Cha phạm tội lấy tiền chăm con nằm viện
Túng quẫn vì nghèo, hai bố con nằm viện chăm nhau, ông Chiến đã bùi tai mua ma túy hộ con nghiện để nhận vài ngàn tiền công.
Lớp học xoá mù chữ ở Trại giam Thanh Phong
Án 3 năm không phải là dài so với một đời người nhưng nó là bước ngoặt khủng khiếp đối với gia đình ông Phạm Văn Chiến ở Nghĩa Hưng, Nam Định. Khuôn mặt nhăn nhúm vì tuổi tác cộng thêm những vất vả từ bé, ông Chiến gục xuống xấu hổ, mãi mới dám kể về lần phạm tội của mình.
Sinh ra ở vùng biển, nhà nghèo lại đông con nên cuộc sống của gia đình ông luôn trong cảnh chạy ăn từng bữa. Bản thân không được học hành đã là một thiệt thòi, ông biết vậy nhưng không biết làm cách nào để con cái học hơn cha mẹ vì gia đình nghèo khó quá. Khác chăng, chúng không mù chữ như ông nhưng chắc lâu ngày không sờ đến sách vở, con chữ cũng rơi rụng nhiều. Sở dĩ ông dám chắc thế vì lâu lăm rồi, từ ngày ông đi trại giam Thanh Phong cải tạo, chẳng đứa con nào viết cho ông một lá thư. Chắc tại chúng không viết nổi.
Nhà nghèo chỉ có sức khỏe là tài sản, vợ chồng ông đi làm thuê, hết lăn ruộng mình lại đến ruộng người, vất vả vậy song cũng chỉ đủ ăn, chứ nghỉ làm ngày nào là nhịn ngày ấy. Bốn đứa con dần lớn, vợ chồng ông cũng đỡ vất vả hơn vì con cái đã biết đỡ đần. Trong nhà đã có con gà, con lợn để nuôi. Hàng ngày ông cùng hai cậu con đạp xe đi làm thuê cho một xưởng gạch, cách nhà vài cây số, cơm nắm mang theo, tối mới về.
Một buổi chiều, ông đứng đóng gạch ở đầu máy đùn gạch, chẳng biết sơ sểnh thế nào thì máy thiến vào tay. Người con trai thứ hai của ông đứng gần đấy lao ra ngắt cầu dao, ngã thụt chân vào máy, bị kẹt cứng không kéo ra được. Cả hai được đưa ngay vào viện nhưng di chứng thật nặng nề. Ông bị mất 2 ngón tay còn cậu con trai thì trở thành “chú lính chì” độc chân. Ca tai nạn lao động bất ngờ khiến cả gia đình ông điên đảo vì không biết vay đâu ra tiền lo viện phí cho hai bố con vốn được coi là hai lao động chính trong nhà. “Cái khó ló cái khôn”, ông bảo vợ cứ về nhà thu xếp còn ông với cái tay còn 2 ngón sẽ cố gắng ở lại bệnh viện vừa điều trị vết thương vừa tìm việc làm thêm để chăm con những ngày còn nằm viện.
Hàng ngày, sau giấc ngủ chập chờn trên ghế đá, ông Chiến ra cổng viện, ai thuê gì làm nấy, cốt kiếm đủ tiền sinh hoạt trong ngày cho hai bố con. Thương hoàn cảnh của ông, một bà bán hàng cơm gần đó cho ông mượn chiếc bếp than, vậy là ông trở thành người cung cấp nước sôi cho người nhà bệnh nhân từ đấy.
Người tốt biết ông cũng lắm song kẻ xấu gặp ông cũng nhiều. Chẳng biết chúng dụ dỗ thế nào mà ông nhận lời mua hộ chúng ma túy. Theo suy nghĩ của ông thì hàng ngày ông đến các phòng hỏi xem ai cần mua nước sôi thì cầm phích của họ ra bếp lò của mình, đong đầy nước rồi mang vào. “Mỗi phích nước có giá 2.000 đồng, cả ngày miệt mài cũng được vài chục ngàn, nếu có cầm thêm vài tép ma túy vào cho con nghiện, chắc chẳng ai biết”, ông Chiến bộc bạch. Cũng vì món tiền viện phí sắp phải thanh toán nên ông Chiến đã xiêu lòng, nhận mua hộ ma túy cho mấy con nghiện vẫn lởn vởn trong khuôn viên bệnh viện, lấy khu vườn hoa, ghế đá làm nơi hút hít.
Nhắc đến tội lỗi của mình, ông Chiến bảo cũng tại mình nghèo quá đâm liều, với lại nhìn mấy đứa nghiện lên cơn vật vã cũng thương. Thấy ông hay tới hỏi xem có cần gì không, những kẻ nghiện này liền bảo chúng nghiện sắp chết rồi, vào bệnh viện chích để có chết thì đỡ bị ở ngoài đường, ông chỉ việc cầm tiền chúng đưa, ra cổng viện mua hộ tép ma tuý là bằng bán cả chục phích nước. Thương hại chúng và cũng do cần tiền, ông đã xuôi tai nhưng chưa kịp kiếm đủ tiền viện phí cho con thì ông bị bắt. Với hành vi mua bán ma tuý, ông Chiến bị kết án 3 năm tù. Ngày ông bị bắt, cả cổng viện ồn ào, nhiều người chép miệng lắc đầu tỏ ra không hiểu.
Từ ngày vào trại Thanh Phong, ông mới được đi học nhưng ở cái tuổi 65, trong đầu bộn bề những lo toan thì làm sao có chữ nào lọt được thành ra mãi đến giờ, đã gần 2 năm đi cải tạo, ngày nào cũng được lên lớp nửa buổi mà ông vẫn chưa thuộc hết mặt chữ cái. Xoa mái tóc cứng bạc quá nửa, ông Chiến bẽn lẽn bảo tại cứ cầm sách là thương mấy đứa con ở nhà, tại nghèo quá mà đứa nào cũng chỉ được đi học 2, 3 năm là nghỉ, chắc chúng không còn nhớ chữ nữa nên chẳng đứa nào viết thư vào cho bố. Nói rồi ông Chiến lặng im, gương mặt đen như tối hơn, dáng khắc khổ chẳng khác nào cây gỗ lũa.
Theo Báo Công Lý
Bấp bênh thân trò trên sóng nước
Những cô cậu học sinh gầy bé, ngày 2 lượt gò lưng trên những con thuyền độc mộc giữa ba bề, bốn bên sóng nước.
Những cô cậu học sinh lớp 3, lớp 4 gầy bé hơn cái tuổi lên 9 lên 10 của mình, gò lưng trên những con thuyền độc mộc giữa ba bề, bốn bên sóng nước. Hồ sâu, "đường" xa, nắng cũng như mưa, hành trình ngày 2 lượt tự chèo thuyền đến trường của các cháu nhỏ xã vùng sâu miền núi Hộ Đáp, Lục Ngạn (Bắc Giang) khiến ai đến đây cũng phải... rùng mình!
9 thôn lên xã bằng... thuyền
Video đang HOT
Dc sinh Trường tiểu học Hộ Đáp đến lớp bằng thuyền
"Mới học lớp 3 thôi, các em này đã tự chèo thuyền đến lớp rồi. Có đến hơn nửa số học sinh Hộ Đáp phải đi học bằng thuyền. Khổ là thế nhưng được cái chục năm nay việc học sinh các trường ở Hộ Đáp này bỏ học dở chừng lại không có một trường hợp nào" Ông Lăng Văn Trưởng, Phó Chủ tịch UBND xã Hộ Đáp
Cách trung tâm thị trấn Chũ gần 30km, mới tới xã vùng sâu Hộ Đáp, chúng tôi phải vượt qua hàng chục dốc cua tay áo. Lục Ngạn có 30 xã thì Hộ Đáp là một trong những xã nghèo nhất. Xã gồm 11 thôn trải dài trên một diện tích gần 60ha, với 800 hộ dân và 4500 nhân khẩu. Điều đáng nói là gần 80% dân cư của Hộ Đáp là người dân tộc Nùng.
Sản xuất nông nghiệp của người dân chủ yếu dựa vào nguồn nước hồ Cấm Sơn nhưng xã chưa có một hệ thống kênh mương thủy lợi nào, việc sản xuất nông nghiệp hoàn toàn dựa vào thời tiết. Nhiều khi lúa chín chưa kịp gặt về đã bị nước hồ dâng lên nhấn chìm làm mồi cho cá hết. Chính vì vậy, đã bao năm nay đói nghèo cứ đeo bám người dân nơi đây. Đời sống văn hóa, tinh thần còn kham khổ song khát vọng về cái chữ để thoát đói nghèo vẫn ngày đêm thường trực trên những tấm lưng gầy trẻ nhỏ.
Hộ Đáp có 3 trường học (THCS, tiểu học và mầm non) với hơn 100 cán bộ giáo viên, hơn 1.000 học sinh. Nhiều em cơm không đủ ăn, áo lành không đủ mặc nhưng vẫn đều đặn ngày hai lượt đi bộ, leo núi hay chèo thuyền cả tiếng đồng hồ đến trường học chữ. Xã có 9 thôn nằm quanh hồ Cấm Sơn, giao thông chính ra trung tâm xã để học là đường thủy.
Theo chân cán bộ địa phương, chúng tôi đến Trường THCS Hộ Đáp. Giờ tan học, học sinh náo nhiệt chuẩn bị tay chèo về nhà. Thầy Bùi Văn Thường, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trường không có khu lẻ, tất cả học sinh đều học ở khu trung tâm. Nhiều em phải chèo thuyền hoặc đi bộ mất hơn 2 giờ đồng hồ mới đến nơi, vất vả lắm!".
Bập bềnh thân trò trên sóng
Đi theo đám học sinh lớp 3 của Trường tiểu học Hộ Đáp ra bờ hồ Cấm Sơn, chúng tôi mới hiểu được phần nào gian nan con đường "cõng chữ" của học sinh xã vùng cao này. Chuẩn bị lên thuyền, việc đầu tiên của các em là phải cho sách vở vào túi nilon buộc lại thật chặt. Sau đó, từng đôi một thay nhau xắn quần áo, tát hết nước trong thuyền rồi mới bắt đầu hành trình chèo thuyền vượt hồ về nhà.
Em Hoàng Thị Vịnh (ở thôn Đồng Phai) kể: "Năm ngoái em học sáng nên hằng ngày phải dậy trước 5h để chuẩn bị sách vở. Năm nay học chiều, lúc đi thì thoải mái nhưng khi về, trời tối chèo thuyền sợ lắm chị ạ!". Rùng mình hơn khi Vịnh cho biết: "Những ngày trời nổi gió, sương xuống khó nhìn, có hôm mãi khuya em mới về được đến nhà". Quả là lạnh tóc gáy khi nhìn tấm thân gày mảnh khảnh của cô bé 9 tuổi này đánh vật với con thuyền nan giữa sương mù, mưa gió và mênh mông sóng nước!
Trong khi nhiều bạn ở các thôn quanh hồ Cấm Sơn dùng thuyền đến lớp, ở đây không ít em cuốc bộ, băng qua hàng chục con dốc, khe, suối đi học. Em Chu Văn Hùng (ở thôn Khuôn Trắng), ngày nào cũng phải đi bộ mất hơn 1 giờ đồng hồ, tới được lớp thì người đẫm mồ hôi như vừa tắm. Vậy nhưng, hơn 8 năm nay Hùng chưa hề nghỉ học. "Bố mẹ em bảo nhà nghèo thì càng phải học, chỉ có học mới thoát được nghèo đói", Hùng thỏ thẻ.
Men theo lối mòn được coi là con đường huyết mạch và duy nhất của Hộ Đáp, chúng tôi đi vào một khu lẻ của trường tiểu học tại thôn Đồng Chùa - thôn xa trung tâm nhất. Thầy Hải, trưởng khu cho biết: "Khu có 30 học sinh, rất nhiều em ở bên kia hồ. Khi thời tiết bình thường, các em vẫn tự chèo thuyền đi học, còn ngày mưa gửi thầy cô hoặc nhà dân gần cơ sở học. Để sống được ở vùng đất này, ngay từ bé các em đã phải học bơi, chèo thuyền, leo núi...".
Giấc mơ... "xuồng máy"
Học sinh bán trú tự nấu ăn tại lán tạm
Lường trước được những hiểm họa của sông nước đối với học sinh, lãnh đạo xã đã xin đầu tư kinh phí xây dựng nhà bán trú cho học sinh ở xa. Năm học 2010 - 2011, Trường THCS Hộ Đáp được đầu tư 400 triệu đồng theo Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục. Hiện tại, khu bán trú 2 tầng khang trang đã xây xong và đã có 40 học sinh ở. Tuy nhiên, nhà xây xong thì hết tiền, chưa có kinh phí mua giường, làm nhà bếp, công trình phụ...
Công trình dang dở đó vẫn phải đưa vào sử dụng vì nhu cầu cấp bách trước mùa mưa bão. Thế là, các em học sinh phải trải chiếu nằm dưới nền gạch, nấu ăn tại lều lán tạm bợ. Mang gạo rau từ nhà, mỗi tuần bố mẹ cho thêm 20.000 đồng, các em tự nấu ăn với nhau. Bữa ăn đơn giản chỉ có cơm và nồi canh nấu suông, hôm nào "sang" thì thêm được mấy con cá khô. "Không thịt, cá, rau canh không có cả dầu mỡ. Các em ăn thế này thì lấy sức đâu mà học?", thầy Thường xót xa. Dù vậy, các em còn may mắn hơn, nhiều bạn nhà xa nhưng không có điều kiện ở bán trú vì còn tranh thủ giúp việc gia đình.
Số học sinh hàng ngày phải vượt hồ đi học rất đông, trong khi hồ có độ sâu 30 - 40m, nước lớn học sinh chèo thuyền bằng tay rất nguy hiểm. Trong các cuộc họp ở địa phương cũng đã có nhiều ý kiến dùng ngân sách mua xuồng máy đưa đón để các em đi học đỡ vất vả và an toàn hơn.
Nhưng "cái khó nó bó cái khôn", thuyền thì có thể đầu tư một lần, còn kinh phí mua xăng, thuê người lái... lại là một bài toán không dễ có lời giải. Nhà bán trú cũng không thể ở mãi, phải có lúc đi về mà xuồng máy vẫn cứ là "giấc mơ" khó thành hiện thực! Thành thử, chuyện chèo thuyền đi học của học sinh Hộ Đáp cứ thế nổi nênh như sóng nước.
Theo Giadinh
Cảnh khốn cùng ở 'xóm cái bang' Hơn 30 con người trong xóm, mỗi người một hoàn cảnh, một quán nhưng giống nhau một điều: đều là những thân phận cùng khổ. Xóm gồm 13 túp lều với hơn 30 người sinh sống nằm lọt thỏm giữa cánh đồng bạt ngàn lau sậy bên ven đê con sông Cấm thuộc xã Tân Dương (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Hễ thấy...