Chậm công bố COVID-19 là đại dịch, WHO xem xét thay đổi quy tắc cảnh báo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận đã thành lập một ủy ban xem xét thay đổi quy trình tuyên bố tình trạng khẩn cấp sức khỏe toàn cầu, sau các chỉ trích nói WHO đã chậm chạp trong phản ứng khiến COVID-19 lan rộng và gây thiệt hại nghiêm trọng.
Một người Mỹ lau nước mắt trong đám tang của một người quen qua đời vì COVID-19 – Ảnh: REUTERS
WHO đã tuyên bố dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) là tình trạng khẩn cấp quốc tế về y tế (PHEIC) vào ngày 30-1-2020. Thời điểm đó căn bệnh này đã lây nhiễm cho ít nhất 100 người bên ngoài Trung Quốc và không cướp đi sinh mạng nào ngoài biên giới nước này.
Theo Quy định Y tế Quốc tế (IHR) hiện hành về việc chuẩn bị và ứng phó cho các trường hợp khẩn cấp về y tế, không có mức cảnh báo nào dưới mức PHEIC, kể cả ở cấp độ khu vực hay toàn cầu.
WHO đã phải đối mặt với những cáo buộc – đặc biệt là từ Mỹ, vì đã xử trí không đúng đại dịch ban đầu và chờ đợi quá lâu để báo động, theo Hãng thông tấn AFP.
Video đang HOT
Phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 27-8, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã gọi đại dịch COVID-19 là một “thí nghiệm axit” đối với các quốc gia cũng như đối với IHR.
Ông thừa nhận trước khi COVID-19 bùng phát, IHR đã bộc lộ các lỗ hổng khi dịch Ebola bùng phát ở châu Phi năm 2013. “WHO sẽ thành lập một ủy ban xem xét các quy định toàn cầu liệu có nên thực hiện bất kỳ thay đổi nào hay không”, người đứng đầu WHO xác nhận.
Ông Tedros hi vọng ủy ban này sẽ trình báo cáo tiến độ cho Đại hội đồng Y tế Thế giới – cơ quan ra quyết định của WHO vào tháng 11 năm nay và báo cáo đầy đủ vào tháng 5 năm sau.
Ủy ban này sẽ tách biệt với Ban độc lập về chuẩn bị và ứng phó với đại dịch (IPPR), được thành lập để đánh giá các phản ứng trên toàn thế giới trước COVID-19. IPPR do cựu thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf đứng đầu.
“Chúng tôi cam kết chấm dứt đại dịch và làm việc với tất cả các quốc gia để rút kinh nghiệm và đảm bảo rằng chúng ta cùng nhau xây dựng một thế giới lành mạnh, an toàn hơn, công bằng hơn mà chúng ta mong muốn”, tổng giám đốc WHO khẳng định.
Theo trang worldometers.info, tính đến 8h sáng 28-8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 24,6 triệu ca mắc COVID-19, trong đó hơn 835.000 người đã tử vong. Đã có 17 triệu bệnh nhân đã hồi phục và còn gần 6,7 triệu ca đang được điều trị.
WHO khuyến cáo trẻ em trên 12 tuổi nên sử dụng khẩu trang như người lớn
Dịch Covid-19 đang có dấu hiệu lây lan mạnh trở lại, buộc các nước phải siết chặt hoặc công bố thêm các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.
Theo số liệu mới nhất, số ca mắc Covid-19 trên thế giới đã vượt mốc 23,5 triệu người, trong khi số ca tử vong cũng tăng lên hơn 800.000. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phải ban hành thêm các hướng dẫn về phòng dịch, đặc biệt trong đó khuyến cáo trẻ em trên 12 tuổi nên sử dụng khẩu trang như người lớn.
WHO khuyến cáo trẻ em trên 12 tuổi nên sử dụng khẩu trang như người lớn. Ảnh: AP
Chính phủ Hàn Quốc mới đây đã phải mở rộng các quy định phòng dịch nghiêm ngặt ra ngoài phạm vi thủ đô Seoul khi yêu cầu đóng cửa toàn bộ các bãi biển, nhà hàng, quán ba, viện bảo tàng và các sự kiện thể thao ngoài trời trên khắp cả nước.
Từng được xem là một hình mẫu trong cuộc chiến chống Covid-19 với chiến lược xét nghiệm và truy dấu trên diện rộng, quốc gia châu Á này hôm qua một lần nữa phải chứng kiến số ca mắc mới theo ngày tiến gần tới ngưỡng 400 ca, cao nhất kể từ đầu tháng 3. Điều đáng lo ngại là 20,2% số ca nhiễm mới trong hai tuần qua chưa tìm ra nguồn lây và cũng là tỷ lệ cao nhất từ đầu dịch.
Giám đốc Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc Jung Eun-kyeong thừa nhận, Hàn Quốc đang đứng trước bờ vực "một đại dịch quốc gia".
"Hàn Quốc đã trải qua ngày thứ 3 liên tiếp có ca nhiễm mới vượt quá 300 người và không chỉ tại thủ đô, mà ở 17 tỉnh thành trên toàn quốc. Chúng ta đang trong tình trạng rất nghiêm trọng khi đang trên bờ vực một đại dịch quốc gia. Do đó, chính phủ đã quyết định áp dụng các quy định về giãn cách xã hội giai đoạn 2 trên phạm vi toàn quốc", ông Jung Eun-kyeong nói.
Trong khi đó tại Ấn Độ, số ca mắc Covid-19 cuối tuần qua đã vượt ngưỡng 3 triệu người, trong đó gần 70.000 ca nhiễm mới và hơn 900 ca tử vong chỉ riêng trong ngày 23/8. Trong vài tuần gần đây, Chính phủ Ấn Độ đã tập trung đẩy mạnh việc mở rộng xét nghiệm Covid-19 nhằm phát hiện và truy dấu các ca nghi nhiễm. Tính đến ngày 21/8, tổng cộng đã có hơn 34 triệu xét nghiệm được tiến hành.
Tại châu Âu, việc người dân trở lại sau kỳ nghỉ đã khiến chính phủ nhiều nước lo ngại về nguy cơ gia tăng các trường hợp nhập khẩu từ nước ngoài. Áo từ cuối tuần qua đã tăng cường các biện pháp kiểm dịch tại biên giới với Slovenia, trong bối cảnh số ca mắc mới liên tục tăng ở thủ đô Viên, trong đó 1/3 số người trở về từ Croatia trong vòng 1 tháng qua sau kỳ nghỉ có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Italy, quốc gia châu Âu đầu tiên chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 hồi đầu năm này cũng lo ngại về nguy cơ làn sóng lây nhiễm thứ 2. Khu vực thủ đô Rô-ma cuối tuần qua đã ghi nhận số ca mắc mới theo ngày tăng cao nhất kể từ tháng 3 và chủ yếu liên quan tới những người trở về sau kỳ nghỉ. Tình trạng tương tự cũng được ghi nhận tại Đức và Pháp.
Tổ chức Y tế thế giới mới đây đã phải ban hành thêm các hướng dẫn phòng dịch, đặc biệt trong đó khuyến cáo trẻ em trên 12 tuổi đeo khẩu trang "trong những điều kiện tương tự như người lớn". Khuyến cáo đưa ra trong bối cảnh những người mắc Covid-19 đang ngày càng trẻ hóa, với các triệu chứng nặng và khả năng lây nhiễm cao.
Chuyên gia dịch tễ học thuộc Tổ chức Y tế thế giới Maria Van Kerkhove cho biết: "Chúng ta biết rằng các lây nhiễm ở trẻ em còn hạn chế. Có một số nghiên cứu về các độ tuổi như nhóm dưới 5 tuổi, dưới 10 tuổi hay nhóm thanh thiếu niên. Kết quả ban đầu cho thấy có mức độ lây truyền khác nhau, với những trẻ nhỏ tuổi hơn có nguy cơ lây nhiễm ít hơn so với thanh thiếu niên. Nhưng những dữ liệu này thực sự là hạn chế và chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu".
Cụ thể theo hướng dẫn mới của Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), trẻ em từ 12 tuổi trở lên đặc biệt nên đeo khẩu trang khi không thể đảm bảo khoảng cách 1 mét với những người xung quanh ở những khu vực Covid-19 đang lây lan. Đối với trẻ em từ 6 tuổi đến 11 tuổi, việc có nên đeo khẩu trang hay không phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cường độ lây truyền trong khu vực, khả năng sử dụng khẩu trang của trẻ, khả năng tiếp cận khẩu trang và sự giám sát đầy đủ của người lớn. Trong khi đó trẻ em từ 5 tuổi trở xuống được khuyến cáo không nhất thiết phải đeo khẩu trang dựa trên sự an toàn và lợi ích chung của trẻ./.
WHO: Sẽ là sai lầm khi người trẻ không quan tâm tới đại dịch Covid-19 Khuyến cáo của WHO đưa ra trong bối cảnh những người mắc Covid-19 đang ngày càng trẻ hóa, với các triệu chứng nặng và khả năng lây nhiễm cao. Tổ chức Y tế thế giới hôm qua khuyến cáo trẻ em từ 12 tuổi trở lên nên đeo khẩu trang trong những điều kiện tương tự người lớn nhằm kiềm chế tình trạng...