Cha nhập viện, con trai quỳ xuống vay tiền họ hàng, 20 năm sau, những người không cho…
Tại thôn nọ có một cậu bé tên là Gia Huy, mẹ cậu bé qua đời khi cậu chào đời, cha cậu là ông Vượng nhịn ăn nhịn mặc vừa làm cha vừa làm mẹ nuôi cậu bé trưởng thành.
ảnh minh họa
Gia Huy năm 15 tuổi, lúc đó cậu bé vẫn đang học cấp 3, đột nhiên thầy giáo chủ nhiệm gọi cậu bé ra ngoài nói hàng xóm vừa gọi điện đến nói cha cậu bị tai nạn trong lúc sửa nhà, bây giờ đã đưa đi cấp cứu.
Lúc nhận được thông tin Gia Huy ngay lập tức đến viện, cha cậu bé vẫn đang nằm trong phòng cấp cứu, bác sỹ thông báo cho Gia Huy rằng cậu phải chuẩn bị tiền viện phí nếu không các bác sỹ không thể cứu người được.
Gia Huy trở về nhà tìm số tiền tiết kiệm của mình nhưng chỉ là vài đồng bạc lẻ và tất nhiên là không đủ để chi trả viện phí, cậu phải đi chạy đi vay tiền.
Gia Huy từ nhỏ đến lớn đều không có bàn tay chăm sóc của mẹ, cậu rất sợ cha lại bỏ cậu mà đi, cậu chạy đến các nhà họ hàng vay tiền, vừa vào cửa đã quỳ xuống sau đó nói rõ tình hình của cha, bây giờ cậu không có tiền nhưng 10 năm 20 sau nhất định sẽ trả gấp 10 lần cho họ.
Đại đa số những người họ hàng nghe được tình hình của gia đình cậu đều tìm đủ lý do nói nhà không có tiền không thể cho vay được, Gia Huy cũng không cầu xin nhiều, đứng lên đi sang nhà khác.
Cậu bé biết họ không cho vay tiền không phải vì họ không có tiền mà bởi vì họ biết gia đình Gia Huy quá nghèo sợ không có tiền trả cho họ, cứ cho cha Gia Huy bình phục trở lại cũng không thể đủ tiền để trả cho họ.
Đến cuối cùng sau 9 lần quỳ xuống chỉ có hai nhà họ hàng đồng ý cho Gia Huy vay tiền, trong thôn cũng có vài hàng xóm chủ động đem tiền cho Gia Huy.
Ông Trời không phụ lòng người, Gia Huy nỗ lực chạy khắp nơi đi vay tiền cứu sống cha, mạng của ông Vượng cũng được cứu lại, sức khỏe ông Vượng dần ổn định nhưng Gia Huy vẫn bất chấp lời khuyên của cha, bỏ học, lao vào kiếm tiền.
Video đang HOT
Lúc đầu tiền lương của cậu bé chỉ có hơn 3,4 triệu nhưng cậu cũng dành dụm được gần 2,5 triệu, 3 năm sau Vương huy đã có thể trả được hết nợ.
Chớp mắt đã 20 năm trôi qua, một ngày nọ có một chiếc xe hơi sang trọng tiến vào ngôi làng nhỏ, đỗ trước cửa một ngôi nhà cũ, trên xe bước xuống một người đàn ông, ăm mặc sang trọng, lịch lãm, người trong thôn đều nhận ra người đàn ông đó chính là Gia Huy.
Người trong nhà chạy ra mời Gia Huy vào nhà, sau những câu chào hỏi bình thường, Gia Huy liền nói: “Chú, thím, có nhớ những lời mà cháu đã nói cách đây 20 năm khi cha cháu gặp chuyện cháu đến nhà chú thím vay tiền không?”
Cặp vợ chồng già chỉ cười nói đều là người một nhà, có thể giúp bao nhiêu thì giúp, không tính toán đến những chuyện về sau, nhưng Gia Huy liền nói: “Không, cháu nói được thì phải làm được, 20 năm trước nếu như không có chú, thím giúp đỡ thì đã không thể cứu sống cha cháu, lúc đó cháu từng nói đợi cháu có tiền, cháu sẽ trả cho cô chú gấp 10 lần, bây giờ cũng là lúc cháu phải đền đáp ơn nghĩa của chú thím, cháu trả cho chú thím số tiền gấp 100 lần lúc đó”.
Nói xong, Gia Huy liền lấy ra một tấm thẻ ngân hàng, khi đó vợ chồng họ cho Gia Huy vay 10 triệu, giờ Gia Huy đền đáp cho họ 1 tỷ.
Ngoài ra, còn một nhà khác cũng nhận được tấm thẻ ngân hàng có 1 tỷ trong đó.
Năm đó có mấy gia đình hàng xóm cũng giúp đỡ cha anh, anh không quên bất cứ ai, cứ theo công thức cũ mà đền đáp họ.
Năm đó những họ hàng không cho Gia Huy vay tiền, bây giờ đều rất hối hận, nghe được tin tức trong thôn làm họ không cách nào nguôi tiếc nuối.
Họ hối hận lúc đó không cho Gia Huy vay tiền nhưng điều làm họ hối hận nhất không chỉ có tiền mà còn Gia Huy đều sắp xếp công việc ổn thỏa cho con gái con trai của những người từng giúp đỡ anh, còn lo giúp họ chỗ ăn, chỗ ở.
Có ơn nhất định phải báo, đó là nguyên tắc của Gia Huy, mỗi ngày anh đều cố gắng nỗ lực làm việc để hiện thực nguyên tắc này của chính mình.
Theo Blogtin
Con trai đỗ đại học, mẹ nhịn ăn nhịn mặc gửi tiền cho con, đến khi lên thăm thì...
Nhớ con, bà khăn gói quả mướp lên thành phố thăm nó, bà muốn xem tình hình ăn ở của con thế nào. Lần theo địa chỉ xin được từ bố mẹ của mấy đứa bạn lên học cùng con trai, bà tìm đến phòng trọ của con.
- Mẹ ơi, con đỗ đại học rồi nhé.
- Con đỗ đại học rồi sao? Ôi mừng quá, giấy báo đâu để mẹ làm cơm thắp hương thông báo với bố mày.
- Giấy báo con để trên trường rồi. Mà mẹ cứ thắp hương nói với bố một câu là xong, lại còn trình giấy báo như trình giấy sớ thế à.
Nghe con trai nói cũng có lí, bà cũng không để ý nữa chỉ lật đật chạy ra sau vườn làm thịt con gà chúc mừng cậu con trai đã đỗ đại học. Chồng mất từ lúc con mới sinh nên 1 mình bà phải gạt nước mắt nuôi con từ lúc nó lọt lòng. Còn nhớ ngày con trái gió trở trời rồi mưa to giá rét, mình bà một thân quả phụ ở đây cáng đáng hết tất cả mọi việc chỉ mong con lớn lên khỏe mạnh.
Nhưng con trai bà từ bé đã tỏ ra là một đứa trẻ hiếu động, suốt ngày rong chơi đến quên cả giờ ăn, mẹ không gọi thì không chịu về. Đến khi đi học tình trạng chẳng khá khẩm hơn là bao, con trai lúc nào cũng nghịch ngợm rồi phá phách lung tung. Càng lớn càng học nhiều thói hư, từ gây mất trật tự trong lớp đến bỏ học đi đánh điện tử rồi đi theo đám bạn học dốt của nó đi đánh nhau, phá làng phá xóm.
Giáo viên chủ nhiệm ngày nào cũng đạp xe qua nhà bà để nhắc nhở bà dạy bảo lại cậu con trai. Đấy, thế mà cậu con trai phá gia chi tử ngày nào giờ đã đỗ đại học trên thành phố rồi. Sự kiện mà bà không bao giờ dám tin sẽ có một ngày xảy ra, bà còn cứ nghĩ rằng con trai mình học hành dốt nát lắm cơ.
Đi đâu bà cũng khoe khoang và tự hào về con trai mình lắm, bà muốn cho họ thấy con trai bà giờ đây đã khác, không còn là đứa nghịch ngợm phá làng phá xóm như xưa nữa mà đã là tân sinh viên đại học trên thành phố rồi. Khỏi phải nói, bà đã hạnh phúc như thế nào, dù biết chi phí cho con trai học trên thành phố đắt đỏ nhưng bà vẫn cắn răng, chi tiêu thật tiết kiệm, nhịn ăn nhịn uống gửi tiền lên để chu cấp cho con trai mỗi tháng.
Tháng nào bà cũng cũng phải cuốc bộ hơn 5 cây số đến ngân hàng gửi tiền vào tài khoản cho con trai trang trải việc học mà chẳng dám đi xe thồ vì sợ phát sinh thêm chi phí. Con trai từ ngày lên thành phố học đại học cũng chẳng mấy khi liên lạc về với mẹ nữa, có chăng cũng chỉ là một, hai cuộc điện thoại cuối tháng giục bà nhanh chóng gửi tiền lên cho.
Cứ tưởng con trai bận học không có thời gian gọi điện về nên cũng chẳng bao giờ dám làm phiền cậu. Bà ở dưới quê chỉ biết cắm mặt vào mất sào ruộng, ăn chẳng dám ăn, tiêu chẳng dám tiêu chỉ cố gắng chắt chiu chút tiền lẻ gửi lên cho con ăn học. Được nửa năm, con trai đánh điện xuống bảo mẹ gửi thêm một tháng 500 ngàn với lí do dạo này vào hè phòng không có điều hòa nên nóng bức khó chịu, nhà chủ yêu cầu nộp thêm tiền mới chịu lắp.
(ảnh minh họa)
Nhớ con, bà khăn gói quả mướp lên thành phố thăm nó, bà muốn xem tình hình ăn ở của con thế nào. Lần theo địa chỉ xin được từ bố mẹ của mấy đứa bạn lên học cùng con trai, bà tìm đến phòng trọ của con. Hỏi thăm mấy đứa ở cùng xóm đi đến cửa phòng con trai thì thấy cánh cửa khóa ngoài, bà không biết mới sáng sớm mà con đã đi đâu mà ra ngoài sớm thế.
Để rồi 5 phút sau thấy con với đám bạn về thì vội núp vào góc tường định gây bất ngờ cho cậu, thế rồi bà hoàng hoàng nghe được cuộc nói chuyện của mấy đứa với nhau:
- Thế nào rồi? Mẹ mày có chịu gửi thêm tiền lên không?
- Đương nhiên là có rồi. Tao đánh điện bảo phòng nóng bức khó chịu quá không học hành nổi nên mẹ tao đồng ý ngay. Cái gì chứ riêng chuyện học thì mẹ tao lúc nào cũng xông xênh lắm.
- Haha, thằng này đúng là nói dối không chớp mắt, thế mày vẫn lừa mẹ chuyện mày đỗ đại học đấy à. Bà ấy mà biết chắc tức chết mất.
- Đương nhiên, thế mày nghĩ sao mà tao lại đỗ đại học được khi bao năm chơi bời như thế. Mà ai bảo tao không đi học, tao có học đấy chứ nhưng mà học ở trường "đời", nó cũng là trường còn gì. Mấy cái thứ sách vở cũ rích, học làm gì cho phí tiền.
Nghe con trai nói vậy mà bà như chết lặng, hóa ra, suốt nửa năm qua nó nói dối bà lên thành phố học đại học chỉ là để ăn chơi đua đòi theo chúng bạn thôi sao? Vì bạn bè nó đỗ đại học hết, ở quê không còn ai đàn đúm cùng nên mới nghĩ ra kế ấy để lên đây ăn sung mặc sướng, lừa gạt bà như thế.
Bà quả thật quá thất vọng về thằng con trai rồi, nuôi dưỡng chăm bẵm nó lớn lên bằng bạn bằng bè, vậy mà nó dám lừa mẹ dối cha chuyện lớn như thế? Bà suy nghĩ có nên từ mặt thằng con trai này không chứ nó đã như thế này bà cũng chẳng còn trông mong nhờ cậy tuổi già được nữa rồi.
Mộc Miên / Theo Thể Thao Xã Hội
Thấy con trai bị vợ "cấm vận" nên gầy rộc đi, mẹ bày kế hay cho con trai Tin nhắn vừa gửi đi chưa đầy 3 phút, Toàn sốc khi vợ nhắn lại ngay lập tức khiến anh sốc khi vợ phản ứng thế này: "Đêm nay, anh muốn sao em cũng chiều!". Không ngờ với tin nhắn không dấu mẹ xúi này vợ đã chiều anh tới bến (ảnh minh họa) Ngày trước vợ chồng Toàn hòa hợp trong chuyện...