Chăm bố suốt 8 năm, đến ngày luật sư công bố di chúc, tôi phải bật khóc, gọi cảnh sát đến nhà
Sau khi đọc nghe xong bản di chúc của bố và phản ứng của 3 anh chị, vợ chồng tôi đã phải khóc vì một sự thật đau lòng.
Tôi là con út trong gia đình có 4 anh chị em. Trước đây, bố mẹ tôi đều có mức lương không cao. Để trang trải cuộc sống gia đình, thỉnh thoảng, tôi thấy bố vẫn phải đi làm thêm bên ngoài.
Cho đến năm tôi lên lớp 10, mẹ đột ngột qua đời do bệnh hiểm nghèo. Áp lực tài chính nuôi 4 người con đang ở độ tuổi ăn học lại đổ dồn lên vai bố. Để các con không phải chịu bất kỳ thiệt thòi gì, bố lại tiếp tục miệt mài làm 2-3 việc cùng một lúc.
Mãi cho đến khi chứng kiến tất cả các con học hành xong, lập gia đình và có cuộc sống riêng, bố mới yên tâm nghỉ ngơi. Cho đến lúc này, ông lại đột nhiên lâm bệnh nặng, cần người chăm sóc.
Ban đầu, 4 anh chị em thống nhất thuê người giúp việc để chăm sóc bố. Tuy nhiên, sau 1 lần tái khám, bác sĩ khuyên gia đình nên dành thời gian với ông cụ nhiều hơn để sức khỏe nhanh hồi phục. Lúc này, vấn đề bắt đầu nảy sinh.
Tất cả 4 anh chị em chúng tôi đều đã có gia đình riêng, vướng bận con cái và công việc. Việc dành thời gian mỗi ngày để chăm sóc và trò chuyện cùng bố không phải điều đơn giản. Anh cả và 2 chị đùn đẩy trách nhiệm, đưa ra đủ lý do để từ chối.
Không thể nhìn bố hy sinh cả một đời nay lại cô đơn độc chống chọi với bệnh tật, vợ chồng tôi quyết định nhận trách nhiệm này. Ngay tại cuộc họp gia đình, tôi thống nhất luôn với anh chị cũng cần tham gia hỗ trợ cùng, sau đó tất cả đều đồng ý.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Sau ngày hôm đó, tôi và chồng dọn dẹp căn phòng trống còn lại trong nhà, mua sắm thêm giường tủ để đón bố lên nhà nhằm tiện chăm sóc. Kể từ lúc phải chăm bố, vợ chồng tôi lúc nào cũng nhanh chóng hoàn thành công việc để trở về nhà sớm nhất có thể.
Chi phí học tập của các con ngày một gia tăng. Trong khi đó, sức khỏe của bố ngày một yếu đi, thường xuyên phải vào bệnh viện thăm khám. Thực tế này đẩy vợ chồng tôi vào tình cảnh khó khăn về mặt tài chính.
Trong một vài tháng đầu, anh chị có gửi tiền hỗ trợ đều đặn nhưng sau đó thì không. Một vài lần tôi liên lạc để hỏi về việc này nhưng tất cả đều gạt đi. Hai vợ chồng cảm thấy vẫn cố được nên cũng không muốn làm khó anh chị.
Cứ như vậy 11 năm trôi qua chỉ có tôi cùng chồng chăm sóc bố. Cho đến cuối năm 2023 vừa qua, bố trút hơi thở cuối cùng.
Sau khi lo xong công việc, luật sư liên hệ để lên lịch hẹn với 4 anh chị em nhằm công bố bản di chúc. Theo đó, bố để hết 800.000 NDT cho gia đình tôi. 3 anh chị lớn không có tên trong bản di chúc tỏ ra hoài nghi. Song khi được tận tay cầm và đọc di chúc, họ mới thực sự tin vào sự thật. Thậm chí, trong đó, bố còn ghi rõ tại sao chỉ 2 vợ chồng tôi được thừa hưởng số tiền này vì lo ngại tranh chấp sẽ xảy ra.
Ảnh minh họa
Tưởng rằng, anh chị hiểu những đóng góp của vợ chồng tôi trong suốt 11 năm qua nên sẽ không có những phản ứng khó xử. Song mọi thứ diễn ra theo chiều hướng trái ngược.
Cả 3 anh chị tỏ thái độ giận dữ, không công nhận bản di chúc này. Thậm chí anh cả và chị hai còn có những lời nói và hành động thiếu tôn trọng. Họ làm ầm ĩ đến mức vợ chồng tôi phải liên hệ với cảnh sát địa phương để được hỗ trợ.
Cho đến giờ khi nghĩ về sự việc ngày hôm đó, tôi vẫn không khỏi rơi nước mắt. Một mình gia đình tôi chăm bố nhưng chưa khi nào nghĩ đến việc sẽ nhận được thừa kế. Cho đến khi có tên trong di chúc, vợ chồng tôi hoàn toàn ngỡ ngàng. Sau đó, vì khoản tiền này, tình cảm anh em chúng tôi trở nên rạn nứt khó có thể hàn gắn.
Hai cô em chồng khóc như mưa trong ngày luật sư đến công bố di chúc của mẹ: Cuộc phân chia không ai biết và cũng không ai ngờ tới
Hai cô em chồng được mẹ bênh nên coi thường tôi ra mặt, nhưng sau khi nghe tiết lộ của luật sư thì bỗng khóc như mưa.
Vợ chồng tôi cưới nhau đã 7 năm, có một cậu con trai gần 5 tuổi. Chúng tôi ở chung với bố mẹ chồng, chưa từng có ý định sẽ ra ở riêng. Chồng tôi là con trai cả, sau còn 2 em gái cũng đã lập gia đình. Vậy nên việc sống chung được coi như là điều hiển nhiên không bàn cãi.
Bố mẹ chồng tôi đều đã về hưu, bố chồng là người hiền lành luôn thông cảm với con dâu nhưng ngược lại mẹ chồng tôi lại là người khó tính, luôn xét nét con dâu từng tý một.
Ngay từ lúc mới về sống chung, mẹ chồng đã thống nhất với chúng tôi rằng, việc đi chợ nấu cơm hàng ngày do mẹ đảm nhiệm. Tôi đi làm về sẽ hỗ trợ mẹ việc nhà. Còn ngày nghỉ cuối tuần, mẹ giao việc dọn dẹp nhà cửa cơm nước cho tôi để ông bà có thời gian nghỉ ngơi.
Ngày cuối tuần, mẹ thường gọi hai cô con gái lấy chồng ở gần nhà qua chơi rồi ăn uống nguyên ngày chủ nhật. 2 cô em gái được mẹ chồng nuông chiều, cưng như trứng nên không bao giờ đụng tay vào để làm hay dọn dẹp cùng chị dâu. Nhiều hôm thấy các em cứ ăn xong lại ngồi hát hò để tôi rửa một mình mấy mâm bát đĩa, chồng tôi bực mình mà nói: "Về nhà chơi các em phải có ý thức. Ai lại ăn xong đứng lên để chị dâu dọn hết một mình. Cùng là phụ nữ, lẽ ra các em phải hiểu nỗi vất vả của cảnh làm dâu chứ?".
Nghe thấy chồng tôi nhắc nhở các em, mẹ liền nhảy vào bênh con gái: "Cả tuần tôi đã làm hết việc nhà cho rồi. Có mỗi ngày cuối tuần chẳng lẽ lại không làm được? Mà các em nó lấy chồng rồi về chỉ làm khách, sao lại bắt làm mấy việc nhà". Kể từ đó mẹ chồng lại càng lạnh nhạt, thờ ơ với tôi hơn, còn 2 cô em chồng được mẹ bênh nên coi thường tôi ra mặt.
Ảnh minh họa. (Nguồn AI)
4 năm trước, bố chồng tôi đột ngột lâm bệnh rồi qua đời. Không lâu sau mẹ chồng cũng ốm nặng, nằm liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Trong thời gian ấy chỉ có một mình vợ chồng tôi chăm sóc, 2 cô em gái thấy mẹ vậy liền kêu than không có thời gian qua chăm vì còn bận đi làm. Nghe vậy, mẹ chồng tôi tỏ vẻ buồn bã và thất vọng.
Mẹ ốm nằm liệt giường, 2 cô con gái thi thoảng qua chơi mua cho bà ít bánh kẹo, hoa quả. Lắm khi bà lên cơn sốt giữa đêm, chỉ mình vợ chồng tôi đưa bà vào viện. Có lần 2 em chạy đến dúi cho chúng tôi vài trăm nghìn, hỏi thăm vài câu là hết trách nhiệm. Như thể đi thăm họ hàng bị ốm chứ chẳng phải mẹ đẻ nữa. Tôi bất mãn lắm nhưng lại nghĩ giờ vợ chồng tôi không chăm lo cho mẹ thì bà biết trông cậy vào ai? Cứ thế, vợ chồng tôi chăm mẹ thêm 2 năm nữa thì bà qua đời vì bệnh nặng.
Sau khi lo xong đám tang mẹ thì có người của văn phòng luật sư đột ngột đến thông báo bà để lại di chúc. Cả nhà chồng ai nấy đều ngạc nhiên, mặc dù mẹ ở với vợ chồng tôi suốt nhưng chúng tôi cũng không hề biết đến chuyện di chúc này.
Đáng ngạc nhiên hơn, trong di chúc mẹ nói để lại toàn bộ tài sản cho vợ chồng tôi. 2 cô em gái không ai được thừa hưởng một xu nào hết! Vợ chồng tôi nghe xong ngớ hết người, còn hai em vô cùng tức giận. Họ trách vợ chồng tôi đã giở trò để mẹ chồng lập bản di chúc nực cười kia, rồi bắt chúng tôi phải chia đều tài sản.
Tất nhiên là chồng tôi không chịu, chồng tôi bảo do mẹ tự cho chứ chúng tôi có tranh cướp đâu. Trong bản di chúc, mẹ nói rõ vì vợ chồng tôi có lòng hiếu thảo, chăm sóc bà chu đáo những năm cuối đời nên đã được bà trao cho toàn bộ tài sản. Nghe đến đây, cả hai im lặng một lúc rồi bỗng khóc như mưa, xin xỏ anh chị chia cho một phần. Về phần mình, tôi cảm thấy rất xúc động. Sau tất cả, mẹ cũng đã ghi nhận tấm lòng của vợ chồng tôi.
Giận bố mẹ vì không chịu phá nhà cũ xây mới, đến khi biết lý do tôi lại ân hận khóc như mưa Mọi thứ đều có nguyên do của nó. Trước khi biết rõ sự thật phía sau thì chúng ta không nên cư xử vội vàng để rồi làm tổn thương những người xung quanh. Tôi đã không nói chuyện với bố mẹ 2 tháng rồi. Họ cũng không liên lạc với tôi hay hỏi thăm nhiều như trước đây. Có lẽ cả bố...