Cha mẹ tự ý điều trị viêm da cơ địa cho con, nhiều trẻ bị biến chứng nặng
Vì muốn nhanh khỏi bệnh, nhiều bậc cha mẹ tự ý tắm lá thuốc, tinh dầu hay ra cửa hàng mua thuốc về bôi cho con, khiến nhiều trẻ bị biến chứng nặng.
Theo ThS.BS Nguyễn Thùy Linh – Phó Trưởng khoa Điều trị bệnh da Phụ nữ và Trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương, trong những ngày nắng nóng, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trẻ bị viêm da cơ địa ở thể nặng, biến chứng. Nguyên nhân chính do cha mẹ chưa chăm sóc da đúng cách.
Nhiều cha mẹ tự ý áp dụng các cách chữa bệnh dân gian như bôi, tắm loại thuốc, lá có tinh dầu để chữa viêm da cơ địa cho con. Đây là cách làm thiếu khoa học, bởi sẽ vô tình làm da của trẻ khô, viêm da tiếp xúc, bỏng rát tại chỗ… thậm chí càng làm bệnh nặng thêm, gây khó khăn cho việc điều trị cho trẻ về sau.
Một số phụ huynh có con bị viêm da cơ địa thay vì đưa trẻ tới bệnh viện khám lại tự ý ra cửa hàng mua thuốc về sử dụng cho trẻ, việc làm này rất nguy hiểm.
Theo BS Linh, viêm da cơ địa là bệnh mạn tính, nên rất cần phải có sự theo dõi, thăm khám của các bác sĩ hướng dẫn điều trị. Trong đó, vai trò của cha mẹ rất quan trọng trong việc điều trị cho con. Nếu cha mẹ điều trị bừa bãi càng làm bệnh lý trở nên phức tạp, khó lựa chọn thuốc chữa trị cho con sau này hơn. Ngoài ra, cách điều trị thiếu khoa học này sẽ khiến trẻ dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm trên da.
Trẻ bị viêm da cơ địa cần được điều trị đúng cách để hạn chế bệnh tái đi tái lại nhiều lần và tránh biến chứng.
Chuyên da da liễu cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ, khi trẻ không may bị viêm da cơ địa, cần chú ý tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho con. Cho trẻ sử dụng những loại sữa tắm, chất tẩy rửa dành riêng, chuyên dụng. Chú ý thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ, đặc biệt là sau khi lau rửa trên da, vì đây là thời điểm tốt nhất để kem dưỡng ẩm thấm sâu và tạo hiệu quả tốt nhất.
“Không chỉ có mùa đông cha mẹ cũng cần chăm sóc da cho con mà ngay cả mùa hè. Vì trẻ bị viêm da cơ địa là đã mất lớp bảo vệ trên da nên da lúc nào cũng bị khô và dễ bị kích ứng. Đặc biệt là thời điểm mùa hè với thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao như hiện nay, trẻ thường phải ở trong phòng sử dụng điều hòa nhiệt độ nhiều. Đây chính là nguyên nhân khiến da trẻ luôn bị khô, mất nước. Vì vậy, việc bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ trong mùa hè là rất cần thiết”, BS Linh nói.
Video đang HOT
Theo BS Linh, nếu thấy con có biểu hiện mẩn đỏ, khô da nhiều mặc dù đã dùng kem dưỡng ẩm, cha mẹ tuyệt đối không chủ quan. Việc cần làm ngay là sớm đưa con đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ kiểm tra.
“Có như vậy trẻ mới giữ được làn da khỏe mạnh, không bị viêm da cơ địa tái lại nhiều lần và không phải dùng quá nhiều thuốc”, BS Linh cảnh báo.
Nắng sốc khiến nhiều người nhập viện, bệnh viện nhi khám 2.500-3.500 trẻ mỗi ngày
Nắng nóng, nhiều người ở Hà Nội phải vào viện điều trị vì viêm da và các bệnh khác liên quan nhiệt độ tăng cao. Tại Bệnh viện Nhi trung ương, mỗi ngày có 2.500-3.500 trẻ đến khám bệnh.
Bệnh nhân nhập viện điều trị do nắng nóng tại Khoa Cấp cứu và Đột quỵ Bệnh viện Lão khoa Trung ương (Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội) - Ảnh: MAI THƯƠNG
Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc đã nắng nóng kỷ lục từ khoảng một tuần trước, và đặc biệt từ hôm 22-6 bước vào đợt đỉnh điểm. Đây là đợt nắng nóng đỉnh điểm thứ hai kể từ đầu mùa hè.
Cả hai đợt nắng nóng hầu như kéo dài liên tục, khiến người dân không có cảm giác về những ngày ít ỏi nhiệt độ giảm.
Gia tăng viêm da tiếp xúc do nắng nóng
Trưởng phòng công tác xã hội Bệnh viện Da liễu trung ương Đặng Bích Diệp cho hay những ngày nắng nóng này, số người đến khám và điều trị các bệnh về da tại bệnh viện tăng 15-20%.
Trong số này có những trường hợp bị viêm da tiếp xúc do nắng, biểu hiện bằng các vùng ngứa, rát, đỏ, trường hợp nặng có bọng nước trên da sau khi đi nắng, ở những người mới đi biển về thậm chí còn có biểu hiện bỏng nắng, cháy nắng...
Tại Bệnh viện Nhi trung ương, thông tin từ bệnh viện cho hay mỗi ngày đang có 2.500-3.500 trẻ đến khám bệnh, con số này cao hơn nhiều so với thời điểm giãn cách xã hội do dịch COVID-19 và gần bằng thời điểm cao nhất. Cao điểm nhất tiếp nhận 4.000 trẻ đến khám/ngày.
Đứng ngoài sân Bệnh viện Nhi trung ương một lát mà mồ hôi chảy thành giọt, bé Mông Đức Hiệp (7 tuổi, ở Định Hóa, Thái Nguyên) cứ luôn miệng kêu mệt, nóng. Sáu ngày trước mẹ con Hiệp đến bệnh viện chữa bệnh, không biết rằng có một đợt nắng nóng to đang chờ.
"Ở quê tôi rất mát, không ngờ Hà Nội nóng thế. Ngày đầu nóng quá tôi phải mua thêm quạt cho con, đến tối thì bác sĩ bật điều hòa cho, tối trong phòng bệnh mát nhưng ban ngày cứ ra đến sân, hè là nóng" - mẹ cháu Hiệp cho biết.
Chị H.T.C. ở Vĩnh Phúc, có con 15 tháng tuổi đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhi trung ương nên rất vất vả. Chị C. cho biết con chị đã điều trị ngoại trú 1 tháng nay và chị thuê phòng ngoài cổng bệnh viện, hằng ngày phải đưa con vào chữa bệnh.
"Phòng không có điều hòa là 120.000 đồng/ngày, có điều hòa thì 160.000 đồng/ngày, nhiều nhà đi chữa bệnh cả năm nên không có điều kiện thuê phòng máy lạnh" - chị kể.
Lo ngại viêm não Nhật Bản
Ông Đỗ Thiện Hải (Trung tâm các bệnh lâm sàng nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi trung ương) cho hay đã có thêm các trường hợp viêm não các thể vào viện, đáng chú ý trong số này là bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản. Đây là căn bệnh thường xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 9 hằng năm, đặc biệt là ở khu vực các tỉnh phía Bắc.
"Năm nay nhiều ca bệnh đã ghi nhận đều là trẻ lớn trên 10 tuổi, các cháu mắc bệnh đều trong tình trạng nặng và đang phải thở máy, khảo sát cho thấy các cháu chưa được tiêm ngừa hoặc chưa được tiêm đủ mũi" - ông Hải cho biết.
Viêm não Nhật Bản hay gặp ở trẻ từ 15 tuổi trở xuống. Bà Dương Thị Hồng, trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho biết vắcxin ngừa viêm não Nhật Bản đã được đưa vào tiêm chủng thường xuyên tại trạm y tế xã phường, mỗi tháng tổ chức 2 đợt tiêm chủng.
"Từ năm 2018 đến nay chúng tôi đã tổ chức một số đợt tiêm nhắc lại vắcxin viêm não Nhật Bản với các cháu dưới 5 tuổi chưa tiêm, chưa rõ tiền sử hoặc thậm chí tiêm không hỏi tiền sử để ngừa bệnh. Đây là vắcxin rất an toàn do đã sử dụng 23 năm ở Việt Nam mà không ghi nhận các ca phản ứng nặng" - bà Hồng cho biết.
Nắng nóng coi chừng... đau bụng
Tại khu vực miền Trung cũng đang phải trải qua những ngày nắng gắt. Ghi nhận ở Đà Nẵng, nhiệt độ trung bình ngoài trời phổ biến ở mức 37-40 độ trong ngày 23-6, dự báo tiếp tục tăng trong hai ngày tới.
Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Hưng - phó trưởng khoa khám bệnh - cấp cứu, Bệnh viện Đà Nẵng, mọi người nên tránh ra nắng ngay sau khi vừa ở trong phòng lạnh, thay vào đó hãy uống nước và chuyển dần trạng thái để tránh xảy ra sốc nhiệt.
Bác sĩ Hưng cho biết trong điều kiện thời tiết nắng nóng gây ra nền nhiệt cao, thực phẩm rất dễ phân rã, ôi thiu. Nếu quá trình bảo quản thức ăn không được lưu ý, người sử dụng có thể bị ngộ độc thực phẩm. (TRƯỜNG TRUNG)
Giảm tác hại của tia UV ra sao?
Thời điểm tia cực tím (UV) cao nhất, ảnh hưởng đến da nhiều nhất là từ 10h-15h hằng ngày. BS Đặng Bích Diệp lưu ý tốt nhất là hạn chế ra nắng vào thời điểm này, nhưng những người có công việc ngoài trời cần thực hiện các biện pháp bảo vệ như che chắn bằng các phương pháp vật lý (mặc quần áo chống nắng), trong đó quần áo màu sáng trông có vẻ mát hơn nhưng quần áo tối màu lại hạn chế hấp thụ tia UV hơn. Bên cạnh đó, cần bôi kem chống nắng để bảo vệ da.
Bà Diệp hướng dẫn phương pháp hạn chế tác hại của nắng nóng bằng cách nhìn bóng của chính mình để đánh giá khi nào tác hại của nắng cao nhất và tránh nắng. "Thời điểm nhìn bóng của mình ngắn nhất thì mặt trời ngay trên đỉnh đầu, đó là lúc tác hại của tia UV cao nhất, khi bóng dài hơn thì tác hại giảm đi" - bà Diệp cho biết.
Mua nước rửa tay khô phòng bệnh, nên chú ý chi tiết này trên vỏ để tránh mua phải hàng giả Lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19, nhiều cơ sở sản xuất đã làm giả, làm nhái các loại dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay khô để bán ra thị trường nhằm trục lợi. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần thận trọng khi mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, thành phần để tránh rước họa vào...