Cha xung phong vào vùng dịch điều trị, con tình nguyện làm phiên dịch chống Covid-19
Hai tuần trước, cha Tuấn Jeon, một bác sĩ xung phong về Daegu, tâm dịch covid-19 của Hàn Quốc. Ở Seoul, Tuấn có một cách khác góp sức cùng bố. Anh là tình nguyện viên phiên dịch cho người Việt Nam đang ở xứ sở kim chi.
Tuấn Jeon có cách khác, cùng với bố để chống Covid-19 – NVCC
Tuấn Jeon, tên thật là Jeon Hyong Jun, 25 tuổi, sinh viên Trường ĐH Sogang. Đầu tháng 2.2020, sau một năm làm việc tại Việt Nam, Tuấn Jeon trở về quê hương. Anh đang cùng những bạn trẻ là tình nguyện viên cho tổ chức phi chính phủ tại Hàn Quốc tham gia phiên dịch trực tuyến, hỗ trợ những người Việt đang làm việc tại Hàn gặp khó khăn về ngôn ngữ, có thể được đi xét nghiệm Covid-19.
Vượt qua rào cản ngôn ngữ
Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Tuấn Jeon cho hay trong những ngày có dịch Covid-19 tại Hàn Quốc, có đông người đến các khu khám bệnh để kiểm tra xem có nhiễm virus hay không. Trong số đó, khó khăn nhất là việc trao đổi giữa người nước ngoài và các nhân viên y tế.
“Những người đến khu khám bệnh đều có những triệu chứng như ho, sốt,… dù chưa biết có phải bị nhiễm Covid-19 hay không. Khi giao tiếp giữa các y tá, người đến thăm khám gặp trở ngại vì bất đông ngôn ngữ dễ gây căng thẳng cho mọi người. Chúng tôi, những tình nguyện viên phiên dịch hóa giải được hết sự căng thẳng đó, cùng họ vượt qua những rào cản ngôn ngữ”, Tuấn Jeon chia sẻ.
Tuấn Jeon hồi đầu năm 2020 ở Việt Nam – Ảnh NVCC
Video đang HOT
Tuấn Jeon cho hay để ứng phó với Covid-19, nhu cầu cần phiên dịch viên tiếng Việt là rất lớn (hiện tại ở đây có khoảng 42 tình nguyện viên). Mỗi ngày Tuấn Jeon nhận nhiều cuộc gọi từ các khu thăm khám Covid-19. “Gần đây, tôi cũng nhận được các cuộc gọi, người lao động Việt Nam thắc mắc họ muốn về Việt Nam lúc này mà không biết có thể về được không”, Tuấn Jeon chia sẻ.
Tuấn Jeon kể: “Câu chuyện trong cuộc gọi gần đây nhất là một công nhân xây dựng người Việt Nam ở Hàn Quốc. Anh ấy kể với tôi là bị ho, lại nhức khắp người nên mong muốn được đi kiểm tra xem có bị nhiễm Covid-19 hay không. Anh tới khu thăm khám đợi mà vẫn chưa thể được kiểm tra, bởi số lượng người chờ đông quá. Do đó, anh muốn đi sang một khu khám khác nên hỏi tôi bây giờ đi khu nào, đường đi ra sao. Sau khi chỉ cho anh hướng đi taxi tới khu khám mới, tôi nói với y tá hãy ghi ra một mảnh giấy cho anh bằng tiếng Hàn, nói anh ta mang đến khu khám mới, nội dung ‘tôi muốn kiểm tra Covid-19, tôi đang ho, nhức cơ thể…’”.
“Bởi vì tôi yêu Việt Nam”
Tuấn Jeon bắt đầu là tình nguyện viên phiên dịch tiếng Việt – Hàn từ năm 2014, khi anh mới tốt nghiệp THPT. Từ đó đến nay, Tuấn Jeon nhận được hơn 2.000 cuộc gọi từ những người Việt Nam sinh sống tại Hàn Quốc.
Khi chưa có dịch Covid-19, phần lớn các cuộc gọi đến Tuấn Jeon nhờ trợ giúp là từ các cô dâu Việt trong gia đình đa văn hóa, các bạn du học sinh hay những người lao động Việt đang sinh sống tại xứ sở kim chi.
Một câu chuyện làm Tuấn Jeon nhớ mãi là một lao động Việt gặp tai nạn, phải nhập viện cấp cứu. Anh ấy hoàn toàn đơn độc vì cả công ty chỉ có duy nhất anh là người Việt Nam. Anh cũng không có người chăm sóc. Các bác sĩ, y tá cũng rất vất vả vì không thể giao tiếp với anh. “Nhận được cuộc gọi về trường hợp này, tôi đã hướng dẫn anh ấy lịch mổ, thuốc men, các chú ý cần thiết. Sau khi mổ thành công, sức khỏe của anh ấy khá yếu, phải theo dõi… Vậy là hằng ngày, tôi giúp chị y tá từ xa, viết hướng dẫn cụ thể cho anh ấy, như ăn gì, uống gì, tiêm gì, để ý điều gì,… lên giấy. Xuất viện rồi, anh ấy nói với tôi là sẽ không bao giờ quên được sự giúp đỡ ấm áp của tôi”, Tuấn kể.
Tuấn Jeon chia sẻ “bởi vì tôi yêu Việt Nam” – Ảnh Thúy Hằng
Hai tuần trước, khi dịch bệnh đang căng thẳng, cha của Tuấn Jeon – một bác sĩ đã xung phong về Daegu, tâm dịch Covid-19 của Hàn Quốc để cùng các đồng nghiệp điều trị, chăm sóc cho người bệnh. Ở thủ đô Seoul, Tuấn Jeon có một cách khác góp sức cùng bố. Anh luôn tin rằng công việc phiên dịch qua điện thoại của anh, phần nào gỡ rối những căng thẳng, khó khăn, nỗi cô đơn, lo sợ của người Việt Nam ở nước ngoài. “Bởi vì Tuấn yêu Việt Nam”, Tuấn Jeon giải thích tất cả những gì anh đã và đang làm.
Tuấn Jeon luôn tin rằng, dịch bệnh Covid-19 sẽ sớm qua, bình an, nụ cười sẽ trở lại với tất cả mọi người.
Từ World Cup 2002 đến nay, chính phủ Hàn Quốc đã triển khai dịch vụ cuộc gọi hỗ trợ thông dịch giúp đỡ người nước ngoài tại Hàn Quốc, với tên gọi BBB Korea. Dịch vụ này hoàn toàn miễn phí, với đội ngũ tình nguyện viên thông thạo hoạt động 24/7, áp dụng cho 20 thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Việt.
Tuấn Jeon nhắn gửi tới những anh chị, các bạn người Việt Nam đang sống tại Hàn Quốc, mong mọi người bình tĩnh, cùng lưu ý một số điểm sau để rút gọn thời gian trợ giúp:
* Những trường hợp có tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19, hoặc trở về từ vùng có dịch sẽ được kiểm tra Covid-19 miễn phí. Các trường hợp khác sẽ cần trả phí kiểm tra khoảng 200.000 won (khoảng 4 triệu đồng).
* Hãy chủ động tìm khu khám sàng lọc Covid-19 gần nhất với bạn. Trong trường hợp gặp khó khăn về ngôn ngữ, gọi 1588-5644 hoặc tải ứng dụng BBB (ứng dụng thông dịch ngôn ngữ miễn phí).
Theo thanhnien.vn
Kiểu hỏi thăm ớn lạnh thời dịch Covid-19
Nỗi lo về virus chết người lây lan mạnh đang bao trùm khắp thành phố Daegu, Hàn Quốc và các khu vực xung quanh.
Cảnh xếp hàng dài miên man để mua khẩu trang ở Daegu
Một phụ nữ đeo găng tay nhựa khi đi trên tàu ngầm, các vị khách đeo khẩu trang tham dự lễ cưới. Cùng lúc đó, không ít người vội vã tích trữ mỳ ăn liền và gạo. Bạn bè gọi điện cho nhau và hỏi thăm "cậu vẫn còn sống chứ".
Bầu không khí lo lắng đang phủ lên Daegu và các vùng lân cận khi người dân cố làm mọi cách tránh xa Covid-19, con virus đã làm hàng trăm người trong vùng ngã bệnh và làm chết ít nhất 10 người trong số đó.
"Chúng tôi gọi điện cho nhau và nửa đùa nửa thật hỏi xem bên kia còn sống không cũng như khuyên bảo lẫn nhau không lang thang ngoài đường phố", Choe Hee-suk, một nhân viên văn phòng 37 tuổi kể với AP qua điện thoại.
Trước ngày 18/2, ở thành phố này không có một ca nhiễm Covid-19 nào. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhanh chóng khi một phụ nữ trong độ tuổi 60 ở Daegu được xác nhận nhiễm Covid-19.
Khoảng một tuần sau, hơn 790 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận ở thành phố 2,5 triệu dân, nằm ở phía đông nam Hàn Quốc này. Số người nhiễm bệnh tăng vọt làm dấy lên lo ngại rằng dịch bệnh đã vượt tầm kiểm soát.
Số ca nhiễm Covid-19 ở Daegu chiếm hơn 80% tổng số trường hợp nhiễm bệnh ở Hàn Quốc. Ngoài ra 10 trong số 11 nạn nhân tử vong vì chủng virus corona mới này là ở Daegu. Hiện, Hàn Quốc là ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Hoài Linh
Theo vietnamnet
Hàn Quốc có ổ dịch COVID-19 mới, liên quan giáo phái ở Seongnam Hãng tin AFP ngày 16-3 đưa tin Hàn Quốc phát hiện thêm ổ dịch COVID-19 có liên quan đến một giáo phái tại thành phố Seongnam, phía nam thủ đô Seoul. Quân nhân Hàn Quốc làm nhiệm vụ khử trùng các tòa nhà tại thành phố Daegu - Ảnh: REUTERS Theo AFP, Hội thánh Sông Ân Điển (Grace River Church) tại Seongnam đã...