Chái bếp – một “căn nhà” được xây riêng chỉ để nấu cơm ở miền Tây, nơi ám đầy mùi khói bếp nhưng chất chứa bao kỷ niệm về mái ấm gia đình
Nhà nào ở vùng quê cũng có chái bếp sau nhà. Nơi thân thuộc nhất mà mỗi đứa con xa quê nhớ tới là nhiều kỉ niệm ứa nước mắt.
Khu vực sông nước phía Tây Nam Bộ mang nhiều điểm đẹp giới thiệu hoài không hết, khám phá một sẽ còn hai. Từ ẩm thực, các lễ hội linh đình, địa danh thú vị đến những phong tục tập quán đầy ý nghĩa. Đến miền Tây, đi vài bước là biết được nhiều điều hay. Ví như dọc đường thấy người dân làm mắm, phơi khô; các ngõ trong làng thì bắt gặp nhiều mâm bán bánh lạ; ghé vào nhà nhìn cuộc sống miệt vườn cũng khác khác hay hay. Đặc sản nhà miền Tây, còn có một “chái bếp”.
HỒI ĐÓ, BẾP NẤU CƠM ĐƯỢC XÂY HẲN MỘT CĂN RIÊNG SÁT NHÀ, GỌI LÀ CHÁI BẾP
Ở miền Tây, “chái bếp” hay còn được gọi là “căn nhà thêm” là một gian nhà nhỏ liền kề ngôi nhà chính. Đây là nơi dùng để nấu nướng, trữ đồ ăn, để các vật dụng bếp núc và là nơi chứa củi, lá dừa khô dùng nhóm lửa. Vùng quê sông nước phía Tây Nam bộ nhà nào cũng có một chái bếp sau hè. Đây như là một công thức xây nhà chung, dù là nhà nghèo cũng phải dựng một chái bếp con con, nhà khá giả có đất vườn thì chái bếp sẽ chỉn chu, rộng rãi hơn. Lí do tại sao mọi người thường chia một khoảng đất phù hợp dành riêng cho gian này thì không có câu trả lời, chỉ biết rằng đây là nơi cần phải có của một căn nhà, là đặc điểm, là thói quen từ xưa.
Chái bếp hồi trước thường được lợp bằng lá dừa nước, sau có thể thay bằng tôn, ván gỗ,… để được bền hơn. Gọi là một gian nhà nhỏ, nên bếp sẽ có cửa riêng để đi vào đàng hoàng, không cần phải đi thông từ nhà chính. Ngoài ra chái bếp còn có cả cửa sổ để thoát khói và bệ xây hay bàn, kệ để đặt lò đất.
Trong chái bếp nhỏ, ngày trước sẽ có các lò đất đủ loại khác nhau để nấu nướng. Thường sẽ thấy bếp củi cà ràng, bếp xây không khói, bếp đôi, bếp đất nung… nhưng vì tính tiện lợi của các loại bếp mới ra đời ngày nay như bếp gas, bếp điện… nhiều “căn nhà thêm” sẽ được thay thế các bếp này. Các bà các mẹ sẽ chia hẳn một khu riêng trong chái bếp để đặt nhiều lò xếp hàng cạnh nhau, tiện cho việc nấu nhiều món cùng lúc. Có nhà thì sẽ đặt dưới đất rồi ngồi chồm hổm mà nấu, có nhà sẽ xây một bệ cao, để đứng nấu cho tiện di chuyển.
Sau đó là khu chứa củi, nếu nơi này rộng thì củi đốt sẽ được dành hẳn một khu riêng để trữ, hẹp thì chất gọn gàng dưới bệ đặt bếp. Đồ vật không thể thiếu trong chái bếp là chiếc tủ, thường gọi là gác-măng-giê, phiên âm theo tiếng Pháp, nghĩa là nơi giữ thức ăn. Chiếc tủ 4 chân thường được kê 4 chén nước, trong chén cò bỏ muối hoặc đặt một còi nổi để gác chân tủ – phòng cho kiến không bò lên. Chính vì trong tủ sẽ để đủ thứ từ gia vị, đồ ăn còn thừa để hâm cho bữa sau, đến cả nồi xoong chén dĩa…
Củi được chất gọn gàng trong chái bếp
Video đang HOT
Chiếc tủ bếp đựng và bảo quản nhiều loại đồ ăn thay cho tủ lạnh bây giờ
Đặc sản của chái bếp luôn là những chiếc xoong, chảo với cái đáy đen xì. Ở những phòng ăn của những biệt thự, căn nhà lớn làm gì thấy được hình ảnh này.
Đây cũng là một phần góp nên tuổi thơ của những đứa trẻ quê thời 7x, 8x và 9x đời đầu. Thường trẻ con trong nhà hay chơi với nhau trò nào đó, người thua sẽ bị quẹt lọ nghẹ dưới đáy nồi – là lớp khói than cháy dính ở đế khi dùng nấu nướng lâu ngày mà cọ rửa không được. Ngoài ra ở gian còn có đủ các vật dụng liên quan nội trợ như chổi, túi đan, cái nong nia, cái làn…
CHÁI BẾP – TỔ ẤM THỰC SỰ TRONG MỖI CĂN NHÀ NGƯỜI MIỀN TÂY
Dù qua bao thế hệ, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhiều, nhưng dân miền Tây vẫn quan niệm ngôi nhà lớn xây hướng tốt thì việc làm ăn tốt, còn chái bếp tốt thì gia đình sẽ đầm ấm, thuận hoà. Chính vì thế, người ta xây chái bếp sẽ chọn hướng, và dẫu không gian có chật hẹp cũng sẽ sắp xếp gọn gàng. Điều này còn được các bà, các mẹ xưa dùng để đánh giá sự đảm đang của một người vợ, người phụ nữ trong gia đình. Trước khi cưới cô con dâu nào về, khi qua nhà gái xem mắt, họ thường lân la ngó qua chái bếp để xem xét sự chu toàn, khả năng vun vén gia đình của một người con gái.
Trong những ngày lễ, giỗ hay Tết, chái bếp luôn là nơi sum vầy náo nhiệt, đầm ấm nhất của căn nhà. Mọi người đều tụ lại không gian hẹp này để bày biện nấu nướng, cùng lo liệu và hỏi han nhau. Chái bếp như một biểu tượng của sự hạnh phúc trong nhà. Bởi vậy mà khi về miền Tây, nghe các dì nói chuyện với nhau, sang thăm nhà nào mà về báo câu: “Bếp núc lạnh tanh à!” thì có nghĩa là gia đình nhà đó không vui vẻ. Một là nhà trở nên neo người nên không thổi bếp, hai là vợ chồng cãi nhau không nấu mâm cơm nhà.
Bây giờ miền Tây có không ít nhà xây phòng bếp chung vào căn nhà, có lối đi thông từ cửa chính. Thế nhưng xen giữa những ngôi nhà có thiết kế hiện đại vẫn còn nhiều nhà giữ nét đẹp truyền thống của phong tục tập quán người Nam Bộ xưa, vẫn thích có chái bếp riêng ở sau hè, nằm ngoài khu đất. Và nhiều người vẫn thích ăn cơm nấu bằng củi, than thay vì bếp gas, nồi cơm điện. Họ nói rằng, mâm cơm nấu bằng củi có hương vị ngon hơn, chắc có thể là do hương của khói củi, cũng có thể là hương của hồn quê mộc mạc quen thuộc từ lâu.
Những mâm cơm nhà được nấu bằng lò củi, trong chái bếp quê vẫn mang nét gì riêng nhất
Khách đi chơi tết Dương lịch theo nhóm nhỏ và gia đình
Trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch (từ 01-03/01/2022), nhiều điểm đến của các địa phương đều ghi nhận lượng khách du lịch sụt giảm mạnh, có nơi giảm gần 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khách đi du lịch dịp này thiên về các nhóm gia đình và nhóm nhỏ.
Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, Do dịch bệnh Covid - 19 vẫn đang diễn biến phức tạp, Dịp nghỉ lễ Tết dương lịch 2022, khách du lịch tại Hà Nội chỉ bao gồm khách du lịch nội địa, ước khoảng 60 nghìn lượt khách, giảm 49% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo số liệu cung cấp của một số bảo tàng, công viên, khu sinh thái, nghỉ dưỡng du lịch trên địa bàn, từ ngày 01-02/01/2022, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam đón khoảng 10.000 lượt khách, Vườn Quốc gia Ba Vì đón khoảng khoảng 12.000 lượt khách, Công viên Thiên đường Bảo sơn đón khoảng 2.300 lượt khách, Khu du lịch Tản Đà đón 600 lượt khách, Làng sinh vật Cảnh Hồng Vân đón 600 lượt khách, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón 500 lượt khách.
Bgày 01/01/2022, lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội đã tham gia dự kiện chào đón chuyến bay quốc tế đầu tiên ngày đầu năm mới từ Tokyo, Nhật Bản với 143 hành khách đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài.
khách du lịch nội địa đến Hà Nội ước khoảng 60 nghìn lượt khách, giảm 49% so với cùng kỳ năm 2021
Tại tỉnh Lào Cai, dịp nghỉ lễ năm nay công suất bình quân phòng nghỉ ước đạt khoảng 40%. Tổng lượt khách đến Lào Cai dịp Tết dương lịch ước đạt 30.200 lượt khách, giảm 69,8% so với dịp Tết dương lịch 2021 (100.000 lượt), trong đó Tp.Lào Cai là 6.300 lượt; Sa Pa là 17.346 lượt; Bắc Hà: 2.200 lượt; Bảo Yên: 4.500 lượt; Bát Xát: 1.850 lượt. Dịp nghỉ lễ năm nay công suất phòng ước đạt khoảng 40%.
Riêng tỉnh Hà Giang, trong dịp nghỉ lễ vừa qua đã đón được khoảng 66.000 lượt khách, với doanh thu 111 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ 2021.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng lượt khách tham quan, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh đạt 88.738 lượt khách, giảm 32% so cùng kỳ. Tổng doanh thu đạt khoảng 64 tỷ đồng, giảm 26 % so cùng kỳ. (Thành phố Vũng Tàu: 61.000 lượt khách; huyện Long Điền: 2.515 lượt khách; huyện Đất Đỏ: 9.456 lượt khách; huyện Xuyên Mộc: 10.571 lượt khách; huyện Côn Đảo: 2.196 lượt khách; Huyện Châu Đức, thành phố Bà Rịa, Thị xã Phú Mỹ: 3000 lượt khách)
Tỉnh Bình Thuận cũng ước đón khoảng 13.500 lượt khách du lịch bao gồm khách tham quan và khách lưu trú.
Tại tỉnh Khánh Hòa, trong các ngày từ 01/01/2022 đến 03/01/2022 có khoảng 20 chuyến bay nội địa đến Sân bay quốc tế Cam Ranh mỗi ngày, bình quân khoảng 150 khách/chuyến và 01 chuyến bay quốc tế charter (máy bay được thuê nguyên chuyến) chở 330 khách từ Nga đến Khánh Hòa.
Theo đó, tổng lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng trong 03 ngày nghỉ Lễ tính từ ngày 01/01/2022 - 03/01/2022 đạt khoảng 37.500 lượt khách.
Tại tỉnh Lâm Đồng, tổng lượng khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng Đà Lạt trong 3 ngày Tết Dương lịch đạt 55.650 lượt khách.
Khách du lịch năm nay chủ yếu chọn loại hình du lịch tham quan, sinh thái, nghỉ dưỡng, tự đặt dịch vụ và đi theo hình thức nhóm gia đình và các nhóm nhỏ
Tỉnh Kiên Giang trong 3 ngày nghỉ lễ tết dương lịch cũng đã đón được 36.722 khách du lịch, trong đó số khách quốc tế là 276 khách.
Theo đánh giá chung của một số địa phương, do tình hình dịch bệnh Covid-19 tại một số địa phương lân cận vẫn còn diễn biến phức tạp, dẫn đến lượng khách du lịch theo tour rất ít, hầu hết lượng khách du lịch tới các địa bàn tỉnh chưa đạt so với cùng kỳ năm 2021, một số khách du lịch ái ngại khi lưu trú dài ngày dẫn đến doanh thu chưa cao so với cùng kỳ.
Khách chủ yếu chọn loại hình du lịch tham quan, sinh thái, nghỉ dưỡng, tự đặt dịch vụ và đi theo hình thức nhóm gia đình và các nhóm nhỏ với tâm lý yên tâm hơn với công tác phòng chống dịch. Đồng thời do tình hình thời tiết không thuận lợi, nên khách du lịch chủ yếu nghỉ dưỡng tại các khu nghỉ dưỡng, hạn chế di chuyển tham quan.
Ngoài ra, du khách đặt các dịch vụ lưu trú khá muộn để theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh và quan tâm đến các điều kiện hoãn hủy./.
Giới trẻ đổ về vườn hoa ở Hà Nội chụp ảnh đầu năm Đông đảo gia đình, bạn trẻ tìm đến các địa điểm chụp ảnh check-in vui chơi nhân dịp ba ngày nghỉ Tết Dương lịch 2022. Chiều 2/1, thời tiết tại Hà Nội có nắng đẹp, phù hợp cho việc chụp ảnh. Cánh đồng hoa anh thảo rộng hàng trăm m2 bung nở, thu hút đông đảo khách tham quan trong ngày thứ hai...