Cha nào con nấy
Tom đi học muộn, bèn lẻn vào lớp nhưng không may bị cô giáo phát hiện: “Tom, sao em cứ phải lén lút như thế? Em cứ vào lớp đàng hoàng như bố em vào nhà xem nào!”.
Ảnh minh họa
Tom vâng lời, xin lỗi cô giáo trước rồi đi ra ngoài, đóng cửa lớp học lại.
Một lúc sau bỗng… “rầm” một tiếng lớn. Tom đã dùng chân đạp tung cánh cửa và loạng choạng đi vào, chỉ tay vào mặt cô giáo, giọng lè nhè:
- Con mụ kia, lại không mở cửa cho ông à?
Theo cuoibebung
Học từ 6h tạo thói quen tốt hay ép sinh viên bỏ tiết?
Nhiều người cho rằng xếp lịch học từ 6h khiến sinh viên dễ bỏ tiết học vì không dậy sớm được, trong khi không ít ý kiến khẳng định cách làm này tạo cho người trẻ thói quen tốt.
"Em thấy học từ 6h không thành vấn đề, vừa tạo thói quen dậy sớm vừa tránh tắc đường", Tuấn Anh (sinh viên ĐH Sài Gòn) nêu quan điểm cá nhân về việc ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) thông báo lịch học tiết một từ 6h.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có chung suy nghĩ như nam sinh. Nhiều người cho rằng việc học quá sớm sẽ khiến nhiều người bỏ tiết hoặc không đủ tỉnh táo để học.
Video đang HOT
Kỷ luật và siêng năng hơn
Đình Sơn (cựu sinh viên ĐH Y Dược TP.HCM) cho biết từ nhỏ, anh tạo thói quen dậy từ 5h, dù giờ vào học là 7h hay 8h. Sơn cho rằng việc thức dậy từ 5h để kịp vào học lúc 6h (như cách xếp lịch học của ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM) không hề khiến sinh viên mất ngủ, thiếu tỉnh táo. Thay vào đó, nó rèn cho họ tính kỷ luật, siêng năng.
"Vào học sớm, các em sẽ có thói quen đi ngủ sớm, tránh thức khuya, chơi bời tới 1h-2h, không tốt cho sức khỏe", anh Sơn giải thích.
Nhiều người ủng hộ việc học từ 6h sáng như thông báo của ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM và khẳng định sinh viên hãy chăm chỉ hơn thay vì kêu ca. Ảnh: Hcmut.
Nguyễn Trường, cựu sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM, kể hồi trước, anh cũng từng học từ 6h30. Ban đầu, sinh viên khó thích nghi nhưng sau một thời gian, mọi thứ trở nên bình thường.
Số lượng sinh viên vào lớp đúng giờ rất nhiều. Ai đến sớm thì được ngồi trong phòng. Đến 6h30, không ít sinh viên đã phải kê thêm bàn bên ngoài. Do đó, cựu nam sinh rất thông cảm khi trường phải xếp lịch tiết một từ 6h. Anh cho rằng nếu không phải bất đắc dĩ, trường cũng không lên lịch học sớm như vậy.
Ngoài ra, thông báo ghi rõ "không xếp thường xuyên" tiết học từ 6h-6h50. Trưởng phòng đào tạo cũng giải thích đây chỉ là khung giờ hoạt động của nhà trường, bộ phận giáo vụ xếp thời khóa biểu cho sinh viên sẽ lưu ý riêng. Tiết một bắt đầu lúc 6h nhưng thực tế trường sẽ không xếp lịch học của sinh viên vào tiết này. Thay vào đó, sinh viên sẽ vào học từ lúc 7h sáng.
Không chỉ những người đã trải qua năm tháng đại học, không ít sinh viên cũng đồng ý với việc bắt đầu giờ học từ lúc 6h.
Tuấn Anh, sinh viên ĐH Sài Gòn, thấy lạ khi nhiều người phản ứng mạnh với lịch học của ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM.
Nam sinh cho biết học 6h hay 7h cũng chỉ là thói quen. Việc học có nhiều khó khăn, trong đó có phải dậy sớm đến trường. "Nhiều người có thể cho rằng em nói suông vì trường mình không vào học sớm thế. Nhưng thực tế, ngày nào em cũng dậy từ 5h và đến trường sớm nhất có thể", Tuấn Anh nói.
Tuy nhiên, cậu bạn cho rằng giờ học này có thể gây khó khăn cho những bạn ở xa và không có phương tiện di chuyển. Dù vậy, nếu có thể, sinh viên nên học cách thích nghi thay vì phàn nàn.
Cùng quan điểm, Kim Chi, sinh viên CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, cho rằng lịch học từ 6h có thể chấp nhận được. Chi từng gặp khó khăn khi phải dậy từ 5h để kịp lên trường điểm danh vào 6h. "Khi thành thói quen, mọi chuyện đơn giản hơn nhiều", nữ sinh nhận định.
Bỏ tiết hoặc không tập trung học
Ngược lại, nhiều người cảm thấy vào học từ 6h là "cực hình". Để kịp giờ học, họ bắt buộc phải dậy từ 5h. Điều này thực sự là "nhiệm vụ bất khả thi" đối với hàng loạt sinh viên vốn quen với lối sống "cú đêm".
Minh Lý, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khẳng định học từ 6h là điều không thể. Trường cô xếp lịch học từ 7h mà nhiều sinh viên còn chật vật mãi mới lên lớp đúng giờ. Nữ sinh tin chắc nếu không phải trường siết kỷ luật, số người đi học muộn, bỏ tiết chắc chắn không hề ít.
Nhiều sinh viên khẳng định học từ 6h sẽ rất khó cho những bạn ở xa. Ảnh: Sinh viên Bách khoa.
Lê Trang, sinh viên Học viện Hàng không, cho hay nhà cô ở Thủ Đức, TP.HCM. Hàng ngày, nữ sinh phải dậy từ 4h30 đến tầm 5h lên xe buýt mới kịp đến trường vào học 7h. Nếu trường bắt đầu học từ 6h, cô chắc chấp nhận bỏ tiết vì thực sự không thể dời lịch sinh hoạt lên sớm hơn được nữa.
Nhiều ý kiến không đồng tình việc học từ 6h sáng vì cho rằng giờ đó, sinh viên chưa đủ tỉnh táo để vào học.
"Tôi từng học từ 6h30, cảm thấy không tập trung nổi. Đi học mà không tập trung được, không hiểu nổi bài thì học làm gì?", Mỹ Duyên, sinh viên ở Cần Thơ, lên tiếng.
Nguyễn Đại, sinh viên ĐH Công nghiệp Hà Nội, cũng không ủng hộ việc lên lịch học từ 6h. Việc học quá sớm như vậy khiến sinh viên khó sắp xếp thời gian. Ngoài ra, đa số trường học theo tín chỉ, tức không phải ngày nào cũng phải học từ 6h. Do đó, rất khó tạo thói quen.
"Cả tuần quen với việc vào học từ 7h. Bỗng dưng một hôm phải dậy sớm hơn để vào học lúc 6h. Không phải sinh viên không chịu khó được mà là sự thay đổi này dễ gây ức chế", nam sinh giải thích.
Cậu nói thêm số lượng giờ học không quan trọng bằng hiệu quả. Vì thế, dù khó khăn trong việc sắp xếp lịch học, trường cũng không nên đẩy lịch học lên tận 6h và kết thúc khi quá muộn như vậy.
Đức Huy, học sinh ở Hà Tĩnh, cũng hơi sốc trước khung giờ học của ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Dù là học sinh cuối cấp, quen với việc thức khuya dậy sớm học bài, cậu vẫn cảm thấy mình không thể thích nghi nổi nếu trường yêu cầu vào học từ lúc 6h.
Với cậu, thức dậy tự học từ 6h khác hoàn toàn với việc trường bắt đầu học cũng vào giờ đó. Nam sinh giải thích đây là vấn đề tâm lý, một bên tự giác học, không ai ép hay giám sát, một bên phải thực hiện vì là quy định chung, mang cảm giác bị buộc phải học từ sớm.
"Em đang xem xét các nguyện vọng đại học. Nhưng giờ chắc em phải xem thêm liệu trường đăng ký học có bắt sinh viên phải vào học từ 6h không nữa", Đức Huy nói.
Điều 4 Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ thống tín chỉ (gọi tắt là Quy chế 43) của Bộ GD&ĐT quy định:
"Thời gian hoạt động giảng dạy của trường được tính từ 8h đến 20h hàng ngày. Tùy theo tình hình thực tế của trường, hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian hoạt động giảng dạy của trường.
Tùy theo số lượng sinh viên, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của trường, trưởng phòng đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày cho các lớp".
Theo Zing
Than thở vì chị gái mê mẩn nuôi cả đàn chục con chó, cô nàng không ngờ lại có người quan tâm đến bà chị Đúng là cái gì quá cũng không tốt. Mê chó quá cũng là một cái tội Nuôi thú cưng, đặc biệt là nuôi chó, là sở thích quen thuộc của nhiều người. Chó là loài vật dễ nuôi, dễ thương và dễ chăm sóc. Những chú chó ngoan rất biết vâng lời và cung phụng người chủ của mình. Tuy nhiên, cái gì...