Chăm cháu tại tâm dịch sởi, bà nội khóc ngất
“Thỉnh thoảng có ca tử vong, tôi rất sợ. Mong các bác sĩ giúp đỡ các cháu”, bà Tâm không cầm được nước mắt khi nói chuyện với PV.
Ngày 16/4, khi Bộ trưởng Y tế đi thị sát tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chúng tôi cũng có mặt tại đây để ghi nhận tình hình bệnh nhi mắc sởi.
Tại Khoa Truyền nhiễm, phòng bệnh nào cũng chật kín các bệnh nhi và người nhà. Ở đầu mỗi giường bệnh treo la liệt bình nước để truyền cho các bé.
Bế đứa cháu nội trên tay, bón cho cháu từng thìa sữa trong khi cháu bé liên tục khóc, ho khiến bà Nguyễn Thị Tâm (quê Nghệ An) không cầm được nước mắt. Bà chia sẻ với phóng viên: “Tôi đến đây chỉ mong muốn các bác sĩ chữa cho các cháu, không chỉ cháu nội tôi mà cả các cháu ở đây… Thỉnh thoảng có ca tử vong, tôi rất sợ. Mong các bác sĩ giúp đỡ các cháu”.
Bà Nguyễn Thị Tâm đang chăm sóc đứa cháu nội Trần Đức Thiệp bị bệnh sởi chuyển viện từ Nghệ An ra Hà Nội
Bà Tâm kể, từ ngày 6/3, cháu Thiệp lên cơn sốt, phát ban ở trên tay. Các bác sĩ lấy máu xét nghiệm, lấy thuốc rồi cho về nhà. Hai ngày sau, cháu lại bắt đầu ho, viêm phế quản. Lên Bệnh viện Nhi Nghệ An, đầu tiên cháu chỉ bị viêm phế quản không bị sốt, 3 ngày sau cháu bị đầu bụng, đi tiêu chảy, đến ngày thứ 6 cháu bị sốt, tiếp đó cháu bị sốt 3 – 4 ngày.
Video đang HOT
Sau khi về nhà cháu lại bị sốt, nên phải chuyển ra Hà Nội, mới đầu chỉ có mấy phát ban ở mặt, ở tai thôi, giờ đầy hết cả mặt, cả người. Cháu rất mệt và không ăn được.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhân mắc sởi từ các tỉnh thành đổ về khám, điều trị khiến bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Có khi bố mẹ phải bế con trên tay để truyền nước vì giường đã chật kín.
Theo PGS.TS Phạm Nhật An, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, so với mấy năm trước, số lượng bệnh nhi mắc sởi vào viện nhiều hơn, số ca mắc bệnh nặng và tử vong nhiều hơn. Chỉ tính riêng các ngày từ 14/4 đến 16/4 đã có hơn 1.000 bệnh nhi sởi nhập viện, trong đó nhiều nhất là các cháu ở Hà Nội.
Theo công bố của Bộ Y tế, tính đến ngày 16/4 đã có 110 trường hợp tử vong do dương tính với vi rút sởi. Ngày 16/4, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư cho biết, đã có khoảng 7.000 trường hợp sốt phát ban, trong đó có 2.500 trường hợp dương tính với vi rút sởi.
Bố mẹ sống chung với bệnh sởi để chăm sóc cho con
Bệnh sởi diễn biến khó lường khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Họ mong các bác sĩ, cơ quan chức năng vào cuộc kịp thời để con mình được khỏi bệnh.
Nhiều em nhỏ phải thở bằng máy
Dù mới có biến chứng nhẹ nhưng các em nhỏ vẫn được bố mẹ đưa đến bệnh viện để theo dõi.
Theo Khampha
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương dập tắt dịch sởi
Chiều 16.4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung phòng, chống dịch sởi.
Bệnh sởi đang xảy ra tại nước ta, từ cuối tháng 12.2013 đến ngày 15.4.2014 đã có 3126 trường hợp mắc bệnh, hơn 8441 người bị phát ban nghi mắc bệnh sởi; dịch bệnh đã xảy ra rải rác tại 61/63 địa phương trong cả nước, trong đó 25 trường hợp tử vong do sởi, đã xác định được trên 108 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi, đặc biệt là trẻ em.
Quá tải bệnh nhân tai biến nặng do sởi - Ảnh: Ngọc Thắng
Nhằm chủ động ngăn chặn lây lan dịch, hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc bệnh và chết do bệnh sởi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế tập trung chỉ đạo cấp cứu, điều trị các trường hợp mắc bệnh sởi tại các cơ sở y tế, ngăn chặn lây chéo trong bệnh viện, đặc biệt là các cơ sở y tế bị quá tải tuyến T.Ư, khẩn trương dập tắt dịch sởi. Bổ sung ngay máy thở, trang thiết bị y tế, thuốc, để bảo đảm cấp cứu điều trị bệnh nhân, sinh phẩm cần thiết phòng lây chéo tại các bệnh viện và chế độ đối với người làm công tác phòng chống dịch sởi.
Bộ Y tế tiếp tục theo dõi sát tình hình dịch sởi ở trong nước và các nước lân cận để có biện pháp chỉ đạo kịp thời cách phòng ngừa bệnh sởi, phương pháp phát hiện sớm, phác đồ điều trị bệnh sởi. Bảo đảm đủ vắc xin sởi để tiêm bổ sung phòng bệnh.
Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư phối hợp Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác cấp cứu, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh cũng như ngăn chặn lây lan dịch bệnh tại cộng đồng và trong bệnh viện; khoanh vùng ổ dịch và xử lý triệt để không để lan rộng; tiêm đủ vắc xin sởi cho đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Bảo đảm việc cấp đủ phương tiện, kinh phí phòng, chống dịch sởi cho các cơ sở y tế trên địa bàn.
Theo TNO
Vì sao không công bố dịch sởi? Cho rằng chưa đủ điều kiện nên Bộ Y tế cho biết các địa phương chưa công bố dịch sởi. Trong khi đó, tại các bệnh viện, bệnh nhi bị sốt, phát nghi mắc sởi vẫn ùn ùn tới khám, kể cả trong ngày nghỉ lễ giỗ Tổ. Chưa khi nào quá tải như lúc này! Theo ghi nhận, ngày 9/4, tuy là...