Chấm điểm 3 tiệm bánh mì lâu năm của Sài Gòn
Không chỉ ngon, lạ và khác biệt, các tiệm bánh mì như Bảy Hổ, Nguyên Sinh, Hòa Mã… còn lưu giữ trong mình ký ức Sài Gòn từ những năm lâu lắm.
Bánh mì Bảy Hổ
Bánh mì Bảy Hổ hấp dẫn với kích thước bé xinh cùng phần nhân khác lạ.
Tiệm bánh mì Bảy Hổ tọa lạc trên đường Huỳnh Khương Ninh có ba điểm nhấn khác biệt với hàng trăm tiệm bánh mì khác của Sài Thành. Trước hết, tiệm bánh này đã có tuổi thọ 80 năm có lẻ. Và dù có lịch sử lâu đời và tọa lạc ở trung tâm quận 1, giá một ổ bánh chỉ 10.000 đồng. Ba ổ bánh mì tại đây có kích thước nhỏ xinh, “ăn chơi thì được, ăn no phải vài ổ”.
Tuy nhỏ nhắn, giá rẻ, song độ đa dạng hay độ ngon của phần nhân bánh tại đây không hề kém cạnh các tiệm khác, thậm chí có phần độc đáo hơn. Ví dụ thịt luộc không chỉ thấm đều, đậm đà bên trong mà bề ngoài còn có màu vàng đẹp mắt. Các loại khác như chả lụa, paté, bơ, củ cải cà rốt ngâm chua hay xíu mại đều có phong vị riêng để thực khách cảm nhận sự khác biệt.
Địa chỉ: Bánh mì Bảy Hổ, 23 Huỳnh Khương Ninh, P. Đa Kao, Q. 1. Mở cửa 14h – 17h.
Bánh mì Hòa Mã
Bánh mì thịt nguội. Ảnh: David Hagerman
Bánh mì Hòa Mã ra đời vào năm ra đời năm 1958 tại số 511 Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu, Q. 3). Hai năm sau, tiệm dời về số 51 Cao Thắng và “yên vị” đến nay. Tên tiệm được đặt tên theo một ngôi làng ngoại ô Hà Nội.
Bánh mì Hòa Mã đươc biết đến với hai dòng là bánh mì thịt nguội gồm jambon, sốt, patê, ăn cặp với đồ chua và bánh mì ốp la – dòng bánh này được đánh giá cao hơn.
Video đang HOT
Một phần bánh mì ốp la tại đây gồm một ổ bánh mì dài khoảng một gang tay, bên trong là hai trứng gà chiên ốp la với lòng đỏ chỉ hơi chín, hành tây, jambon, chả lụa, chả quế, thịt ba rọi muối, xúc xích…. Ngoài ra còn có tí muối tiêu, xì dầu, tương ớt để tăng thêm độ mặn, cay, giúp bánh càng đậm đà. Ít đồ chua như cải trắng, dưa leo, cà rốt thái to bản để trung hòa vị ngấy.
Bánh mì Hòa Mã, 51 Cao Thắng, P. 5, Q. 3. Mở cửa từ 6h – 10h trưa. Giá: Ốp la bánh mì (42.000 đồng/phần), thịt nguội thập cẩm (42.000 đồng/phần), bánh mì thập cẩm (24.000 đồng/ổ).
Ảnh: Ngoisao.net
Bánh mì Nguyên Sinh ra đời vào năm 1982. Tiệm được đặt theo tên người con thứ hai của người mở quán.
Có hai yếu tố khiến bánh mì Nguyên sinh được nhiều người biết đến và lựa chọn. Một là chất lượng vượt trội của các thành phần, hai là cách thưởng thức “không đụng hàng” với bất kỳ hàng quán nào tại Sài Thành.
Một phần bánh mì thịt nguội tại Nguyên Sinh gồm một đĩa với 7 loại khác nhau là paté gan, xúc xích, giò thủ, giò heo rút xương, thịt hun khói… Để tiết giảm bớt ngán ngấy của các thành phần này, một ít đồ chua gồm củ cải, dưa leo và cà rốt ngâm chua và bơ cũng được dọn kèm.
Thành phần không lạ hay bắt mắt, song suất ăn này tại đây luôn tạo ấn tượng mạnh với thực khách. “Ngoài ngoại hình bắt mắt, lý do để tôi chọn thương hiệu này chính là món patê gan heo hay gan gà có độ mềm mại, thơm ngon, thoảng mùi quế khó cưỡng. Song một phần là ký ức tuổi thơ với những lần đươc ba đưa đến đây để thưởng cho bài kiểm tra đạt điểm cao”, anh Sang, nhà ở quận 3 chia sẻ.
Hầu hết khách đến mua về, song nếu một lần thử ngồi tại quán, chậm rãi thưởng thức món ăn trong không gian của quán, cảm nhận từng cảm giác khác biệt món ăn mang lại.
Địa chỉ: Bánh mì Nguyên Sinh, 141 Trần Đình Xu, P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1. Mở cửa từ 6h – 21h. Giá: Bánh mì thịt nguội thập cẩm (32.000đồng/phần), Ốp la thịt nguội (38.000đồng/phần).
An Huỳnh
Theo TTVN
[Chế biến] - Đổi món với vịt om sấu
Vịt om sấu luôn làm món ăn được nhiều gia đình ưa thích trong những ngày hè.
Không phải ngẫu nhiên mà món vịt om sấu lại được coi như một món ăn mùa hè, chính bởi vì những quả sấu chua dịu chỉ đến hè mới kết trái. Hương vị của những quả sấu kết hợp với miếng thịt vịt béo ngậy, ăn mềm mà không ngán. Mùa của vịt om sấu đã đến, cùng nấu món ngon để cả nhà cùng thưởng thức nhé.
Nguyên liệu (nấu cho 2 người ăn):
- Vịt: con
- Sấu: 15 quả (hoặc tùy sở thích của gia đình, với nhà mình, đều thích vị chua rõ nên cho nhiều sấu).
- Rau rút: 2 mớ (không bắt buộc, có thể thay bằng loại rau khác).
- Khoai sọ: 200gr (không bắt buộc).
- Gia vị: chanh, muối, đường, gừng, hành củ, hành lá, xả, tỏi, giềng (riêng riềng không bắt buộc, nếu thích thì có thể thêm).
Thực hiện:
Bước 1: Rau rút nhặt sạch bấc, hành lá, xả, gừng, tỏi, hành củ, khoai sọ...bỏ vỏ, lá già, sau đó đem rửa sạch sẽ các loại rau, gia vị trên.
Bước 2: Vịt mua về các bạn bóp với muối, rửa lại cho sạch, sau đó cắt quả chanh xát lại phần da của vịt cho hết sạch mùi, dùng kéo hoặc dao chặt vịt thành từng miếng nhỏ như bao diêm.
Bước 3: Ướp vịt với hành củ, gừng, tỏi, xả... băm nhỏ, 1 thìa café muối, thìa café đường, ướp trong khoảng 20-30 phút cho vịt ngấm gia vị.
Bước 4: Vịt ướp đủ thời gian, đem xào cho chín sơ.
Bước 5: Sau đó thêm nước vừa đủ dùng, đậy vung, đun sôi, hớt bọt nếu có để nước dùng trong.
Bước 6: Cho sấu vào nước dùng và ninh nhỏ lửa.
Bước 7: Nấu trong khoảng 30 phút hoặc đến khi thử thấy vịt bắt đầu mềm thì thêm khoai sọ, tiếp tục đun cho đến khi khoai sọ bở thì thêm rau rút vào, nêm nếm lại vừa miệng thì tắt bếp.
Món vịt om sấu rất dễ nấu và ngon, mùa hè ăn với cơm hoặc bún đều được.
Chúc các bạn ngon miệng với món vịt om sấu thơm ngon cho mùa hè nhé!
Theo VNN
[Chế biến] - Bò cuốn cá lốt thơm ngon cho ngày cuối tuần Bò lá lốt với vị ngọt mềm của bò, mùi thơm đặc trưng của lá lốt, chấm với mắm nêm sẽ là món ăn hấp dẫn cho cả gia đình trong ngày nghỉ. Lá lốt là cây thuốc quý giúp giải độc, chống viêm, chữa các bệnh liên quan đến thấp khớp, phong thấp. Những món ăn từ lá lốt rất thích hợp...