Chậm chuyển tiền cứu trợ có thể bị xử lý hình sự
Sự việc nghệ sĩ Hoài Linh giữ hơn 14 tỉ đồng ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung từ năm 2020 đến nay đang là sự kiện được nhiều người quan tâm. Mới đây, Hoài Linh cũng đã lên tiếng giải thích và xin lỗi về sự chậm trễ này.
Đoàn của nghệ sĩ Hoài Linh trong một lần trao quà hỗ trợ cho người dân huyện Quế Sơn, Quảng Nam – Ảnh: M.T.
Vậy pháp luật quy định thế nào về việc tổ chức quyên góp và người tổ chức quyên góp phải có trách nhiệm ra sao?
Có thể bị xử lý hình sự
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Đỗ Ngọc Thanh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết nghị định 64/2008 quy định thời gian phát động cuộc vận động đóng góp, tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ chậm nhất là sau 3 ngày kể từ ngày thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra.
Trong đó, thời gian vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ ở cấp trung ương, cấp tỉnh kéo dài không quá 60 ngày kể từ ngày bắt đầu phát động cuộc vận động đóng góp. Thời gian vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ ở cấp huyện và các tổ chức, đơn vị khác được cơ quan có thẩm quyền cho phép kéo dài không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu cuộc vận động đóng góp.
Thời gian phân phối tiền, hàng cứu trợ được thực hiện ngay trong quá trình vận động đóng góp và kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian vận động đóng góp.
Đồng thời điều 21 nghị định này cũng quy định các tổ chức, cá nhân huy động, quản lý và phân phối sử dụng tiền, hàng cứu trợ trái với quy định tại nghị định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo luật sư Thanh, với hành vi lợi dụng nghề nghiệp, uy tín của bản thân để kêu gọi quyên góp từ thiện, số tiền quyên góp được từ 4 triệu đồng trở lên, sau đó không thực hiện nhằm chiếm đoạt thì có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, có khung hình phạt đến 20 năm tù.
Hành vi trục lợi, chiếm dụng vốn từ việc kêu gọi quyên góp từ thiện cho mục đích cá nhân mà chưa đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 15 nghị định 167/2013, sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng và áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu số tiền đã quyên góp được.
Video đang HOT
Người góp có thể kiện đòi lại tiền đã góp
Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng những người quyên góp hay những người gửi tiền nhờ cá nhân, tổ chức làm trung gian để làm từ thiện thì đều mong muốn quà, tiền của họ tới đúng nơi, đúng chỗ, kịp thời.
Vì vậy, với những truờng hợp tiếp nhận trực tiếp hoặc trung gian, nếu không chuyển cũng không thông báo trên phương tiện truyền thông cho mọi người biết thì đã không thực hiện đúng ý nguyện của những người làm từ thiện, vi phạm thỏa thuận với họ.
Theo Bộ luật dân sự năm 2015, người góp tiền có quyền khởi kiện người trung gian để đòi lại số tiền này và yêu cầu kèm theo lãi suất, hoặc yêu cầu chuyển số tiền họ làm từ thiện kèm theo lãi suất cho cơ quan chức năng để làm từ thiện. Trường hợp người trung gian giữ số tiền này vì mục đích tư lợi cá nhân để chiếm đoạt thì thậm chí còn có dấu hiệu hình sự của hành vi lạm dụng tín nhiệm đoạt tài sản.
Cần xây dựng hành lang pháp lý cho việc làm từ thiện
Xung quanh câu chuyện quyên góp, nhận tiền quyên góp để làm từ thiện hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM), hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về đối tượng áp dụng của nghị định 64/2008.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nghị định này đã lạc hậu so với sự phát triển của xã hội bởi trước đây ít có cá nhân đứng ra vận động, quyên góp làm từ thiện.
Việc cá nhân vận động, quyên góp chủ yếu mang tính tự phát, pháp luật không có hành lang pháp lý cụ thể (ví dụ quy định cá nhân nhận tiền quyên góp ra sao, thực hiện trách nhiệm như thế nào, nếu không thực hiện thì bị xử lý ra sao), tính minh bạch không rõ ràng nên dễ xảy ra tranh chấp, tố cáo…
Từ đó, luật sư Chánh kiến nghị nên có cơ chế cho phép các doanh nghiệp xã hội đứng ra vận động, tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ, bên cạnh các cơ quan và đoàn thể, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.
Bởi các doanh nghiệp này hoạt động theo Luật doanh nghiệp nên tính minh bạch cao hơn so với các cá nhân, và do được tổ chức bài bản nên việc cứu trợ được tổ chức chuyên nghiệp, có hóa đơn, chứng từ.
Hơn nữa, hiện nay việc cá nhân làm từ thiện nên còn mang tính cảm tính, phát sinh nhiều ý kiến cho rằng trường hợp này hỗ trợ là đúng, trường hợp kia không đúng, cứu trợ vùng này là thích hợp, vùng kia không thích hợp… Nếu để doanh nghiệp xã hội làm việc này thì hàng cứu trợ có thể sẽ được phân phối hợp lý hơn.
Viện Kiểm sát: Không đủ căn cứ buộc tội cựu Bí thư thị xã Bến Cát
Viện KSND cấp cao tại TPHCM xác định không đủ căn cứ xác định cựu Bí thư thị xã Bến Cát có hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí.
"Không đủ căn cứ buộc tội"
Ngày 24/5, TAND cấp cao tại TPHCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Hồng Khanh (sinh năm 1967, cựu Bí thư thị xã Bến Cát) về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí.
Trước đó, cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Khanh 10 năm tù. Cùng tội danh trên, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Huy Hùng (sinh năm 1968, nguyên Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Tây Sài Gòn) 12 năm tù và Nguyễn Quang Lộc (sinh năm 1970, nguyên cán bộ cấp dưới của bị cáo Hùng) 11 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Hồng Khanh.
Không chấp nhận bản án, cả 3 bị cáo giữ nguyên kháng cáo kêu oan.
Tại tòa, các bị cáo trình bày nhiều quan điểm, chứng minh mình không phạm tội. Từ đó, đề nghị HĐXX cân nhắc tuyên các bị cáo không phạm tội.
Theo đó, ngân hàng BIDV xác định phía ngân hàng không bị thiệt hại, do tài sản được xác định là thiệt hại của vụ án vẫn do bà Hồ Thị Hiệp là chủ sở hữu. Như vậy, ngân hàng không bị thiệt hại nên tài sản Nhà nước không bị xâm hại.
Theo Viện KSND cấp cao tại TPHCM, cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong việc tách, nhập vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi các bị cáo và những người liên quan. Những sai phạm trên, cấp phúc thẩm không thể bổ sung.
Trong vụ án này, bị cáo Khanh mua lại tài sản thế chấp của bà Hồ Thị Hiệp tại ngân hàng BIDV. Cơ quan công tố cấp phúc thẩm xác định đây là tài sản thế chấp không phải tài sản của ngân hàng nên Nhà nước không bị thất thoát, lãng phí. Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát xác định cấp sơ thẩm chưa làm rõ động cơ, mục đích phạm tội của bị cáo Nguyễn Huy Hùng và Nguyễn Quang Lộc.
Căn cứ vào hồ sơ vụ án, Viện Kiểm sát xác định hành vi của bị cáo Hùng và Lộc không đủ yếu tố để cấu thành tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí. Vì vậy, cần hủy án để điều tra làm rõ.
Cấp sơ thẩm cáo buộc bị cáo Nguyễn Hồng Khanh cấu kết với bị cáo Hùng và Lộc để ép bà Hiệp bán tài sản với giá rẻ. Cơ quan công tố xác định không đủ căn cứ xác định bị cáo Khanh có hành vi phạm tội đồng phạm, giúp sức cho bị cáo Hùng và Lộc.
Bởi lẽ, hồ sơ vụ án không thể hiện có sự ép buộc. Khi mua tài sản thế chấp thì bị cáo Khanh đã nhiều lần tham khảo giá trên thị trường. Mặt khác, bà Hiệp nhiều lần có đơn xin bán tài sản đảm bảo để trả nợ cho ngân hàng. Việc BIDV đồng ý cho bà Hiệp bán tài sản cho ông Khanh là giao dịch dân sự.
Từ những nhận định trên, Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX chấp nhận một phần kháng cáo của các bị cáo, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để làm rõ tội danh bị cáo Hùng và Lộc. Từ đó, xác định rõ vai trò của bị cáo Nguyễn Hồng Khanh.
Mua tài sản thế chấp bị xử lý hình sự
Theo nội dung vụ án, năm 2005-2008, bà Hồ Thị Hiệp, Giám đốc công ty TNHH Xuất khẩu Thương mại An Tây (Công ty An Tây) vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Sài Gòn 72 tỷ đồng.
Tài sản thế chấp khi vay gồm 20 ha đất, nhà xưởng, định giá tài sản vào khoảng 80 tỷ đồng.
Viện Kiểm sát đề nghị làm rõ tội danh của bị cáo Hùng và Lộc.
Đến năm 2008, Công ty An Tây không có khả năng trả nợ nên phía ngân hàng đưa vào danh mục nợ xấu, sau đó phải bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
Thời điểm này, bị cáo Hùng và bị cáo Lộc đã giao tài sản thế chấp lại cho bà Hồ Thị Hiệp tự bán, người mua là bị can Khanh và thành viên gia đình. Khi giao tài sản đảm bảo cho bà Hiệp để bán thì Hùng và Lộc không có văn bản thỏa thuận với bà Hiệp về việc bán tài sản.
Bên cạnh đó, Hùng và Lộc thống nhất để bà Hiệp nhận một khoản tiền mặt từ bán tài sản đảm bảo mà không đưa vào trả nợ cho ngân hàng theo quy định. Hành vi ông Nguyễn Hồng Khanh với Nguyễn Huy Hùng và Nguyễn Quang Lộc đủ yếu tố cấu thành tội vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Xử lý hình sự đối tượng điều khiển xe ba gác gây tai nạn chết người Ngày 9/5, một lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tam Nông cho biết, đơn vị vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can Đoàn Văn Lộc (SN 1990, ngụ xã An Long, huyện Tam Nông) để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Hiện trường vụ tai nạn có chết...