Chấm 21 điểm 0, tại sao phải yêu cầu cho kiểm tra lại?
Phát hiện bảng điểm “bi đát” của lớp 8A6, Hiệu trưởng Trường THCS Châu Đức (Bà Rịa- Vũng Tàu) đã yêu cầu cô T. cho kiểm tra lại. Nhiều ý kiến cho rằng như vậy là ngành giáo dục không nhìn thẳng vào sự thật.
Ông Nguyễn Văn Trực, Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện Châu Đức cho hay, khi bảng điểm “bi đát” của lớp 8A6 Trường THCS Châu Đức được cô T. đưa lên hệ thống mang giáo dục Việt Nam VNEDU, hiệu trưởng nhà trường đã làm việc với cô T. đồng thời yêu cầu giáo viên này cho kiểm tra lại. Tuy nhiên, cô T. không đồng ý. Cô T. bảo vệ quan điểm không cho kiểm tra lại vì như vậy học sinh càng coi thường, không chịu học bài.
Phòng GD-ĐT Châu Đức đã yêu cầu Trường THCS Châu Đức xây dựng quy tắc, một bài kiểm tra phải có tỷ lệ % điểm từ trung bình trở lên mới vào sổ, nếu không đạt phải cho kiểm tra lại.
Giải thích rõ hơn với VietNamNet, ông Trực cho rằng Bộ GD-ĐT và địa phương không có văn bản quy định như vậy nhưng đây là quy chế nội bộ. Một bài kiểm tra nếu 60% học sinh bị điểm dưới trung bình thì có thể giáo viên ra đề không phù hợp, học trò không hiểu bài, hoặc giáo viên ra đề chỗ không dạy. Việc này là trách nhiệm của nhà trường mà cụ thể là tổ bộ môn phải kiểm tra lại.
“Kết quả của học trò đánh giá sức lực của giáo viên. Đôi khi các trường không có quy định rõ ràng nên giáo viên dạy xong, cho học sinh kiểm tra và điểm bao nhiêu cũng đưa vào sổ. Ngày xưa sổ điểm cá nhân có thể sửa được nhưng hiện nay điểm được đưa lên mạng không thể sửa được”, ông Trực nói và cho rằng giáo dục có quy tắc nhưng phải mang tính giáo dục. Việc đánh giá bằng điểm số hiện nay cũng đang có nhiều hạn chế.
Trường THCS Châu Đức
Một giáo viên ở TP.HCM cho rằng, giáo dục hiện nay rất khác xưa nên khi có việc xảy ra, chưa biết cụ thể, những người làm quản lý lập tức nghĩ lỗi do giáo viên. Trong sự việc 21 học sinh bị điểm 0 này, vai trò của giáo viên rất lớn, nhưng lỗi lầm chủ yếu vẫn là học sinh vì rõ ràng các em rất lười học, coi thường môn phụ.Tiếc rằng phòng giáo dục và nhà trường không có cách xử lý khủng hoảng.
Theo ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, bài kiểm tra 15 phút môn Công nghệ, 1 lớp có 34 học sinh mà có đến 33 bài kiểm tra có điểm dưới trung bình, trong đó có 21 bài kiểm tra bị 0 điểm là sự việc bất thường cần được xem xét.
Để giải quyết việc bất thường này hiệu trưởng của trường phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Nếu lỗi ở giáo viên bộ môn như có thiếu sót trong truyền thụ kiến thức, trong việc ra đề kiểm tra, trong việc chấm điểm, trong việc quản lý học sinh trong quá trình dạy học hoặc có 1 trong những thiếu sót trên thì yêu cầu giáo viên làm kiểm điểm, xử lý đúng mức theo nội dung vi phạm nếu có. Đồng thời phải hủy bỏ bài kiểm tra, cho học sinh kiểm tra lại.
Thế nhưng, nếu lỗi ở học sinh như xem thường môn học, không nghiêm túc trong giờ học, không chịu học bài, làm bài,…thì cần có biện pháp thích hợp để uốn nắn, giáo dục học sinh nhằm ngăn ngừa sự việc tái phạm, đồng thời vẫn phải giữ nguyên kết quả điểm kiểm tra mà mỗi học sinh đã đạt được. Tức là không hủy bài kiểm tra đã làm và không cho làm bài kiểm tra lại.
Ông Ngai cho rằng khi chưa tiến hành làm những việc cần thiết nêu trên mà yêu cầu giáo viên bộ môn làm kiểm điểm, hủy bài kiểm tra đã làm, cho làm kiểm tra lại là không phù hợp với những quy định hiện hành.
PGS Nguyễn Kim Hồng, Nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, khẳng định thầy cô là người quyết định việc dạy và thi cử. Để khắc phục tình trạng cho điểm tùy tiện là sử dụng bộ để chung của một trường/phòng/sở. Khi đó sẽ khắc phục được tình trạng thầy cô giáo cho điểm không đúng với việc học của học trò theo chương trình.
Ông Hồng thông tin, ở một số nước cấu trúc 1 để kiểm tra là 6/4. Ở đây 6 là phần lấy từ kho dữ liệu để của trường/phòng/sở còn 4 là giáo viên ra. Hoặc tỉ lệ dành cho giáo viên có thể ít hơn hoặc bằng 40%. Dù vậy về nguyên tắc vẫn nên tôn trọng quyền của giáo viên trong việc ra đề kiểm tra. Bởi kiểm tra đánh giá trong lớp học là việc của giáo viên, nhà trường không nên can thiệp vào công việc của giáo viên nếu họ làm đúng vai trò và trách nhiệm của mình.
Video đang HOT
Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng hiện nay việc thực hiện kiểm tra, đánh giá trong lớp học chưa có độ tin tưởng cao và ít có giá trị so sánh vì chúng ta chưa xây dựng được một kho dữ liệu kiểm tra đánh giá (do các chuyên gia về kiểm tra đánh giá phối hợp với giáo viên xây dựng), nên còn có tình trạng đánh giá không chính xác, đánh giá theo “cảm tính”. Muốn khắc phục sớm muộn cũng phải xây dựng được bộ đề kiểm tra đánh giá để dùng chung.
Vỡ mộng khi chi tiền tỷ để mua suất vào đại học Mỹ
Nhiều thí sinh Trung Quốc bỏ tiền mua 'suất đảm bảo' vào đại học ở Mỹ nhưng cuối cùng phải nhận cái kết đắng vì gian lận.
Nhiều thí sinh Trung Quốc chi 45.000 USD để được đảm bảo có suất vào đại học Mỹ. Ảnh: AP.
Tháng 4/2020, Zang (khi đó mới 22 tuổi) trằn trọc không thể ngủ dù đã hơn 3h sáng. Chỉ còn một tháng nữa là tốt nghiệp, anh phải đấu tranh tư tưởng giữa việc trở về Trung Quốc như cha mẹ mong muốn hoặc ở lại Mỹ để tiếp tục học thạc sĩ.
Khi đó, Zang không muốn về Trung Quốc vì lo ngại dịch bệnh. Nhưng anh cũng sẽ gặp khó khăn nếu ở lại Mỹ. GPA 2.5 của Zang không thể giúp anh trúng tuyển chương trình thạc sĩ ở Mỹ.
Do mất ngủ, Zang mở điện thoại lướt WeChat thì bắt gặp một bài quảng cáo với nội dung: "Nộp hồ sơ kỳ học mùa thu, không yêu cầu GPA, TOEFL 95 hoặc IELTS 6.5. GPA 3.0 được ưu tiên nhưng không bắt buộc. Chỉ còn hai suất cuối cùng". Phía dưới bài đăng đính kèm logo của một trường đại học top 40 của Mỹ.
Theo SCMP, bài quảng cáo này chỉ là một trong vô vàn dịch vụ du học trên WeChat. Một số tổ chức giúp học sinh viết hồ sơ hoặc bài luận, một số khác lại bán một thứ được gọi là "bolùq", nghĩa là "đảm bảo được chấp nhận".
Không riêng WeChat, các "đại lý bolùq" có mặt trên mọi phương tiện truyền thông xã hội, từ Twitter đến Zhihu. Trên Instagram, hơn 6.000 bài đăng được gắn thẻ "bolùq".
Đọc bài quảng cáo, Zang chắc chắn trong số những sinh viên Trung Quốc đến Mỹ du học, nhiều người đã lách luật bằng cách dùng những dịch vụ này nhưng chưa bị bắt.
Đại học top đầu ở Mỹ luôn là mục tiêu của sinh viên Trung Quốc. Ảnh: Shutterstock.
Chi tiền tỷ để "chắc suất" vào trường
Khả năng vào các trường đại học tại Trung Quốc gần như được quyết định bởi thành tích của thí sinh trong kỳ thi gaokao. Tuy nhiên, gaokao gây bất lợi một cách có hệ thống cho những thí sinh không có hộ khẩu ở thành phố lớn.
Cụ thể, tháng 8/2021, tạp chí Fortune đưa tin Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh có tỷ lệ chấp nhận khoảng 1%. Nhưng con số này giảm còn 0,1% đối với những thí sinh không có hộ khẩu ở Bắc Kinh.
Do đó, với những thí sinh có tiền nhưng hộ khẩu không cho phép vào "Thanh Hoa - Bắc Đại", đi du học chính là lựa chọn tốt nhất. Nếu học lực không cho phép, những thí sinh này chọn cách chi tiền để thêm cơ hội được nhận vào đại học Mỹ.
Mua suất du học không có gì xa lạ tại Trung Quốc. Việc mua bán suất du học sẽ được ẩn dưới vỏ bọc tư vấn tuyển sinh. Gia đình thí sinh bỏ tiền, công ty sẽ làm mọi cách để thí sinh có được bảng điểm (SAT, IELTS) và những hồ sơ cần thiết để ứng tuyển.
Một cựu nhân viên của New Oriental - công ty dịch vụ giáo dục lớn nhất ở Trung Quốc - nói với Reuters rằng anh đã viết các bài luận và thư giới thiệu cho thí sinh. Nhân viên biết công việc của mình là thiếu đạo đức nhưng anh vẫn phải làm vì đó là bản chất của ngành công nghiệp này.
Không riêng thí sinh đại học, nhiều người có mong muốn học thạc sĩ cũng tìm đến những đại lý để "mua suất" du học Mỹ.
Vài năm gần đây, những công ty cung cấp "bolùq" tuyên bố họ có "quan hệ" với các nhân viên tuyển sinh tại đại học Mỹ. Họ định giá các suất học dựa trên điểm trung bình của thí sinh. Điểm trung bình càng thấp, giá mua suất càng cao.
Với những người mông lung như Zang hồi 2020, "bolùq" chính là giải pháp duy nhất. Thực tế, Zang đã biết đến dịch vụ "bolùq" từ năm 2018 nhưng anh từ chối vì thấy không cần thiết. Khi đứng giữa ngã rẽ giữa việc về nước và ở lại Mỹ, anh quyết định đánh liều một phen.
Zang nhanh chóng liên hệ với nhà tư vấn trong bài quảng cáo trên WeChat. Người tư vấn yêu cầu Zang gửi bảng điểm đại học để định giá.
Zang gửi bảng điểm cho người phụ nữ này. Sáng hôm sau, cô nói với mức GPA 2.5 như của Zang, anh sẽ tốn khoảng 43.000-45.000 USD để được tuyển vào chương trình thạc sĩ Khoa học công nghệ.
Khi đó, Zang thầm nghĩ khoản tiền 45.000 USD chưa thấm vào đâu so với số tiền 500.000 USD mà diễn viên Lori Loughlin bỏ ra để chạy trường cho hai cô con gái. Vì thế, anh quyết định gọi cho cha mẹ ở Trung Quốc để nói về vấn đề này.
Trái với mong đợi, cha mẹ của Zang tỏ ra hoài nghi với những thứ được gọi là "mua suất" mà con trai nhắc đến. Cha mẹ anh đặt câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Zang trả tiền nhưng vẫn không đậu, và điều gì sẽ xảy ra nếu bên làm dịch vụ ôm tiền bỏ trốn.
Zang trấn an cha mẹ rằng điều khoản hợp đồng đảm bảo "nếu không trúng tuyển, công ty sẽ hoàn trả phí dịch vụ trong vòng 5 ngày". Dù lo lắng, cha mẹ của Zang vẫn đồng ý chuyển tiền cho con trai.
Trong vòng 2 tháng, phía công ty đã lo liệu xong mọi thứ, từ thư giới thiệu cho đến bảng điểm. Tất cả đều được gửi đi trong một phong bì dán kín. Zang không hề biết GPA của anh đã được thổi phồng lên bao nhiêu.
Đến giữa tháng 7/2020, Zang nhận được thư chấp nhận từ phía nhà trường.
Một sinh viên Trung Quốc bị Đại học Columbia đuổi học vì làm giả bảng điểm. Ảnh: Shutterstock.
Vỡ mộng
Việc mua suất học thạc sĩ của Zang khá trót lọt, nhưng không phải ai cũng được may mắn như vậy. Sun Toma, nhà tư vấn giáo dục và là nhà hoạt động chống "bolùq", cho biết kể từ tháng 2/2020, khoảng 50 sinh viên từng mua suất đại học đã liên hệ với ông để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Phần lớn sinh viên đều tin vào lời hứa hẹn của các công ty nên không lường trước những điều có thể xảy ra. Kết quả, họ bị đuổi học sau khi vào trường hoặc bị công ty ôm tiền bỏ trốn.
Ông Sun cho biết hầu hết hợp đồng mua suất đại học đều nêu rằng "dịch vụ kết thúc sau khi thí sinh nhận được lời mời nhập học". Do đó, nếu gặp trục trặc sau khi vào trường, thí sinh cũng không thể khiếu nại với công ty.
"Bạn tôi bị đuổi khỏi Đại học New York vì làm giả bảng điểm. Tôi được nhận vào Đại học Boston nhưng không dám nhập học", một người nói với ông Sun Toma, đồng thời cho biết thêm công ty làm dịch vụ đã đe dọa sẽ báo lên nhà trường và hải quan Mỹ nếu người đó từ chối trả nốt số tiền còn lại.
Tháng 8/2018, 7 tháng trước vụ bê bối mua điểm cho con của diễn viên Lori Loughlin, hai du học sinh Trung Quốc đã đâm đơn kiện công ty Diguojiaoyu và một người tên Zhang Shuntao vì có liên quan đến "bolùq".
Hai người khởi kiện là Jin Ruili và Yu Shanchun, cựu sinh viên Đại học Boston và Đại học Columbia. Jin và Yu cho biết Diguojiaoyu đã làm giả bảng điểm của họ mà họ không hề hay biết. Điều này khiến cả hai bị đuổi học.
Trong một vụ kiện ngược lại, Diguojiaoyu phủ nhận tất cả cáo buộc và tuyên bố rằng các sinh viên có đủ nhận thức để hiểu về các thủ tục và hợp đồng giao dịch.
Vụ kiện giữa hai sinh viên và Diguojiaoyu kéo dài suốt 4 năm. Cuối cùng, vào tháng 10/2022, vụ án khép lại. Tòa án yêu cầu Diguojiaoyu và Zhang Shuntao phải trả 45.000 USD cho Jin Ruili và Yu Shanchun để bồi thường thiệt hại và thêm 5.200 USD cho luật sư.
Sau vụ kiện, Jin và Yu trở về Trung Quốc, Diguojiaoyu vẫn hoạt động nhưng dưới một vỏ bọc mới tên là DH International.
Trong những bài viết đăng tải trên WeChat, DH International khoe rằng hơn 500 thí sinh nhận được thư mời từ đại học Mỹ. Trong số đó, 99% khách hàng VVIP trúng tuyển các trường đại học top 30 tại Mỹ. Tỷ lệ nhập học Đại học New York ở mức 99% .
Điểm tối thiểu xét tuyển đại học năm 2022 của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ 19 đến 22 điểm Trường Đại học (ĐH) Y Dược Cần Thơ vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2022, còn gọi là điểm tối thiểu đăng ký xét tuyển (ĐKXT); với mức từ 19 đến 22 điểm (bằng năm 2021). Một góc Trường ĐH Y Dược Cần Thơ. Ảnh: B.NG Điểm tối thiểu xét tuyển...