“Chắc ông trời bắt con tôi phải chết mất thôi !”
Nhiều lúc nghĩ, giá có thể mang bệnh thay cho đứa con trai được thì chị cũng sẵn lòng. Số phận bắt chị phải thế, nỗi đau mất chồng chưa qua thì giờ đây đứa con trai lại đang trong cảnh “thập tử nhất sinh” khiến chị kiệt quệ, sống như người vô hồn.
Người phụ nữ có số phận khổ cùng cực mà chúng tôi đang muốn nói đến là chị Lê Thị Huấn (SN 1968), quê ở thôn Nhân Phúc, xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Dù được bạn đọc gửi thư chia sẻ về hoàn cảnh gia đình chị từ trước nhưng khi đến gặp, cảnh ngặt nghèo mà người phụ nữ có “số khổ” này đang phải gánh chịu còn xót xa hơn gấp nhiều lần.
Đang là ngày mùa nhưng chị Huấn chẳng thiết tha gì với công việc ruộng đồng. Thời tiết nắng nóng oi bức, lúc nào chị cũng chỉ biết ngồi bần thần như người mất hồn. Trong lòng chị mang một nỗi buồn vô tận, chị muốn khóc nhưng nước mắt chẳng còn để rơi. Cuộc đời của chị là quãng thời gian dài đằng đẵng đối mặt với những nỗi khổ đau mà đến giờ chưa qua hết. Nhiều lúc nghĩ quẫn, chị chỉ muốn buông xuôi, muốn từ giã thế gian theo chồng về bên kia thế giới. Nhưng ngặt nỗi, chị chết đi rồi đứa con trai đang nguy kịch ở bệnh viện, ai sẽ chăm nuôi.
Trong câu chuyện với chúng tôi, lúc nào chị Huấn cũng chỉ biết khóc
Biết chúng tôi muốn được san sẻ những khó khăn đang gặp phải, chị Huấn như được mở lòng. Vì với chị, dù chỉ còn một tia hy vọng nhỏ nhoi chị cũng gắng hết mình để cứu chữa cho đứa con trai đáng thương của mình. Bế đứa cháu nhỏ trên tay, cố nén nước mắt vào trong chị kể cho chúng tôi nghe về số phận bi đát của mình.
Chị vốn là người phụ nữ hay lam hay làm, lập gia đình cùng anh Đào Bá Long và sinh được hai người con trai. Người con đầu là Đào Bá Phượng (SN 1992) hiện đã lập gia đình và có một đứa con nhỏ 20 tháng tuổi. Người con thứ hai là Đào Bá Tuấn (SN 1994), hiện đang mắc căn bệnh hiểm nghèo, trong tình trạng nguy kịch phải cấp cứu tại bệnh viện đa khoa huyện Hoằng Hóa.
Khi anh Long còn sống dù vất vả khó khăn nhưng hai vợ chồng chị cũng cố gắng làm để nuôi hai con khôn lớn nên người. Mong muốn có được cuộc sống bình yên chẳng được lâu với đôi vợ chồng nghèo. Cậu con trai Đào Bá Tuấn khi đang học lớp 4 thì bất ngờ mắc căn bệnh lạ, gia đình ngược xuôi tìm đủ mọi cách chữa trị. Khắp các bệnh viện trong Nam ngoài Bắc vợ chồng chị đều đưa con đến. Bệnh của Tuấn không những không thuyên giảm mà có thời gian còn bị liệt hết tay chân, các khớp tay, chân bị sưng phù, không cử động được.
Gia đình không có tiền nên em Đào Bá Tuấn gặp nhiệu khó khăn để điều trị ở bệnh viện
Hết cách cứu chữa, bị bệnh viện trả về nhà chờ chết, chị cứ nghĩ đứa con trai bé bỏng của mình số phận ông trời chỉ cho sống đến đó. Đem con về nhà, may nhờ có người mách nước, chị đi lấy thuốc lá nam và châm cứu cho con thường xuyên nên Tuấn qua khỏi, bệnh tình thuyên giảm được phần nào.
Người con trai thứ hai chưa khỏi bệnh thì chẳng bao lâu sau đứa con trai đầu cũng bỗng nhiên phát bệnh. Vợ chồng chị Huấn lại một lần nữa tất bật ngược xuôi, vay mượn tiền bạc đưa con đi chữa bệnh. Thời gian đó, chị Huấn ở nhà chăm đứa con trai thứ hai còn anh Long phải đưa đứa con trai đầu đi khắp nơi chữa bệnh. Mọi hi vọng của vợ chồng chị như vỡ tan, thêm một lần nữa bệnh viện lại trả con chị về chờ chết vì hết cách cứu chữa.
“Có được hai đứa con, cả hai đều mang bệnh nặng, vợ chồng tôi tuyệt vọng chỉ muốn chết. Sao ông trời lại bất công với vợ chồng tôi thế? Muốn lấy đi của tôi cả hai đứa con, vợ chồng tôi biết sống sao đây?” – Chị Huấn nghẹn ngào kể.
“Còn nước còn tát”, khi đem con về nhà, nghe ai mách ở đâu có bài thuốc hay vợ chồng chị lại đến đó lấy về cho con uống. May mắn sao, cháu Phượng cũng qua khỏi được cơn nguy kịch và khỏe mạnh trở lại”.
Video đang HOT
Căn nhà của gia đình chị Huấn trở nên hoang sơ, tiêu điều
Con trai đầu thoát được cái chết, còn người con thứ hai thì quanh năm nằm liệt giường không sao đứng lên đi được. Mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào người khác. Cả gia đình lo cho đứa con bệnh liệt giường khiến vợ chồng chị Huấn sức cùng lực kiệt. Người con trai đầu phải nghỉ học vào Nam làm thuê kiếm sống.
Tai chưa qua nạn lại đến, sau thời gian dài lo cho các con, năm 2014 chồng chị Huấn sức khỏe suy kiệt rồi đổ bệnh nặng. Chỉ sau thời gian ngắn, người trụ cột trong gia đình cũng bỏ mẹ con chị ở lại mà về với ông bà tổ tiên. Thế là chỉ còn lại mình chị thân cò lặn lội nuôi con, mẹ con rau cháo nuôi nhau, kiếm tiền trang trải khoản nợ lớn mà người chồng khi mang trọng bệnh để lại.
Bố mất chưa đầy hai tháng, thấy cơ thể bớt đau yếu, có thể đi lại bình thường. Tuấn xin mẹ vào miền Nam làm thuê cùng anh trai. Vừa vào đến nơi thì Tuấn đổ bệnh trở lại phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Căn bệnh lạ của Tuấn mắc phải nhiều bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh cũng “bó tay” vì vô phương cứu chữa. Các bác sĩ kết luận, Tuấn bị viêm cuống tim, nhiễm trùng máu, viêm tủy rất khó cứu chữa. Nếu có điều trị được thì cũng không sống được bao lâu có nguy cơ sẽ trở thành người thực vật.
Chị Huấn chỉ biết đứng bên người con trai nằm bất tỉnh cầu mong một phép màu đến với gia đình mình
Một lần nữa, chị Huấn như chết đứng, không có tiền chữa bệnh cho con chị phải xin bệnh viện cho con về quê nằm chờ chết. Số tiền đưa con từ miền Nam về nhà hết hơn 20 triệu đồng, chị Huấn phải vay mượn nhờ anh em họ hàng. Về nhà thấy sức khỏe của con vẫn còn trụ được, chị Huấn đưa con đến bệnh viện đa khoa huyện Hoằng Hóa cấp cứu. Hiện giờ Tuấn trong tình trạng nguy kịch nhưng vì gia đình không có tiền nên không chuyển lên bệnh viện tuyến trên để chữa trị được.
Toàn bộ cơ thể Tuấn bị sưng phù và thâm tím, bụng chướng to… “Các bác sĩ nói phải chuyển cháu lên tuyến trên chữa trị may ra còn có cơ hội nhưng tôi chẳng biết phải làm sao. Trong nhà giờ không có nổi một đồng. Xin cho con nằm lại được ngày nào hay ngày đó thôi chú à!. Chắc ông trời bắt con tôi phải chết. Sao tôi cứ phải khổ mãi thế này” – chị Huấn nói trong tuyệt vọng.
Chứng kiến cảnh ba mẹ con chị Huấn ở bệnh viện chẳng ai muốn rời xa nhau khiến nhiều người không cầm nổi nước mắt. Nhìn người con trai nằm bất tỉnh trên giường bệnh chị Huấn chỉ biết khóc. Số nghèo, con mang bệnh nặng, giờ chị như rơi vào bước đường cùng, chờ ngày đem con về nhà…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1810: Chị Lê Thị Huấn – thôn Nhân Phúc, xã Hoằng Đạo, Hoằng Hóa, Thanh Hóa ĐT: 01668727479 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thái Bá
Theo dantri
Chuyện người em gái đi tìm mộ 3 anh trai liệt sỹ
3 người anh của bà Xuân đã nằm lại các chiến trường. Gần nửa thế kỷ qua bà vẫn đau đáu một một tâm nguyện là tìm thấy và đưa các anh về sum vầy với mẹ.
Bà Nguyễn Thị Xuân kể về những kỉ niệm của 3 người anh trai.
Tôi gặp bà Nguyễn Thị Xuân (SN 1954, trú xóm 9, xã Cát Văn, Thanh Chương, Nghệ An) trong chuyến hành trình tìm về chiến trường xưa của những người cựu binh chiến trường Trị - Thiên. Bà chưa một lần mặc áo lính và có mặt trong đoàn quân với tư cách là thân nhân liệt sỹ. Lần này, bà vào Huế để nhận kỉ niệm chương của Ban liên lạc Cựu chiến binh chiến trường B4 - B5 tại Quân khu 4 dành cho người anh trai Nguyễn Duy Tiếp. Bà đi với tâm nguyện lớn nhất là có thể tìm thấy phần mộ của anh trai mình trong chuyếnnày.
Cụ Nguyễn Thị Hồ (SN 1911) có với người chồng đầu tiên người con trai đặt tên là Hoàng Đình Mạo. Chồng cụ chẳng may qua đời sớm, được sự đồng ý của nhà chồng, cụ Hồ đi bước nữa và sinh được các con Nguyễn Duy Viện (1945), Hồ Duy Tiếp (SN 1950) và Nguyễn Thị Xuân. Tuy nhiên, người chồng thứ 2 của cụ Hồ cũng sớm qua đời khi người con út mới được mấy tuổi đầu.
Lớn lên trong cảnh đất nước loạn lạc, lần lượt 3 người con trai của cụ Hồ đều tòng quân giết giặc cứu nước. Được một thời gian ngắn thì người con trai cả Hoàng Đình Mạo hi sinh. "Anh Mạo hi sinh, đến giờ vẫn chưa biết chôn cất ở đâu. Còn anh Viện chiến đấu ở Lào và được cử về đi học ở Hà Nội 6 tháng. Tuy nhiên, mới học được 3 tháng thì có lệnh phải vào chiến trường gấp. Anh Tiếp thì nhập ngũ vào năm 1968.
Thiếu tướng Võ Văn Chót - Trưởng BLL Cựu chiến binh chiến trường B4-B5 trao kỉ niệm chương của liệt sỹ Nguyễn Văn Viện cho bà Xuân.
Năm 1972, không hẹn mà gặp, anh Viện và anh Tiếp đều về phép cùng 1 ngày. Sau đó thì tiếp tục lên đường. Hòa bình lập lại không thấy anh mô về. Đến năm 1976, mẹ nhận được một lúc 2 giấy báo tử của anh Viện và anh Tiếp. Trong giấy báo tử của anh Viện chỉ ghi "hi sinh ở mặt trận phía Nam" nên gia đình không biết nơi đâu mà tìm để đưa anh về. Còn anh Tiếp hi sinh ở chiến trường Quảng Trị", bà Xuân kể. Ba người con của mẹ Hồ hi sinh khi chưa kịp cho mẹ một đứa cháu nội.
Theo ông Bùi Thanh Tràng (xóm Trần Phú, xã Lưu Sơn, Đô Lương, Nghệ An) - đồng đội cũ của anh Tiếp thì sau khi hi sinh, liệt sỹ Tiếp được mai táng trong một khu rừng. Năm 1976, hài cốt liệt sỹ Tiếp được quy tập vào Nghĩa trang liệt sỹ xã Hải Phú (huyện Hải Lăng, Quảng Trị).
Năm 1985, Nghĩa trang liệt sỹ Hải Phú được cải tạo, nâng cấp. Khi hoàn thành việc nâng cấp thì phần mộ của liệt sỹ Tiếp bị thất lạc bia mộ. Bởi vậy, dù biết đích xác hài cốt liệt sỹ Tiếp được quy tập vào Nghĩa trang liệt sỹ xã Hải Phú nhưng là phần mộ nào trong số hàng trăm phần mộ "chưa biết tên" thì không ai biết.
Lần này, bà vào Quảng Trị với tâm nguyện tìm được phần mộ của người anh trai thứ 3...
Năm 2002, cụ Nguyễn Thị Hồ qua đời khi vẫn đau đáu một nỗi niềm: tìm và đưa được phần mộ của 3 người con trai về quê nhà. Là người em gái duy nhất của 3 người anh liệt sỹ, bà Xuân được mẹ gửi gắm lại ước mong lớn nhất của đời bà. Trong chuyến hành trình cùng các đồng đội của anh Tiếp năm xưa, bà Xuân mang theo tâm nguyện của mẹ nhưng biết anh ở đâu giữa hàng trăm ngôi mộ chưa biết tên?
"Trước khi lên đường, chị thắp hương khấn lên bàn thờ các anh. Nếu đúng là anh Tiếp thì khi đi qua mộ, cho chị hắt hơi 3 lần hoặc vấp 3 lần. Lúc đi qua mộ, chị bị vấp vào 3 góc mộ. Hình như anh ấy đã nghe thấy lời khẩn cầu của chị? Nhưng giờ làm sao mà biết được đích xác là anh Tiếp nằm dưới đó", bà Xuân buồn bã.
Nhưng biết anh nằm ở đâu giữa những phần mộ "chưa biết tên" này?
Trong suốt buổi nói chuyện, bà Xuân không ít lần xúc động rơi nước mắt khi kể về những kỉ niệm với 2 người anh trai của mình (anh Mạo ở với nhà nội - PV). Là em gái duy nhất trong nhà, bố lại mất sớm nên chị Xuân được các anh trai bao bọc, cưng chiều. Thời đó, đói khổ triền miên, cả năm mới được vài bữa ăn no, quần áo cũng vá chằng vá đụp. Bởi vậy, khi tòng quân giết giặc, anh Tiếp được phân phối 2m vải gụ. Thương em gái đã đến tuổi lớn mà cũng chỉ biết mặc quần áo vá, anh Tiếp nhường lại tấm vải gụ cho em.
"Năm 1972, anh Viện và anh Tiếp về thăm nhà. Lần đó, chị giặt quần áo cho hai anh nhưng đến tối thì toàn bộ quân phục của các anh bị kẻ trộm lấy mất. Hai anh vào chiến trường mà không có quân phục. Biết em gái lo, lúc ra đi, các anh còn trấn an "em yên tâm, vào đó thiếu thốn gì thì đã có đơn vị, có đồng đội giúp đỡ". Bà chỉ ước mình có cơ hội để mua cho các anh bộ quần áo mà không được nữa rồi", nước mắt bà trào ra.
3 người anh ngã xuống cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc nhưng bà vẫn chưa tìm được ai để đưa về với mẹ...
Chuyến hành trình kết thúc, bà trở về mà không thực hiện được tâm nguyện của người mẹ quá cố. Các anh của bà vẫn nằm lại đâu đó trên các khu rừng hay đã được sum vầy bên các đồng đội trong những nghĩa trang? Câu hỏi đó cứ buốt nhói chúng tôi suốt chặng đường về...
Hoàng Lam
Theo Dantri
Sông lại "nuốt" nhà "Lúc đó tôi đang ngủ ở nhà trước, đứa cháu ngủ ở giường trong. Khi biết hiện tượng sạt lở, tôi đã lao vào cứu cháu, vừa bế cháu ra ngoài thì chiếc giường bị nước cuốn trôi", ông Lan kể lại giây phút kinh hoàng. Ngày 4/6, tin từ UBND xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) cho biết, đã thành...