Chắc ‘nà’ cá nóc
Một nhóm bạn ngồi bàn luận sôi nổi xem cá lóc hay cá nóc mới là loài cá độc không ăn được.
Ảnh minh họa
Một chàng trai người Hải Phòng sống ở TP HCM quả quyết:
- Tao ở trong miền Nam tao biết, ở đây ‘cá nóc’ là cá quả miền Bắc mình hay ăn, còn ‘cá lóc’ là cá có độc.
Một cậu khác phản biện lại ngay:
- Chắc mày nói ngọng nên nghĩ ‘cá lóc’ thành ‘cá nóc’ chứ gì?
Các cậu khác ngồi nghe ỡm ờ nhưng cũng gân cổ tranh cãi, cuối cùng không chốt được ‘cá nóc’ hay ‘cá lóc’ mới là loài cá độc.
Cuối cùng một cậu đưa ra gợi ý lên mạng tra Google là biết ngay, khỏi tranh luận. Chàng trai người Hải Phòng nhanh nhảu xung phong tra cứu.
Video đang HOT
Sau một hồi tra cứu, cậu dõng dạc tuyên bố:
- Chắc nà cá nóc có độc bọn mày ạ.
Theo Datviet
Con người có thể mọc mỏ giống cá nóc
Các nhà khoa học đang có tin tốt dành cho những người thường xuyên có vấn đề về răng lợi.
Một nhà sinh học đã dự đoán, một ngày nào đó con người có thể mọc mỏ. Không giống với răng, mỏ sẽ không bị sâu, sứt mẻ hay rụng. Điều này sẽ khiến một chiếc mỏ trở nên mạnh mẽ và thiết thực hơn, tiến sĩ Gareth Fraser cho biết.
Nhưng tin không vui cho những ai đang sợ hãi vì sắp phải đi khám nha sĩ là sự thay đổi này - trong đó răng sẽ chập lại với nhau để tạo ra một chiếc mỏ nhọn, cứng cáp. Tuy nhiên điều này sẽ chỉ diễn ra trong vài triệu năm nữa.
Tiến sĩ Fraser, nhà sinh vật học tại ĐH Sheffield, quan tâm đến việc vì sao con người lại chỉ có hai bộ răng - răng sữa và răng vĩnh viễn - trong khi một số sinh vật khác lại liên tục mọc răng. Ví dụ, một con cá mập sẽ mọc răng mới sau khoảng 2 tuần. Và loài cá nóc thì không ngừng sản sinh ra vật liệu giống răng để hình thành nên mỏ, có nghĩa là bất cứ một hao mòn đều sẽ được bù đắp ngay.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu hàm của loài cá nóc, sản phẩm tiến hóa sau hàng triệu năm mà loài này dùng để phá vỡ vỏ cua và nhai thức ăn giòn. Một giả thuyết đang được điều tra nghiên cứu gợi ý việc con người cuối cùng sẽ tiến hóa hàm răng xa hơn rồi mọc mỏ.
Tiến sĩ Fraser sẽ phát biểu tại một hội nghị ở Barcelona trong tháng này để thông báo việc ông đã xác định được những tế bào đứng đằng sau sự tái tạo không ngừng này.
Tế bào có biệt danh là "tiên răng" có thể nắm giữ chìa khóa cho phép chúng ta mọc hết bộ răng này đến bộ răng khác.
Nếu các nhà khoa học có thể phát hiện ra bí mật của những tế bào này thì họ có thể kích hoạt các tế bào tương tự có trong miệng con người.
Tiến sĩ Fraser tin rằng có thể loài người sẽ tiến hóa và mọc mỏ giống cá nóc (ảnh), mà theo ông sẽ "mạnh mẽ và thiết thực hơn rất nhiều". Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng điều đó có thể còn lâu nữa mới diễn ra.
Các nhà khoa học từ trường Đại học Sheffield đã tách các tế bào mà cho phép loài cá mọc răng liên tục trong suốt vòng đời. Tác dụng của khả năng này trong loài cá được nhìn thấy rõ nhất ở nhát cắn "bang chuyền" của cá mập, giống loài cá mập trắng trong ảnh.
Ông cho biết thêm: "Với tuổi thọ được nới rộng và chế độ ăn hiện đại, sự hạn chế trong việc mọc răng thực sự không còn phù hợp".
"Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào tìm kiếm các phương thức trong đó chúng tôi có thể bắt chước cách loài cá mọc răng không ngừng và đem khả năng này đến với loài người".
Liệu việc đi khám nha sĩ sẽ trở thành quá khứ? Các nhà khoa học tiên doán rằng loài người có thể tự mọc thêm răng hay thậm chí mọc cả mỏ.
Tiến sĩ Fraser cho hay: "Con người có thể tiến hóa để mọc mỏ, giống như cá nóc, thứ đó có lẽ sẽ mạnh mẽ và thiết thực hơn hàm răng hiện nay".
"Mẹ đã bảo con rồi cơ mà - không mổ sâu trong giờ ăn!"
Loài cá nóc độc có gai bắt đầu cuộc sống với hàm răng nhưng nhanh chóng chuyển hóa thành một chiếc mỏ dùng để mở vỏ, nghiền nát và cắt cá.
Nhưng bất chấp độ bền của một chiếc mỏ, tiến sĩ Fraser lại muốn giữ hàm răng của mình hơn. Ông nói: "Tôi hài lòng với hình dạng hàm răng tôi có - mặc dù đẹp hơn nữa thì cũng thích đấy".
Theo Dantri
Cận cảnh phẫu thuật 'thủy quái' độc nhãn kỳ dị ở Anh Các nhà khoa học ở vườn thú Bristol, Anh đã thực hiện ca phẫu thuật đặc biệt cho một trong những con vật kỳ dị nhất của họ. Mini sau khi phẫu thuật. Mục tiêu của ca phẫu thuật là loại bỏ phần thủy tinh thể bị đục cho một con cá nóc có tên là Mini trong vườn thú Bristol. Đây là...