Chấm dứt 9 năm sống chung với động kinh kháng thuốc cho thiếu niên 15 tuổi
Bằng phương pháp phẫu thuật động kinh kết hợp điện não đồ bề mặt vỏ não, bé trai 15 tuổi ở Phú Thọ thoát được căn bệnh động kinh đeo bám suốt 9 năm.
Đó là trường hợp của em Nguyễn Việt A. (15 tuổi, ở Phú Thọ). Theo lời kể của gia đình, khi sinh ra A. hoàn toàn khỏe mạnh. Năm 6 tuổi, A. lên cơn sốt cao kèm co giật. Tại bệnh viện địa phương, em được chẩn đoán mắc viêm não và chỉ định chuyển lên tuyến trung ương điều trị.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi thăm khám, các bác sĩ kết luận bệnh nhi mắc chứng động kinh. Kể từ đó đến nay đã 9 năm, A. đã điều trị động kinh ở nhiều bệnh viện, thay đổi nhiều loại thuốc nhưng tình trạng sức khỏe vẫn không tiến triển.
Những năm đầu, em còn đi học được, nhưng sau đó do sức khỏe yếu nên việc học của em ảnh hưởng nhiều, đỉnh điểm, có tháng lên cơn giật 20 lần.
Theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, bệnh động kinh nếu không kiểm soát được cơn co giật sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển, chất lượng sống của người bệnh. Người bệnh có thể gặp các tai nạn sinh hoạt, chấn thương do cơn giật gây nên.
Với trường hợp của bệnh nhi A., các bác sĩ xác định được nguyên nhân sinh động kinh là do loạn sản vỏ não. Sau khi xác định được vùng sinh động kinh, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã quyết định tiến hành phẫu thuật.
Video đang HOT
Các bác sĩ dùng phương pháp phẫu thuật điều trị động kinh kết hợp đặt điện cực bề mặt vỏ não.
Các bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ vùng sinh động kinh, kết hợp với điện não đồ bề mặt để xác định chắc chắn loại bỏ hết vùng sinh động kinh và tránh làm tổn thương các vùng chức năng. Sau 8 giờ, ca phẫu thuật thành công tốt đẹp.
May mắn, bệnh nhi không gặp những tai biến như chảy máu trong mổ, nhiễm trùng sau mổ. Bệnh nhi hồi tỉnh nhanh và được chuyển lên khoa theo dõi.
Bệnh nhi chỉ lên cơn giật vào ngày đầu tiên sau mổ, từ ngày thứ 2 không còn xuất hiện cơn. Một tuần sau phẫu thuật, vận động của bệnh nhi có dấu hiệu phục hồi tốt. Hiện bệnh nhi đang tiếp tục được theo dõi và điều trị.
Theo Ths.BS Lê Nam Thắng – Phó Khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, phẫu thuật điều trị động kinh là loại phẫu thuật chuyên khoa sâu, nhằm loại bỏ hoặc cô lập vùng não bị tổn thương (vùng sinh động kinh). Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau trong điều trị động kinh như cắt vùng sinh động kinh, cắt thể trai, cắt bán cầu não… Cái khó của phẫu thuật động kinh là phải định khu được vùng sinh động kinh. Khi đã xác định được, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt đi vùng đó. Tuy nhiên, không phải trường hợp động kinh kháng thuốc nào cũng có thể tiến hành phẫu thuật.
Việc phẫu thuật phụ thuộc vào một số yếu tố như tổn thương được xác định trên não có phải là nguyên nhân gây ra các cơn động kinh hay không; có khả năng can thiệp phẫu thuật vào các khu vực tổn thương này hay không; tình trạng sức khỏe của bệnh nhân có phù hợp để phẫu thuật hay không; vị trí của tổn thương trên não có gần các khu vực nhạy cảm không (chẳng hạn phẫu thuật để chữa khỏi bệnh động kinh nhưng sau đó lại khiến bệnh nhân bị liệt).
Theo congly
Thêm một bệnh nhi mắc chứng động kinh kháng thuốc được các bác sĩ BV Nhi Trung ương phẫu thuật thành công
Một bệnh nhi mắc chứng động kinh kháng thuốc từng lên cơn co giật 20 lần đã được điều trị thành công nhờ phẫu thuật kết hợp điện não đồ bề mặt vỏ não.
Đó là trường hợp của cháu trai Nguyễn Việt A (15 tuổi, Phú Thọ). Theo gia đình cho biết, khi sinh ra cháu hoàn toàn khỏe mạnh. Năm 6 tuổi cháu lên cơn sốt cao kèm co giật. Tại BV Nhi Trung ương, sau khi thăm khám, các bác sĩ kết luận cháu mắc chứng động kinh.
Kể từ đó đến nay đã 9 năm, cháu Việt Anh đã điều trị động kinh ở nhiều bệnh viện, thay đổi nhiều loại thuốc nhưng tình trạng sức khỏe vẫn không tiến triển. Mấy năm đầu, cháu còn đi học được. Nhưng 2 năm cuối, do sức khỏe yếu nên việc học của cháu ảnh hưởng nhiều. Đỉnh điểm, có tháng cháu lên cơn giật 20 lần.
Theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, bệnh động kinh nếu không kiểm soát được cơn co giật sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển, chất lượng sống của người bệnh. Người bệnh có thể gặp các tai nạn sinh hoạt, chấn thương do cơn giật gây nên.
Cơn động kinh kéo dài có thể dẫn đến tổn thương não hoặc thậm chí gây tử vong. Ngày 16/07/2019, Việt Anh được các bác sĩ chuyên khoa ngoại Thần Kinh, BV Nhi Trung ương chỉ định tiến hành phẫu thuật.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ vùng sinh động kinh , kết hợp với điện não đồ bề mặt để xác định chắc chắn loại bỏ hết vùng sinh động kinh và tránh làm tổn thương các vùng chức năng...
Ca phẫu thuật kéo dài 8.giờ đã cho kết quả thành công tốt đẹp. Bệnh nhi chỉ lên cơn giật vào ngày đầu tiên sau mổ, từ ngày thứ 2 không còn xuất hiện cơn. Một tuần sau phẫu thuật, vận động của bệnh nhi có dấu hiệu phục hồi tốt. Sau phẫu thuật, bệnh nhi vẫn cần được tiếp tục theo dõi và điều trị.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Nam Thắng - Phó khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, phẫu thuật điều trị động kinh là loại phẫu thuật chuyên khoa sâu, nhằm loại bỏ hoặc cô lập vùng não bị tổn thương (vùng sinh động kinh). Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau trong điều trị động kinh như cắt vùng sinh động kinh, cắt thể trai, cắt bán cầu não... Cái khó của phẫu thuật động kinh là phải định khu được vùng sinh động kinh. Khi đã xác định được, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt đi vùng đó. Tuy nhiên, không phải trường hợp động kinh kháng thuốc nào cũng có thể tiến hành phẫu thuật.
Với trường hợp của cháu Việt A, các bác sĩ xác định được nguyên nhân sinh động kinh là do loạn sản vỏ não. Sau khi xác định được vùng sinh động kinh, các bác sĩ đã quyết định tiến hành phẫu thuật.
Bác sĩ Lê Nam Thắng cho biết, phẫu thuật động kinh kết hợp điện não đồ bề mặt vỏ não là phương pháp phẫu thuật đặt các tấm có chứa điện cực trên bề mặt vỏ não, nhằm tiếp cận gần nhất với ổ phát sóng động kinh để ghi lại các sóng điện não, tránh được nhược điểm của điện não đồ da đầu chỉ xác định là có sóng bất thường của cả 1 vùng. Khi phát hiện bất thường về sóng điện não (sóng động kinh), các bác sĩ có thể xác định vùng nào cần phẫu thuật cắt bỏ hoặc các vùng chưa cắt liệu còn bất thường hay không.
Những ca bệnh phẫu thuật thành công mở ra nhiều cơ hội tái hòa nhập cộng đồng cho các bệnh nhi phải hàng ngày vật lộn với căn bệnh động kinh kháng thuốc. Chúng tôi hy vọng trong tương lai lĩnh vực phẫu thuật động kinh nói chung, tại Bệnh viện Nhi Trung ương nói riêng sẽ được quan tâm đầu tư thêm nhiều trang thiết bị và sẽ có nhiều trung tâm phẫu thuật động kinh ra đời nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của trẻ em trong cả nước.
Theo Helino
Tổ sán chết trong não bệnh nhân khiến bác sĩ nhớ suốt 27 năm Nam bệnh nhân vào Bệnh viện Quân y 103 bởi nhiều hạt nổi dưới da và động kinh, bác sĩ phát hiện nhiều ấu trùng sán lợn trong não anh. Năm 1992, khi nghiên cứu về động kinh, bác sĩ Cao Tiến Đức, Bệnh viện quân y 103 đã gặp một số bệnh nhân bị động kinh do kén sán não. Trường hợp...