Cha mẹ sẽ thỏa thuận xác định họ tên, dân tộc của con?
Theo dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi, việc xác định họ tên và dân tộc của con cái sẽ do thỏa thuận giữa cha mẹ, nhằm đảm bảo quyền bình đẳng cho cả bố và mẹ.
Đây là một trong những vấn đề được đưa ra thảo luận trong hội thảo do Bộ Tư Pháp tổ chức ngày 21/8 tại Hà Nội, với sự hỗ trợ kỹ thuật và ngân sách của Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada.
Hội thảo tập trung thảo luận những vấn đề trong phần Những quy định chung của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) từ góc độ giới và những quy định của Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW). Hội thảo có sự tham gia của 60 đại biểu đến từ các cơ quan xây dựng pháp luật từ Trung ương đến địa phương và các chuyên gia nghiên cứu khác nhau.
Các đại biểu tham gia hội thảo
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Thỉnh, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp cho biết: Bộ Tư pháp đang thực hiện quá trình nghiên cứu sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005. Đây là bộ luật gốc, có ảnh hưởng lớn tới những bộ luật khác và quan hệ dân sự của mọi công dân. Quá trình sửa đổi Bộ luật dân sự cần có sự tham gia, đóng góp của nhiều cơ quan, ban ngành và phải được xem xét từ góc độ giới nhằm bảo đảm thực thi chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013.
Video đang HOT
“Lồng ghép giới là nguyên tắc bắt buộc trong quy trình xây dựng văn bản pháp luật tại Việt Nam. Việc xem xét, đánh giá và lồng ghép giới trong dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi nhằm đảm bảo bình đẳng thực chất giữa nam và nữ trong các quan hệ dân sự” – ông Thỉnh khẳng định.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng nhiều quy định trong Bộ luật dân sự còn mang tính trung tính, ví dụ áp dụng nguyên tắc ưu tiên áp dụng “phong tục tập quán” trong trường hợp Bộ luật dân sự không có quy định. Quy định này về mặt hình thức không tạo ra sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, nhưng trong thực tiễn thì quyền của phụ nữ lại không được bảo đảm do phong tục tập quán của người Việt Nam thường là “trọng nam khinh nữ”, một số đại biểu địa phương chia sẻ.
Có đại biểu cho rằng, trong rất nhiều gia đình và vùng miền, tư tưởng trọng nam vẫn tồn tại, trẻ em sinh ra đương nhiên theo dân tộc và họ của bố. Bộ luật dân sự sửa đổi cần đảm bảo quyền quyết định trong những trường hợp này dựa trên thỏa thuận giữa bố và mẹ, bảo đảm bình đẳng cho cả nam lẫn nữ.
Một số vấn đề như quyền nhân thân (khai sinh, hộ tịch, ly thân, ly hôn, quyền liên quan tới thay đổi họ tên, tên đệm) và quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới cũng được các đại biểu tập trung phân tích dưới góc nhìn giới.
Những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của các đại biểu là những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn quan trọng giúp cho Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) tiếp tục nghiên cứu xây dựng Bộ luật Dân sự (sửa đối) nhằm đảm bảo bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ trong mọi quan hệ dân sự./.
Lại Thìn
Theo_VOV
Có thể kiện khi mua nhầm đất quy hoạch
Theo Điều 132 Bộ luật Dân sự, khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Theo khoản 2 Điều 29 Luật Đất đai, trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố có diện tích đất phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nếu người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng thì nhà nước thu hồi đất và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Nhà nước nghiêm cấm mọi hoạt động tự ý xây dựng, đầu tư bất động sản trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình gắn liền với đất phải thu hồi mà làm thay đổi quy mô, cấp công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Điều này có nghĩa là, trong trường hợp nhà đất đã có quyết định thu hồi để thực hiện quy hoạch thì chủ sở hữu nhà đất không được phép thực hiện việc chuyển nhượng nhà và đất mà phải tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Theo Điều 132 Bộ luật Dân sự, khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Điều 410 Bộ luật Dân sự về hợp đồng dân sự vô hiệu cũng nêu rõ: "Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu".
Như vậy, trường hợp căn nhà bạn định mua đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng chủ nhà cố ý che giấu thông tin để bạn đặt cọc thì việc chủ nhà nhận đặt cọc bán nhà trong khi đất đã có quyết định thu hồi là vi phạm pháp luật đất đai. Theo các quy định vừa viện dẫn thì giao dịch đặt cọc mà bạn đã thực hiện sẽ bị vô hiệu. Bạn có thể khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị lừa dối. Trong trường hợp việc đặt cọc bị tòa án tuyên vô hiệu thì bạn sẽ lấy lại được khoản tiền cọc.
Ngược lại, trường hợp căn nhà bạn định mua tuy vướng quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì quyền chuyền nhượng nhà và đất của chủ sở hữu nhà chưa bị hạn chế, miễn là việc chuyển nhượng đó được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định. Lúc này, mong muốn lấy lại tiền cọc của bạn sẽ phụ thuộc vào việc thỏa thuận, thương lượng giải quyết vụ việc của hai bên.
Thạc sĩ, luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội
Theo VNE
Người mua ve chai được hưởng 511 triệu đồng? Quanh việc chị Huỳnh Thị Ánh Hồng mua được chiếc thùng loa cũ trong đó có hơn 5 triệu yen Nhật đã có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề: Ai sẽ là người sở hữu số tiền trên? Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (ngồi giữa) và các đồng nghiệp ở cùng nhà trọ chia sẻ câu chuyện tìm thấy 5 triệu yen...