nước còn lại liên tục giảm qua các năm và đến 2018 chỉ còn chưa đến 5.000 tấn.
Bộ Công Thương đánh giá ngành sản xuất nhôm trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề, thể hiện ở các chỉ số như hầu hết các doanh nghiệp đều thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và một số lượng lớn lao động đã phải nghỉ việc.
Bộ Công thương chính thức áp thuế chống bán phá giá từ 4,39% đến 35,58% đối với nhôm Trung Quốc Từ ngày 25/4 mặt hàng nhôm xuất xứ từ Trung Quốc sẽ bị Bộ Công thương áp thuế chống bán phá giá từ 4,39% đến 35,58%. Số lượng nhà sản xuất, xuất khẩu nhôm Trung Quốc bị áp thuế lần này là 18 công ty. Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) vừa cho biết, ngày 22/4 Bộ Công thương đã ban...