Châm cứu: Hiểu thế nào cho đúng?

Theo dõi VGT trên

Châm cứu là một hình thức điều trị bệnh. Khi đó, chuyên gia sẽ dùng kim châm cứu có mũi rất mỏng đâm vào da người bệnh ở các điểm cụ thể trên cơ thể.

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp châm cứu vẫn chưa rõ ràng. Những người hành nghề trong lĩnh vực này chia làm hai trường phái. Một bên cho rằng nó hoạt động bằng cách cân bằng năng lượng sống để bệnh nhân hồi phục. Bên còn lại cho rằng nó tạo ra những tác dụng liên quan đến thần kinh để giảm thiểu triệu chứng bệnh.

Tuy nhiên, dù ở trường phái nào, các chuyên gia cũng công nhận nó tạo ra một số hiệu quả nhất định trong quá trình điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh.

Châm cứu là gì?

Chuyên gia châm cứu sẽ chèn kim châm vào cơ thể người bệnh. Phương pháp này thường được sử dụng cho người mắc bệnh đau đầu, nhức mỏi cơ, các vấn đề về huyết áp và một số tình trạng sức khỏe khác.

Y học cổ truyền Trung Quốc giải thích rằng sức khỏe là kết quả của sự cân bằng các thái cực. Ngược lại, bệnh tật xảy ra do bị mất cân bằng những thái cực đó.

Theo Medical News Today, cơ thể người có tất cả 350 điểm châm cứu. Khi chèn kim châm vào những điểm này, bạn sẽ tạo ra sự cân bằng năng lượng cho cơ thể.

Vẫn chưa có bằng chứng khoa học hiện đại nào chứng minh sự tồn tại của các kinh mạch hoặc huyệt đạo. Vì thế, rất khó để chứng minh phương pháp châm cứu có thật sự hoạt động hay không. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu khẳng định phương pháp này sẽ phát huy tác dụng chữa bệnh trong một số điều kiện nhất định.

Một số chuyên gia đã sử dụng lý luận trong khoa học thần kinh để giải thích cho cơ chế hoạt động của phương pháp cổ truyền này. Theo đó, các huyệt đạo được xem là nơi mà các dây thần kinh, cơ bắp và mô liên kết có thể được kích thích. Sự kích thích sẽ làm tăng lưu lượng máu và kích hoạt khả năng giảm đau tự nhiên của cơ thể.

Vì bản chất xâm lấn (dù khá nhẹ nhàng) của phương pháp này nên không dễ dàng để các nhà nghiên cứu tiến hành các cuộc kiểm tra. Hầu hết các nghiên cứu lâm sàng đều chỉ dừng lại ở mức độ yêu cầu người tham gia trải qua một cuộc điều trị giả hoặc sử dụng giả dược để có kết quả so sánh với những người được điều trị thực sự bằng cách châm cứu.

Những bệnh có thể điều trị bằng cách châm cứu

Một nghiên cứu ở Đức đã chỉ ra rằng châm cứu có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng và bệnh đau nửa đầu.

Ngoài ra, lợi ích của nó còn thể hiện trong các trường hợp:

Đau thắt lưng

Đau cổ

Viêm xương khớp

Đến năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê một số bệnh lý có thể hưởng lợi từ kỹ thuật châm cứu, bao gồm:

Bệnh huyết áp

Buồn nôn và nôn do tác dụng phụ của hóa trị

Video đang HOT

Các bệnh về dạ dày, đặc biệt là loét dạ dày

Kiết lỵ

Viêm mũi dị ứng

Viêm khớp dạng thấp

Bong gân

Đau răng

Đau thần kinh tọa

Nhiều tình trạng sức khỏe khác cũng có thể hưởng lợi từ phương pháp này. Tuy nhiên, chúng cần nhiều bằng chứng khoa học hơn nữa để chứng minh, bao gồm:

Đau cơ xơ

Nghỉ dưỡng sau phẫu thuật

Nghiện rượu

Nghiện thuốc lá

Đau cột sống

Hội chứng Tourette

Lợi ích mang lại

Châm cứu: Hiểu thế nào cho đúng? - Hình 1

Những lợi ích dễ nhìn thấy nhất của phương pháp châm cứu bao gồm:

Ít tác dụng phụ

Có thể kết hợp đồng thời với các phương pháp điều trị khác

Kiểm soát một số cơn đau

Có thể giúp bệnh nhân giảm số lần dùng thuốc giảm đau

Các chuyên gia sức khỏe khuyên mọi người không nên tự châm cứu tại nhà. Thay vào đó, bạn hãy tìm đến các cơ sở y tế có loại hình điều trị này. Nếu muốn châm cứu tại nhà, bạn phải chắc chắn người thực hiện kỹ thuật này cho bạn là người có am hiểu về y học cổ truyền.

Điều gì sẽ diễn ra trong buổi châm cứu?

Bác sĩ châm cứu sẽ kiểm tra bệnh nhân để đánh giá tình hình. Sau đó, họ dùng kim châm cứu được vô trùng để bắt đầu thao tác kỹ thuật trên cơ thể bệnh nhân.

Người bệnh sẽ được yêu cầu nằm ngửa, nằm sấp hoặc nằm nghiêng, tùy theo vị trí đặt kim châm cứu. Các mũi kim này chỉ nên được dùng một lần. Khi bị kim chích vào da, bệnh nhân có thể cảm thấy châm chích, ngứa ran hoặc đau nhẹ. Những cảm giác này tồn tại rất ngắn.

Các mũi kim châm cứu đã chích vào da sẽ giữ ở vị trí đó khoảng từ 5-30 phút, tùy theo tình trạng bệnh của từng người. Tần suất thực hiện cũng phụ thuộc vào từng cá nhân. Người mắc bệnh mãn tính có thể cần một đến hai lần điều trị mỗi tuần trong vài tháng. Trong khi đó, những vấn đề sức khỏe cấp tính thường được cải thiện sau 8-12 buổi châm cứu.

Rủi ro có thể xảy ra

Cũng nhau như các phương pháp chữa bệnh khác, bên cạnh những lợi ích nhất định, châm cứu cũng có thể làm xuất hiện những rủi ro sau:

Chảy máu, bầm tím, đau nhức tại vị trí châm kim

Kim tiêm không được khử trùng có thể làm lây nhiễm các bệnh khác cho bệnh nhân

Trong một số ít trường hợp, kim châm cứu có thể bị gãy và làm hỏng nội tạng của bệnh nhân

Khi được đưa sâu vào ngực hoặc lưng trên, mũi kim có thể chạm vào và làm xẹp phổi. Tuy nhiên, đây là trường hợp cực kỳ hiếm.

Phương pháp này cũng tương đối nguy hiểm với những người mắc các vấn đề về đông máu.

Theo quy định, kim châm cứu được xem là một thiết bị y tế. Nó phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định trước khi xâm lấn vào cơ thể bệnh nhân.

Các loại kim châm cứu phải được vô trùng, không bị nhiễm chất độc hại và phải được dán nhãn cho một lần sử dụng.

Nếu bạn phát hiện kim châm cứu bác sĩ sử dụng cho mình hoặc người thân không đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu, bạn có quyền từ chối điều trị.

Theo Khỏe 365

Chủ quan không kiêng cữ sau sinh, mẹ trẻ bị liệt dây thần kinh số 7

Chị Kim Chi đã lên tiếng cảnh báo các mẹ sắp sinh con không nên "cãi lời" ông bà mà chủ quan với việc kiêng cữ sau sinh để rơi vào tình cảnh như mình.

Ai cũng biết đến chuyện sau sinh nên kiêng cữ, nhưng kiêng như thế nào, kiêng những gì thì không phải mẹ nào cũng nắm được. Hơn nữa, theo quan niệm hiện đại, trong điều kiện xã hội hiện nay, việc kiêng cữ dường như đã được xem nhẹ hơn bởi nhiều người cho rằng "không cần thiết". Nhưng mới đây, hình ảnh người mẹ trẻ với dây điện chằng chịt trên mặt khi đang điều trị chứng liệt dây thần kinh số 7 vì không kiêng cữ sau sinh đúng cách đã trở thành lời cảnh tỉnh sâu sắc tới các mẹ sắp sinh con.

" Em chỉ muốn nói, nếu sinh con so thì nên kiêng cho đủ 3 tháng 10 ngày. Đừng như em! Tham công tiếc việc. Đụng nước lạnh sớm. Ra gió sớm. Không che chắn kĩ càng...

Bà đẻ sau sinh thay máu mới, người như con cua mới lột. Hồi con gái, em khỏe bao nhiêu thì bây giờ em yếu ớt bấy nhiêu. Hậu quả của em là bị nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột làm liệt dây thần kinh số 7, liệt 1/2 mặt. Phải châm cứu, bấm huyệt, day huyệt đến đau đớn, thuốc đông tây y kết hợp mà chưa hẹn ngày lành, còn chưa biết có để lại di chứng gì không. Nhìn vậy chứ giờ miệng em méo hẳn, nói năng ăn uống gì cũng khó khăn, mắt thì nhắm không được nên khô mắt, chảy nước mắt, mờ mắt".

Chủ quan không kiêng cữ sau sinh, mẹ trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 - Hình 1

Theo tìm hiểu, người mẹ trong bức ảnh trên là chị Kim Chi (25 tuổi, hiện đang sinh sống tại TP Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông). Chị Kim Chi sinh con đầu lòng cách đây 7 tháng. Sau khi sinh, chị may mắn có chồng, mẹ chồng và mẹ đẻ ở bên chăm sóc, đỡ đần. Giống như những bà mẹ mới sinh khác, tháng đầu tiên, chị Kim Chi rất cẩn thận, kiêng nước lạnh, ăn uống đầy đủ, xông người như cách nhiều mẹ ở miền Trung, Tây Nguyên vẫn làm để kiêng cữ sau khi sinh. Công việc nhà chị cũng không phải làm gì vì đã có người thân giúp đỡ.

Tuy nhiên, đầy tháng con, dường như không quen với cảnh ở cữ nên: " Hết cữ, táy máy tay chân, mình đụng nước lạnh luôn (giũ đồ bẩn của bé để bỏ vào máy giặt). Mình sống ở Tây Nguyên, gió nhiều mà đi ra đường mình chẳng che chắn gì. Không những thế, lúc con được 3 tháng, mình đã tắm nước lạnh luôn. Có lẽ đây là điều làm mình hối hận nhất!".

Lúc ấy, chị Kim Chi hoàn toàn không ý thức rằng những việc làm này sẽ để lại hậu quả. Chỉ đến khi con được 5 tháng 28 ngày, chị thấy nước mắt cứ chảy hoài, miệng lệch, uống nước thì nước chảy ra ngoài, thử cử động phồng má mà không được... Những biểu hiện trên cứ dần tăng lên làm chị gặp khá là nhiều khó khăn trong sinh hoạt.

Chủ quan không kiêng cữ sau sinh, mẹ trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 - Hình 2

Chị Kim Chi mới sinh con được 7 tháng.

Thấy vậy, chị tìm đến một phòng khám đông y tư nhân, song điều trị 1 tuần không thấy tiến triển nên bà mẹ trẻ đã vào viện. Bác sĩ kết luận chị bị liệt dây thần kinh số 7 và chỉ định điều trị bằng cách kết hợp điện châm chiếu đèn hồng ngoại, tập vật lý trị liệu có sự giúp đỡ, mát xa, day ấn huyệt...

Đến nay đã hơn 1 tháng, chị Kim Chi cho biết đã đỡ được khoảng 60-70%. Do con còn nhỏ nên chị xin điều trị ngoại trú, kết hợp với kiêng khem đồ lạnh, nước lạnh.

" Bác sĩ nói mình sức đề kháng yếu, sau sinh lại ra gió, đụng lạnh sớm gây ớn lạnh, dễ nhiễm phong hàn hơn người bình thường. Khí hậu nước mình không giống như nước ngoài nên kiêng khem cẩn thận vẫn cần thiết", bà mẹ Đăk Nông tâm sự.

Đối mặt với những gì đang phải trải qua, chị Kim Chi muốn gửi lời khuyên đến các mẹ sắp sinh con: " Nếu có điều kiện, các mẹ nên kiêng càng lâu càng tốt. Cơ thể phụ nữ sau sinh khá yếu ớt, đừng chủ quan! Sức đề kháng yếu thì bệnh gì cũng dễ mắc chứ không riêng gì liệt dây thần kinh số 7. Ngoài kiêng khem ra, các mẹ nên cố gắng bổ sung đầy đủ vitamin, sắt, canxi cả trước và sau sinh 3 tháng. Chăm chút cho bản thân nhiều hơn để mẹ có sức khỏe mới chăm con tốt được!".

Chủ quan không kiêng cữ sau sinh, mẹ trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 - Hình 3

Bà mẹ trẻ khuyên các mẹ nên kiêng cữ cẩn thận sau khi sinh.

Sau khi nghe chia sẻ từ mẹ Kim Chi, nhiều mẹ bỉm sữa khác cũng kể lại câu chuyện mình phải đối mặt sau sinh. Người dùng facebook có nick Chanmi Chi kể: " Tôi sinh 30 ngày được mẹ kiêng rất kĩ. Qua tháng về nhà chồng, tôi làm việc nhà sớm, tối trời mưa to tôi bị rét sém chết. Tới giờ 12 năm rồi tôi vẫn thường hay bị rét, gánh chịu chứng để lại sau khi sinh đó. Nó sẽ theo tôi tới già". Mẹ Trương Thị Hồng Như bày tỏ sự đồng cảm: " Khoảng 1 năm trước em cũng bị, đi khám ở bệnh viện Nhân Dân 115, uống thuốc 20 ngày và đi châm cứu 16 ngày đã bình phục. Giờ thấy hình ảnh như vậy ám ảnh luôn. Bấm huyệt đến bầm cái mặt".

Có nhiều quan niệm khác nhau về chuyện kiêng cữ sau sinh, nhưng có 1 việc cần thiết các chuyên gia vẫn khuyên sản phụ nên làm đó là giữ ấm cơ thể. PGS TS.BS Bay - Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: " Còn rất nhiều cách có thể giữ ấm cơ thể như mặc ấm, uống nước ấm, chườm ấm bụng sau khi ăn xong, nằm trong không gian thoáng đãng và mát mẻ. Nhưng không nên để gió lùa, để quạt và máy lạnh quá lạnh".

Theo Trí Thức Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵTrời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵ
08:24:22 25/12/2024
Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?
22:42:26 23/12/2024
Vì sao bạn dễ bị viêm họng, cảm cúm khi trời lạnh?Vì sao bạn dễ bị viêm họng, cảm cúm khi trời lạnh?
07:39:30 24/12/2024
Những trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏNhững trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏ
08:32:32 25/12/2024
Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt NamCông bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam
22:45:12 23/12/2024
5 không sau khi massage để tránh phản tác dụng5 không sau khi massage để tránh phản tác dụng
08:13:47 24/12/2024
Những "lần đầu tiên" và 10 sự kiện nổi bật nhất ngành Y tế TPHCM năm 2024Những "lần đầu tiên" và 10 sự kiện nổi bật nhất ngành Y tế TPHCM năm 2024
08:54:08 24/12/2024
Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?
08:56:49 24/12/2024

Tin đang nóng

Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?
20:26:55 25/12/2024
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?
20:06:14 25/12/2024
Chàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây TạngChàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây Tạng
18:30:00 25/12/2024
Cô gái mắc 2 căn bệnh ung thư từ chối chàng trai tỏ tình mình 9 lần và cái kếtCô gái mắc 2 căn bệnh ung thư từ chối chàng trai tỏ tình mình 9 lần và cái kết
20:02:22 25/12/2024
Sốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu ÁSốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu Á
20:56:57 25/12/2024
Diễn viên Thanh Trúc trải lòng hành trình 5 lần thụ tinh ống nghiệm để có conDiễn viên Thanh Trúc trải lòng hành trình 5 lần thụ tinh ống nghiệm để có con
18:08:34 25/12/2024
Sự thật chấn động bản hit 600 triệu view Vpop, hóa ra chỉ là sản phẩm "lừa dối"Sự thật chấn động bản hit 600 triệu view Vpop, hóa ra chỉ là sản phẩm "lừa dối"
21:13:06 25/12/2024
Sao Việt 25/12: Thanh Hằng đón Giáng sinh ấm áp bên chồng nhạc trưởngSao Việt 25/12: Thanh Hằng đón Giáng sinh ấm áp bên chồng nhạc trưởng
19:46:46 25/12/2024

Tin mới nhất

Được coi là 'tinh hoa' của mùa lạnh, nhưng lẩu lại 'đại kỵ' với những người này

Được coi là 'tinh hoa' của mùa lạnh, nhưng lẩu lại 'đại kỵ' với những người này

09:12:03 25/12/2024
Lẩu là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người bị tiểu đường. Nước lẩu thường chứa nhiều đường, tinh bột, làm tăng đường huyết sau ăn, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.
Những lợi ích bất ngờ từ thói quen uống cà phê buổi sáng

Những lợi ích bất ngờ từ thói quen uống cà phê buổi sáng

08:54:57 25/12/2024
Với nhiều người, cà phê là thức uống không thể thiếu trong ngày. Dù là ngày thường hay cuối tuần, họ đều uống một tách cà phê vào buổi sáng để bắt đầu ngày làm việc.
Những dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày

Những dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày

08:51:49 25/12/2024
Mất ngủ thường xuyên gây rối loạn chức năng chuyển hóa, làm mất khối lượng cơ bắp. Thiếu ngủ làm suy giảm tốc độ tổng hợp protein. Lâu dài, tình trạng này có thể dẫn đến teo cơ ở tay, chân.
Bệnh lác đồng tiền là bệnh gì và cách điều trị, dự phòng

Bệnh lác đồng tiền là bệnh gì và cách điều trị, dự phòng

08:28:36 25/12/2024
Vị trí xuất hiện có thể ở bất kỳ đâu trên cơ thể, thường gặp nhất là ở nếp lằn mông, nếp gấp dưới cánh tay, vùng bẹn hoặc những vùng ra nhiều mồ hôi.
Trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp

Trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp

08:20:15 25/12/2024
Sau 3 ngày, bệnh nhi phục hồi sức khỏe tốt, không bị khàn tiếng. Sau phẫu thuật, bệnh nhi được điều trị thêm với iod phóng xạ để ngăn chặn ung thư tái phát.
Gừng là vị thuốc cực bổ trong mùa đông nhưng những người này chớ dại ăn vào

Gừng là vị thuốc cực bổ trong mùa đông nhưng những người này chớ dại ăn vào

09:25:37 24/12/2024
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế sử dụng gừng. Nếu sử dụng, nên dùng với liều lượng nhỏ, sau bữa ăn và kết hợp với các thực phẩm khác để giảm kích ứng dạ dày.
Tóc bạc nhiều, uống hà thủ ô có giúp đen trở lại?

Tóc bạc nhiều, uống hà thủ ô có giúp đen trở lại?

09:06:22 24/12/2024
Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan.
5 loại gia vị phổ biến tốt cho tim mạch

5 loại gia vị phổ biến tốt cho tim mạch

08:51:43 24/12/2024
Một đánh giá khác của 13 nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm mức chất béo trung tính và cholesterol toàn phần, cả hai đều là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Khối u nặng 5kg nằm trong bụng người đàn ông

Khối u nặng 5kg nằm trong bụng người đàn ông

08:44:16 24/12/2024
Ngày 23/12, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa vừa phẫu thuật, loại bỏ khối u mỡ nặng 5kg cho bệnh nhân Đ.V.T. (58 tuổi, trú tỉnh Quảng Ngãi).
Hệ lụy từ nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc

Hệ lụy từ nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc

07:37:33 24/12/2024
Theo các chuyên gia, nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc xảy ra khi các vi sinh vật như: Vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh, làm cho loại thuốc này không thể tiêu diệt hoặc làm giảm sự ...
Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

06:00:38 24/12/2024
Chính vì vậy, một số bệnh nhân khi đã được điều trị thuốc và thấy đỡ khó thở lại dừng điều trị và không đi khám nữa. Như vậy, chúng sẽ tạo điều kiện hình thành nên những đợt cấp rất nặng bác sĩ Thủy nhấn mạnh.
Làm gì để ngăn ngừa cơn đột quỵ từ sớm?

Làm gì để ngăn ngừa cơn đột quỵ từ sớm?

22:22:38 23/12/2024
Các triệu chứng của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua có thể qua nhanh, nhưng bạn không nên chủ quan, nó là một dấu hiệu cảnh báo và bạn hãy coi đó là cơ hội để giảm nguy cơ đột quỵ toàn diện.

Có thể bạn quan tâm

Salah có thể lập cột mốc mới ở Ngoại hạng Anh

Salah có thể lập cột mốc mới ở Ngoại hạng Anh

Sao thể thao

22:30:29 25/12/2024
Vào ngày 27-12, Liverpool sẽ tiếp đón Leicester City ở vòng 18 Ngoại hạng Anh. Trong trận đấu này, Mohamed Salah đang đứng trước cơ hội thiết lập các cột mốc mới cho bản thân.
Nghệ sĩ Xuân Hinh, Thanh Thanh Hiền tham gia "Táo quân 2025"?

Nghệ sĩ Xuân Hinh, Thanh Thanh Hiền tham gia "Táo quân 2025"?

Sao việt

22:28:14 25/12/2024
Mới đây, NSND Tự Long đăng bức ảnh có dàn diễn viên từng tham gia Táo quân cùng 2 nghệ sĩ Xuân Hinh và Thanh Thanh Hiền, khiến khán giả đồn đoán rằng 2 nghệ sĩ sẽ tham gia chương trình này.
Thùy Dung: Đến với nhạc Pháp là cái duyên

Thùy Dung: Đến với nhạc Pháp là cái duyên

Nhạc việt

22:22:27 25/12/2024
Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ca sĩ nhạc Pháp - Thùy Dung có dịp nhìn lại năm 2024 của mình với nhiều điều đáng tự hào.
Song Joong Ki hạnh phúc gấp nghìn lần khi được làm bố

Song Joong Ki hạnh phúc gấp nghìn lần khi được làm bố

Sao châu á

22:09:48 25/12/2024
Xuất hiện trên chương trình Perfect Day with Lee Sang Soon hôm 24.12, Song Joong Ki chia sẻ cởi mở về hai con nhỏ và niềm hạnh phúc khi được làm cha.
'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

Phim việt

22:07:29 25/12/2024
Phần phim điện ảnh Kính vạn hoa chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, lấy cảm hứng từ hai tập phim truyền hình Bắt đền hoa sứ và Con mả con ma .
Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Tin nổi bật

22:05:03 25/12/2024
Gần 20h hôm nay (25/12), Công an quận Bình Tân (TPHCM) mới hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ người đàn ông tử vong tại chung cư trên đường số 1, phường Bình Hưng Hòa B. cao xuống.
Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Sao âu mỹ

21:58:44 25/12/2024
Theo đơn kiện, một cựu nhân viên của Sean Diddy Combs cáo buộc ông trùm âm nhạc đã giao cho nhân viên này tổ chức các bữa tiệc tình dục và chịu trách nhiệm dọn dẹp sau đó.
Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Thế giới

21:41:32 25/12/2024
Ông Yolcu giải thích điều đó sẽ giúp ổn định khu vực biên giới, với ít mối nguy hiểm hơn từ lực lượng dân quân người Kurd (YPG) của Syria, tránh gây bất ổn và áp lực từ vấn đề di cư khi người Syria tràn vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Bắt đối tượng cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không

Bắt đối tượng cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không

Pháp luật

21:32:27 25/12/2024
Tối 25/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, vừa khởi tố đối tượng Lê Tiến Đức (21 tuổi, trú huyện Quỳnh Lưu) vì vận chuyển trái phép 2kg ma túy.
Bài toán Olympia khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng học toán của mình, nghe cách giải của MC mới ngã ngửa

Bài toán Olympia khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng học toán của mình, nghe cách giải của MC mới ngã ngửa

Netizen

21:29:18 25/12/2024
Olympia là chương trình hàng đầu dành cho các bạn trẻ có niềm đam mê với tri thức. Một đặc điểm của cuộc thi này là có rất nhiều câu hỏi hóc búa
BTS tổ chức World Tour vào năm 2026, fan lo lắng vì một lý do

BTS tổ chức World Tour vào năm 2026, fan lo lắng vì một lý do

Nhạc quốc tế

21:00:57 25/12/2024
Mới đây, ông Lee Hwa Jung - nhà nghiên cứu tại NH Investment & Securities đưa ra dự đoán về thời gian trở lại của BTS sau khi các thành viên xuất ngũ.