Chấm điểm 8.000 lễ hội: Lại chuyện “thầy bói xem voi”
Cách đánh giá công tác quản lý, tổ chức lễ hội qua hình thức chấm điểm của Bộ VHTT&DL chỉ là hình thức, không có tính khả thi.
Đừng làm kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”
Theo thông tin từ Bộ VHTT&DL, từ mùa lễ hội năm 2015, Bộ sẽ tiến hành chấm điểm công tác tổ chức, quản lý lễ hội ở các địa phương. Để thực hiện việc chấm điểm này, Bộ đã chính thức ban hành tiêu chí và thang điểm đánh giá để các địa phương tự bình xét và gửi về Bộ.
Cụ thể là: Công tác quản lý, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hằng năm (tối đa 9 điểm); quán triệt, tuyên truyền văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, văn bản quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ (tối đa 6 điểm); thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội (tối đa 25 điểm); đảm bảo môi trường an toàn tổ chức lễ hội (tối đa 40 điểm); tổ chức các hoạt động dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật (10 điểm) và thực hiện thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội tại cơ sở (10 điểm).
Điểm tổng của thang điểm đánh giá là 100. Sẽ có 3 giám khảo được chấm điểm các lễ hội: địa phương, báo chí, quản lý văn hóa. Các thang điểm sẽ phân thành 4 mức. Mức hoàn thành xuất sắc: 95 – 100 điểm. Mức hoàn thành tốt: 85 – 94 điểm. Mức hoàn thành: 51 – 84 điểm. Chưa hoàn thành: dưới 50 điểm.
Trước hình thức này, trao đổi với Đất Việt, ngày 11/12, GS Hoàng Chương – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc cho hay: “Theo tôi, nên đặt ra câu hỏi, chấm điểm như vậy thì cách quản lý, tổ chức lễ hội có tốt lên được hay không?
Thực tế, hiện nay trên thế giới không có nước nào đánh giá thông qua việc chấm điểm, bởi công tác quản lý thực sự cần sự chỉ đạo của Bộ VHTT&DL, sau đó, tất cả các địa phương phải làm theo, chứ không phải đưa ra mức đánh giá như một cuộc thi, lễ hội chứ không phải kế hoạch nhà nước mà hoàn thành hay không hoàn thành”.
Theo GS Hoàng Chương, sẽ không có ai thay thế được vai trò quản lý của Bộ VHTT&DL, đáng lẽ họ phải đưa ra các quy tắc cụ thể để quản lý, thay vì lấy ý kiến trưng dụng, tham khảo dưới hình thức điều tra xã hội học như cách đang làm. Bởi kể cả đối với các công trình nghiên cứu khoa học, nó cũng chỉ góp phần cho cơ quan quản lý thực hiện nhiệm vụ của mình vì tính chính xác không cao.
Video đang HOT
Cướp ấn đền Trần Nam Định
Hơn nữa, về người chấm, đầu tiên là các địa phương, hầu như chỗ nào hiện nay cũng bị bệnh thành tích, liệu có địa phương nào nhận là làm không hiệu quả hay không. Nhà báo thì không ai bắt buộc, vì việc của phóng viên có phải là quản lý văn hóa, ai trả lương cho đi chấm lễ hội.
Còn cán bộ của bộ mà đi hết từng đó lễ hội cũng thành kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Khó có nhận thức đúng, chính vì thế việc làm này chắc chắn sẽ không khả thi.
Đưa ra ví dụ cụ thể, ông Chương nói: “Như nạn chặt chém trong lễ hội, vệ sinh môi trường, mê tín dị đoan, những việc này cơ quan quản lý cơ sở phải phát hiện, xử phạt, chịu trách nhiệm, chứ không thể chấm điểm kiểu thầy bói xem voi như thế này, thì làm sao có hiệu quả, làm sao thay đổi được những tiêu cực đang tồn tại bất cập trong các lễ hội.
Trong khi việc cần làm hiện nay là phải xem lễ hội yếu ở chỗ nào. Cái yếu là ở nhận thức của người quản lý lễ hội và vai trò người dân trong lễ hội. Thế thì phải có lớp tập huấn cho cán bộ, cho dân để họ biết cách tổ chức và đi lễ hội cho đúng văn hóa, thay vì mất tiền vào đi lo đánh giá hoàn thành hay không hoàn thành”.
Đừng làm cho có
Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Bùi Quang Thanh, Trưởng Ban nghiên cứu Văn hóa – Nghệ thuật nước ngoài – Viện Văn hóa nghệ thuật VN cho rằng, chúng ta có hơn 8000 lễ hội, nên không thể đánh đồng vào một bảng đánh giá, vì như vậy là không công bằng.
Theo ông Thanh, việc đầu tiên là phải phân dạng các loại lễ hội, thang điểm này áp dụng với dạng lễ hội nào: lễ hội cổ truyền ở các làng, lễ hội do nhà nước đứng ra tổ chức hay lễ hội hiện đại.
Lễ hội làng cũng chia ra làm 2 loại: lễ hội cổ truyền mang tính chất phổ biến của các làng nói chung và lễ hội tổ nghề. Bởi vì, các lễ hội có đặc trưng, chức năng khác nhau, nên chương trình diễn ra chắc chắn khác nhau.
Theo_Báo Đất Việt
'Chậm chân', nhà đầu tư Nhật mất cơ hội tại Việt Nam
Lãnh đạo 8 tỉnh của Việt Nam vừa trực tiếp mời gọi và thúc giục các nhà đầu tư Nhật Bản nhanh chân hơn nữa khi quyết định đầu tư vào các địa phương. Sự chậm chân của đối tác Nhật khiến nhiều dự án rơi vào tay các đối thủ khác.
Sáng 11/12, Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao đã chủ trì buổi toạ đàm "Gặp gỡ Nhật Bản" với sự tham gia của Công sứ Nhật Bản, các tổ chức ngoại giao của Nhật và lãnh đạo UBND 8 địa phương của Việt Nam (Quảng Trị, Phú Yên, Tuyên Quang, Long An, Cao Bằng, Ninh Thuận, Cần Thơ, Quảng Bình).
Chậm chân do quá thận trọng
Đánh giá cao dòng vốn của Nhật Bản, ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND Cần Thơ, bày tỏ: "Chúng tôi có nhiều dự án rất hi vọng các nhà đầu tư Nhật Bản tham gia, nhưng các bạn vào chậm quá!"
"Tôi không tiện nêu tên, nhưng gần đây có dự án thuộc lĩnh vực chúng tôi rất mong có sự góp mặt của Nhật, nhưng sau đó, một đối tác khác đã vào &'chiếm' rất nhanh. Họ đi đến đâu, doanh nghiệp của họ đi theo đó nên chúng tôi đành phải hợp tác với họ", ông Nam tiếc nuối.
Đại diện lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận kiến nghị phía Nhật nên đẩy nhanh hơn tiến trình đàm phán dự án nhiệt điện, không nên quá thận trọng.
Đơn cử, Ninh Thuận nhấn mạnh về phân khúc du lịch siêu cao cấp. Cần Thơ thì muốn Nhật rót vốn vào nông nghiệp. Cao Bằng đề xuất hợp tác nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái, khai thác khoáng sản bền vững. Phú Yên muốn Nhật tham gia lĩnh vực hạ tầng đô thị - công nghiệp. Quảng Trị mời Nhật làm dự án điện - khí,...
Đặc biệt, hầu hết các tỉnh đều có nhu cầu được kết bạn với một địa phương có điều kiện tương đồng của Nhật, từ đó đề xuất hợp tác theo hình thức cặp địa phương Việt - Nhật.
Ông Trương Quang Hoài Nam, Phó chủ tịch Cần Thơ, bày tỏ mong muốn có thể hợp tác kinh tế với tỉnh Chiba - địa phương có sản lượng nông nghiệp đứng thứ hai ở Nhật, phát triển mạnh về khu nuôi trồng thuỷ sản và du lịch. Đây cũng là tỉnh có nhiều nét tương đồng với Cần Thơ cũng như đồng bằng sông Cửu Long.
Trong khuôn khổ hợp tác dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, ông Bùi Nhật Quang hy vọng có thể thiết lập quan hệ hợp tác cặp địa phương Việt - Nhật, giữa Ninh Thuận với một tỉnh có điều kiện tương tự ở Nhật Bản để có thể trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Trước những đề xuất này, ông Nguyễn Hoàng Long, Quyền Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoai giao, chia sẻ: "Các tỉnh cần có các dự án cụ thể để làm nền tảng cho việc thiết lập các cặp quan hệ địa phương giữa hai nước. Như vậy, cặp quan hệ mới có thể lâu dài, bền chặt. Cần tránh việc thiết lập quan hệ chỉ vì một chuyến đi rồi lại rơi vào quên lãng".
Tại cuộc gặp, ông Katsuro Nagai, công sứ Nhật Bản tại Việt Nam, đã ghi nhận sự quan tâm của của lãnh đạo các địa phương Việt Nam đối với dòng vốn Nhật.
"Việt Nam luôn là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản và hiện vẫn còn nhiều tiềm năng đầu tư hợp tác giữa hai nước", ông Nagai khẳng định.
Theo_VietNamNet
Gian nan bài toán xóa nợ đọng xây dựng cơ bản Giải quyết triệt để nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) ngay trong năm 2015 là một trong những mục tiêu được Chính phủ và Quốc hội đặt ra, nhằm đảm bảo an toàn nợ công và góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững. Mặc dù vậy, mục tiêu này có thể lỗi hẹn khi mới đây, theo số liệu công bố,...