Cha mẹ tuyệt đối tránh 4 cách pha sữa này để không gây hại cho con
Cha mẹ pha sữa cho con mắc 4 sai lầm này không những không có lợi mà còn mang đến những tác hại cho con.
Để làm cho sữa bột tan nhanh, một số phụ huynh đã trực tiếp sử dụng nước sôi để pha sữa bột cho con, điều này quả thực có thể làm cho sữa bột tan tốt hơn và nhanh hơn, nhưng cũng có nhiều nhược điểm.
Thứ nhất, dùng nước nóng để pha sữa bột dễ làm bé bị bỏng nếu sữa không để nguội đến nhiệt độ cho phép. Thứ hai, nhiệt độ cao sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa bột, làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa bột, đồng thời có thể sinh ra một số chất không có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ của bé.
Thực tế, sữa bột ngày nay là sữa uống liền, không cần nhiệt độ quá cao, có thể hòa tan nhanh chóng, hoàn toàn không cần dùng nước sôi. Nhiệt độ pha sữa bột tốt nhất là khoảng 40 độ C, sữa bột sau khi pha xong có thể cho bé uống ngay rất tiện lợi.
Lắc mạnh bình sữa để làm tan sữa bột
Khi pha sữa bột cho con, bạn có lắc mạnh bình sữa để bột sữa tan nhanh?
Cách làm này tuy có thể làm sữa bột tan nhanh nhưng cũng làm tăng khả năng tạo bọt trong sữa bột, do đó khi trẻ uống sữa dễ bị đầy hơi.
Đường tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi, trớ, nấc, thậm chí là đau bụng ở trẻ sơ sinh.
Để tránh trường hợp này xảy ra, khi pha sữa bột, tốt nhất chúng ta nên lắc nhẹ bình sữa. Nếu vẫn còn bọt khí, hãy để một lúc cho bọt khí tan bớt. Sau khi bé uống sữa hãy làm động tác cho bé ợ hơi.
Cho sữa bột vào trước, sau đó cho nước vào
Video đang HOT
Khi pha sữa bột thì nên cho sữa bột hay nước vào trước? Có thể nhiều bậc cha mẹ không quan tâm đến vấn đề này và cảm thấy rằng dù cái nào được thêm vào trước cũng không sao cả.
Như mọi người đã biết, thứ tự thêm bớt cũng rất quan trọng, nếu sai thứ tự sẽ không có lợi cho sức khỏe của em bé. Trình tự đúng là cho nước vào trước, sau đó thêm sữa bột.
Chúng ta đều biết sữa bột cần pha theo tỷ lệ tương ứng, nếu cho sữa bột vào trước thì không thể ước lượng chính xác lượng nước.
Theo cách này, pha quá nhiều nước và không đủ nồng độ sữa bột có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ, ngược lại, nếu quá nhiều sữa bột mà tỷ lệ nước không đủ sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày của trẻ, không có lợi cho sự phát triển lành mạnh của dạ dày mỏng manh của trẻ.
Vệ sinh bình sữa không đúng cách
Nơi chứa nhiều cặn sữa nhất không phải thân bình mà là núm vú giả, ống hút và những nơi khác, nếu vệ sinh không kỹ, không rửa sạch bình bú, sau một thời gian, những nơi này có thể chứa chấp vi khuẩn. Trẻ bú bình như vậy trong một thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa.
Vì sức khỏe của trẻ, bình sữa của trẻ phải được vệ sinh ngay sau khi sử dụng. Khi vệ sinh bình sữa mẹ nhớ tháo rời các bộ phận khác nhau của bình sữa và vệ sinh cẩn thận, tốt nhất nên dùng nước rửa bình sữa chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đồng thời cần thường xuyên tiệt trùng bình sữa. Ngoài ra, tốt nhất nên thay núm vú bình sữa cho bé 2-3 tháng/lần.
Để bé lớn lên khỏe mạnh, khi pha sữa cho bé chúng ta cần chú ý đến những chi tiết nhỏ này. Pha sữa cũng như vệ sinh bình sữa không đúng cách sẽ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa cho trẻ, từ đó tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.
5 thói quen xấu khiến khuôn mặt bạn 'xuống cấp' nhanh chóng
Thói quen sờ mặt, chống cằm, ngậm ống hút, ngủ úp mặt trên gối, rửa mặt quá nhiều... đều có thể là tác nhận khiến gương mặt bạn dễ bị nổi mụn, xuất hiện nếp nhăn, thậm chí là biến dạng, da nhăn nheo.
Tuổi tác mang theo sự lão hóa, dấu vết hiển thị là những nếp nhăn, da bị chùng, thâm nám, mụn trứng cá... Chính bởi vậy mà chị em rất sợ già đi. Thế nhưng, tuổi tác không phải là thứ duy nhất tàn phá vẻ bề ngoài của chúng ta. Thực tế, ngay cả khi bạn còn trẻ mà không biết cân bằng cuộc sống, không từ bỏ những thói quen xấu thì cũng chính là bạn đang tự tay hủy hoại đi sự trẻ trung và tàn phá làn da của mình.
Dưới đây là 5 thói quen hàng đầu đang làm lão hóa làn da của bạn nhanh hơn mà có thể bạn đã không nhận ra.
1. Nặn mụn
Nặn mụn là một trong những thói quen mà các bác sĩ da kiểu khuyến cáo cần loại bỏ càng sớm càng tốt. Nặn mụn trứng cá không chỉ gây nhiều hậu quả đối với làn da mà thậm chí dẫn đến nguy cơ chết người.
Mặc dù tự tay nặn mụn có thể làm thỏa mãn sự ngứa tay của bạn nhưng đôi bàn tay bạn không phải lúc nào cũng sạch, nếu đưa lên mặt, nhất là khi chạm vào các nốt mụn hở, vi khuẩn, vi trùng sẽ có cơ hội di chuyển vào sâu trong cơ thể gây nhiễm trùng. Trên tờ Allure, bác sĩ da liễu Sejal Shah cho rằng vi khuẩn, chất dầu và nhân trong mụn trứng cá sau khi nặn có thể lây lan. Hơn nữa, nổi mụn thường do việc chạm tay lên mặt. Trừ khi tay bạn sạch, vi khuẩn và các chất bẩn có thể lan tới các lỗ chân lông sạch. Không những thế, theo Viện Da liễu Mỹ, nặn mụn dẫn tới sẹo về lâu dài.
Nguy hiểm hơn, nếu bạn nặn mụn ở vùng "tam giác nguy hiểm" tính từ hai bên miệng tới góc dưới ở mũi thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ Jeremy Brauer, phó giáo sư thuộc Khoa Da liễu tại Trung tâm Y tế Langone (Mỹ) cho biết nếu nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng và không được điều trị, nó sẽ lan tới não và có khả năng gây tử vong.
2. Ngậm ống hút
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh những nếp nhăn quanh khóe miệng có phần lớn là do thói quen dùng ống hút gây ra. Bởi mỗi khi bạn chu miệng để ngậm ống hút thì nếp nhăn hình thành và lâu dần sẽ càng rõ nét hơn.
Audrey Kunin, bác sĩ da liễu được hội đồng chứng nhận và người sáng lập DERMAdoctor cho biết, chúng ta buộc phải mím môi khi nhấm nháp đồ uống thông qua ống hút, điều này gián tiếp hình thành các nếp nhăn xung quanh miệng. Điều này tương tự với việc hút thuốc lá.
3. Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày
Khi bạn rửa mặt quá nhiều lần trong ngày sẽ làm da mất lớp dầu tự nhiên. Chính điều này sẽ khiến da tự phản ứng lại bằng cách sản sinh thêm nhiều dầu nhờn mới nên da dễ sinh mụn hơn. Ngoài ra, rửa mặt nhiều lần bằng dung dịch có tính tẩy mạnh cũng khiến da dễ bị tổn thương, viêm và xỉn màu.
Lớp ngoài cùng của màng tế bào là tuyến bã nhờn có chứa các thành phần chống viêm như axit linoleic và axit linolenic, trong đó có chứa các nguyên tố dưỡng ẩm và chống nắng.
Những chất này có khả năng tự bảo vệ và khôi phục làn da. Rửa mặt quá thường xuyên kéo dài thời gian ma sát, dễ phá vỡ tuyến bã nhờn làm mất đi hàng rào bảo vệ tự nhiên này, từ đó dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều vấn đề về da như mụn, da khô nhăn.
4. Nằm nghiêng và nằm sấp khi ngủ
Chia sẻ trên Real simple, BS Konstantin Vasyukevich (chuyên ngành thẩm mỹ, làm việc tại TP. New York) cho biết, một số tư thế ngủ làm bạn xuất hiện tình trạng sưng tấy khi tỉnh giấc.
"Sự giãn nở và co lại hàng ngày của mô mặt gây căng thẳng cho dây chằng nâng đỡ khuôn mặt. Dần dần, điều này sẽ dẫn đến tình trạng rạn da và chảy xệ đi kèm với vẻ ngoài già nua", BS Konstantin Vasyukevich nói. Vậy đó là những tư thế ngủ nào? Đó chính là tư thế nằm nghiêng và nằm sấp khi ngủ.
TS Vasyukevic cảnh báo, nằm nghiêng là kiểu ngủ làm tăng nếp nhăn rất nhanh trên khuôn mặt. Nguyên nhân bởi, lực tạo ra do chuyển động của da mặt lên gối vô tình đẩy nhanh lão hóa da.
Còn nằm sấp sẽ khiến toàn bộ da mặt áp lên gối. Tình trạng này diễn ra trong nhiều giờ liền sẽ khiến mặt dễ bị sưng tấy, các nếp nhăn xung quanh mắt, môi dễ hình thành.
5. Nhai một bên
Tiến sĩ Geraldine Lee, Giảng viên lâm sàng cho chương trình Chỉnh nha sau đại học tại NUS cũng như Chuyên gia thỉnh giảng tại Trung tâm Nha khoa Quốc gia đã khuyến cáo rằng: Nhai một bên hàm trong thời gian quá lâu sẽ khiến cơ quai hàm chỉ phát triển ở một bên. Trong khi đó, cơ quai hàm bên kia sẽ bị co lại, dẫn tới mặt có dấu hiệu bị "lệch", nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới lệch cả sống mũi, ảnh hưởng tới thẩm mỹ của khuôn mặt.
Bên cạnh đó, thói quen nhai một bên hàm sẽ khiến răng bên thường nhai bị mòn, răng bên không nhai bị đóng vôi.