Chậm đăng ký kinh doanh 5 ngày bị xử lý hình sự: Việc khởi tố là không có cơ sở!
Theo Luật sư Hoàng, việc công an huyện Bình Chánh khởi tố anh Tấn theo Điều 159 là không có cơ sở.
Anh Nguyễn Văn Tấn (cư ngụ quận Bình Tân) mở cửa hàng bán phở nhưng chậm đăng ký kinh doanh 5 ngày bị Công an huyện Bình Chánh (TPHCM) khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội “Kinh doanh trái phép” đang gây xôn xao dư luận. Để hiểu hơn về việc này, phóng viên có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Sỹ Hoàng – Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý – Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
PV: Thưa luật sư, kinh doanh trái phép thì bị xử lý như thế nào? Trong trường hợp của anh Nguyễn Văn Tấn như trên thì bị xử lý như thế nào?
Luật sư Trần Sỹ Hoàng: Kinh doanh trái phép là kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép.
Theo quy định của Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009, tùy vào hành vi kinh doanh trái phép sẽ bị xử lý như sau: Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm; phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Các biên bản xử phạt vi phạm hành chính, kết luận điều tra vụ án của Công an huyện Bình Chánh và cáo trạng của Viện KSND huyện Bình Chánh đối với quán phở của anh Nguyễn Văn Tấn. Ảnh Sài Gòn giải phóng.
Ngoài hình phạt chính trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Còn đối với trường hợp của anh Tấn, theo những thông tin trên báo chí thì anh Tấn bị khởi tố hình sự theo khoản 1 Điều 159 BLHS. Cơ quan điều tra căn cứ vào dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính” về hành vi “kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép”.
Cũng theo thông tin trên báo chí thì sau khi bị xử phạt hành chính về hành vi “kinh doanh không đăng ký kinh doanh…” thì anh Tấn đã ngừng hoạt động kinh doanh. Nếu thực tế như vậy thì việc khởi tố anh Tấn theo Điều 159 là không có cơ sở bởi vì một trong những dấu hiệu cấu thành tội “Kinh doanh trái phép” là “đã bị xử phạt hành chính…” nhưng vẫn tiếp tục kinh doanh trái phép như phân tích ở trên.
Video đang HOT
Thưa luật sư, trong các biên bản xử phạt trên, công an huyện Bình Chánh có vi phạm quyền hạn chức vụ hay không?
Công an quận, huyện có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm trên.
Cụ thể, theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trường hợp vi phạm bị phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân và trên 500.000 đồng đối với tổ chức phải bị lập biên bản và được lập thành hồ sơ.
Tuy nhiên, theo thông tin trên một bài báo có đoạn “Mặc dù biên bản kiểm tra chỉ ghi lỗi “không đăng ký kinh doanh” nhưng sở dĩ số tiền phạt lên đến 17 triệu đồng là vì Trưởng Công an huyện Bình Chánh đã tự phạt thêm 4 hành vi nữa”. Nếu thực tế có chuyện như vậy thì Công an huyện Bình Chánh đã vi phạm trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính. Theo nguyên tắc, các hành vi vi phạm hành chính phải được lập biên bản vi phạm hành chính trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản và phải giao cho người/ tổ chức vi phạm 1 bản.
Vì vậy, muốn ra quyết định xử phạt 4 hành vi “Vi phạm quy định về tiêu chuẩn sức khỏe trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm”; việc sử dụng khu vực chế biến, bảo quản không đảm bảo vệ sinh là “Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín”; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm”; không lưu trữ đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu về quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm” thì trước hết phải lập biên bản vi phạm hành chính về các hành vi trên chứ không phải biên bản chỉ ghi lỗi “không đăng ký kinh doanh” mà “tự phạt thêm” 4 lỗi trên như báo đưa tin.
Việc anh Tuấn ngưng kinh doanh để tiến hành các thủ tục theo yêu cầu của cơ quan chức năng nhưng công an huyên Bình Chánh tiến hành kiểm tra VS ATTP và xử lý vi phạm hành chính về hành vi “sử dụng khu vực chế biến có côn trùng độc hại” và “sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm”, theo anh có hợp lý hay không?
Theo tôi, trường hợp này là hợp lý vì Luật xử lý vi phạm hành chính quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này là 1 năm kể từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Quan điểm của luật sư về sự việc trên?
Kinh doanh trái phép ở Việt Nam được xem là dạng tội phạm ít nghiêm trọng cho xã hội.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác (Khoản 4, Điều 8 BLHS). Với mức độ ít nghiêm trọng, thông thường sẽ bị xử phạt hành chính, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Xin cảm ơn Luật sư!
MINH PHÚC
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tung tin đồn bắt cóc, lấy nội tạng ở Cần Thơ có thể bị xử lý hình sự
"Với hành vi tung tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận lên mạng xã hội Facebook như vậy có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự", luật sư Nguyễn Danh Huế nhận định.
Theo Tuổi trẻ đưa tin, ngày 16/4, Đại tá Trần Ngọc Hạnh - Giám đốc Công an TP. Cần Thơ cho biết thời gian gần đây trên địa bàn thành phố đã xuất hiện nhiều tin đồn bắt cóc trẻ em, hay bắt cóc lấy nội tạng.
Thông tin này lan truyền từ mạng xã hội, sau đó đến các trường học trên địa bàn gây hoang mang trong người dân.
Tài khoản facebook tung tin công nhân bị bắt cóc, mổ nội tạng.
Ngày 30/3, trên địa bàn huyện Phong Điền, tiếp giáp quận Ô Môn, Cần Thơ rộ tin đồn bé trai 11 tuổi bị hai thanh niên đi xe máy bắt cóc khi đang đi xe đạp một mình trên đường. Vụ việc này cơ quan công an địa phương bắt được hai người nhưng cả hai có ý đồ cướp xe đạp của bé trai chứ không phải bắt cóc.
Tiếp đến, ngày 12/4, tài khoản facebook "Vân Ngô" đã đăng tải thông tin với nội dung: "Cảnh báo Cần Thơ đã có bắt cóc mổ lấy nội tạng. Cháu gái mình làm việc ở Trà Nóc. Bạn làm chung với cháu mình đêm qua không về nhà, sáng nay phát hiện xác ở bụi sậy, không còn nội tạng".
Thậm chí, khi có người vào Facebook xem rồi thắc mắc sự việc có thật hay không, cô này còn thản nhiên trả lời: "Ở Trà Nóc đó anh. Cháu em nó đi làm trên đó. Mà mấy bữa nay nhiều người hỏi em quá. Em đăng tin cảnh báo". Ngay sau đó, thông tin này lan truyền với mức độ nhanh với hơn 1.500 lượt chia sẻ
Cơ quan công an quận Bình Thủy đã vào cuộc xác minh và khẳng định không hề có vụ việc bắt cóc hay giết lấy nội tạng như trên.
Những thông tin về bắt cóc, lấy nội tạng trên mạng xã hội đã khiến dư luận hết sức hoang mang, lo sợ. Vậy với những đối tượng tung tin sai sự thật sẽ bị xử lý như thế nào? Để làm rõ vấn đề này Pv báo Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia pháp lý.
Luật sư Nguyễn Danh Huế, công ty luật Bắc Nam, Đoàn luật sư TP Hà Nội
Đưa ra nhận định của mình luật sư Nguyễn Danh Huế, công ty luật Bắc Nam, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết: "Với hành vi tung tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận lên mạng xã hội Facebook như vậy có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Nó phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi cũng như hậu quả mang lại.
Đối với hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định tại Điểm d, Khoản 3, Điều 64 của Nghị định 174/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra nếu gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự 1999 về tội Sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính hoặc Điều 258 Bộ luật hình sự 1999 tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".
Cũng có quan điểm về vụ việc luật sư Đặng Văn Sơn - Đoàn luật sư TP. Hà Nội nhận định: "Từ nhưng thông tin ban đầu có thể thấy việc đăng tin lên facebook không đúng sự thật gây hoang mang dư luận có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vụ việc có dấu hiệu của tội Vu khống theo quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 nếu thông tin đăng lên về ai đó cụ thể mà sự việc không có thật.
Trong trường hợp nếu đưa thông tin chung chung không cụ thể, không đúng sự thật ảnh hưởng lớn đến tâm lý lo sơ của người dân, gây hoang mang dư luận thì có thể bị truy tố hình sự theo Điều 226 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet".
Phương Anh - Hằng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Kỷ luật khiển trách và kiểm điểm 2 cán bộ trong vụ truy tố oan VKSND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm và rút kinh nghiệm nghiêm túc trong toàn ngành Ngày 15/4, ông Lại Văn Loan (Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Thuận) đã có văn bản báo cáo Thường trực HĐND tỉnh Bình Thuận về việc xử lý cán bộ trong vụ truy tố oan anh Mai Văn Hà....