Cha mẹ nghi can nổ súng chấn động quặn thắt khi nói về con
Bố mẹ Tống Hoàng Phúc đến giờ không tin đứa con trai duy nhất của mình gây ra tội tày trời như thế. Ít ai biết rằng khi người cha xuất hiện Phúc mới buông súng, bị khuất phục hoàn toàn…
Liên quan đến vụ nổ súng gây chấn động Tây Đô xảy ra rạng sáng 16/4 tại nghỉ – karaoke 555 ở quốc lộ 91, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ, như ANTĐ đã thông tin, trong cùng ngày, Đại tá Nguyễn Minh Kha – Giám đốc CATP Cần Thơ xác nhận, đã tước danh hiệu CAND với thượng sĩ Tống Hoàng Phúc (SN 1993, ngụ quận Ô Môn) để điều tra, xử lý theo pháp luật.
Ông Lâm – bà Yến thẫn thờ, không tin con trai mình gây nên chuyện tày trời
Tại công an quận Ô Môn, vợ chồng ông Tống Hoàng Lâm – bà Nguyễn Thị Phượng Yến (là cha và mẹ của Tống Hoàng Phúc) thẫn thờ khi đến giờ không tin đứa con trai mình gây ra tội tình. Theo ông Lâm, Phúc là con trai duy nhất trong gia đình. Thời điểm 2 năm gây án, Phúc có 2 năm là chiến sĩ công an nghĩa vụ, rồi phấn đấu lên cấp bậc hàm thượng sĩ, công tác tại Phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, công an TP Cần Thơ.
Về chuyện tình cảm của Phúc, bà Yến cho biết, gia đình có biết Phúc có quan hệ tình cảm nam nữ với chị V.C.G (SN 1993, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). 1 số lần Phúc đưa người yêu về nhà chơi. Nhưng gần đây bà Yến và ông Lâm không rõ chuyện yêu đường của Phúc như thế nào mà dẫn đến chuyện kinh hoàng của hôm nay.
Được biết tại công an Phúc khai, vì đỗ vỡ tình cảm nên có ý định tự sát cùng người mình yêu. 1h sáng 16/4 Phúc lén lấy 1 khẩu súng AK cùng 3 băng đạn ở đơn vị rồi đến thẳng nhà nghỉ – karaoke thuê phòng. Phúc gọi người yêu đến để nhằm thực hiện kế hoạch kết thúc cuộc đời, nhưng chị G không xuất hiện. Nhân viên nhà nghỉ phát hiện Phúc có súng đã bị Phúc khống chế đưa lên tầng thượng ở lầu 6 để uy hiếp.
Video đang HOT
Thư tuyệt mệnh của Tống Hoàng Phúc
Khi nhận tin báo, phó trưởng công an phường Châu Văn Liêm, là Đại uý Nguyễn Phong Lưu cùng 2 cán bộ chiến sĩ đến nơi. Phúc không cho ai tiến vào khách sạn, bằng cách nã loạt đạn xuống dưới nhưng không ai trúng đạn. Khi hơn 100 công an bao vây hiện trường, thi thoảng Phúc nã loạt đạn xuống dưới, ra hàng loạt yêu xách như: đưa người yêu, tức chị G, đến hiện trường; điều đến 1 ô tô đầy xăng…
Vợ chồng ông Lâm – bà Yến kể, 5h sáng 16/4 vợ chồng ông bà nghe công an báo Phúc gây chuyện lớn, thì cả 2 hốt hoảng chạy từ nhà đến hiện trường. Lúc đó thi thoảng Phúc vẫn nã đạn làm hiện trường nghẹt thở, căng thẳng.
Khi Giám đốc CATP Cần Thơ, Đại tá Nguyễn Minh Kha thương thuyết với Phúc nhưng không thành công, phương án đưa người thân lên vận động Phúc được sử dụng. Ông Lâm – cha của Phúc, được hướng dẫn đi lên khu vực tầng thượng khách sạn…
Tống Hoàng Phúc đã buông súng đầu hàng khi giáp mặt cha
Ông Lâm kể: “Tôi có gọi nhiều cuộc vào số máy của Phúc nhưng Phúc bấm tắt máy. Theo hướng dẫn của công an, tôi đi lên tầng 6. Tôi gõ cửa và nói lớn “con ơi! buông súng đi con. Chuyện gì thì còn có đó, đừng làm hại ai hết”. Sau đó ông Lâm từng bước đến gần. Chỉ nói được vài lời lắp bắp, Phúc đã tự động tháo băng đạn trong súng và buông súng xuống. Lúc đó lực lượng cảnh sát tiếp cận nhanh chóng khống chế Phúc…
Được biết công an tìm thấy 1 bút tích mà Phúc thừa nhận là mình viết thư tuyệt mệnh để lại cho cha mẹ.
Hiện CATP Cần Thơ đang mở rộng điều tra.
Theo An ninh thủ đô
Vụ xả súng kinh hoàng ở Cần Thơ: Có dấu hiệu phạm tội hình sự
Như đã đưa tin, khoảng 2h ngày 16/4/2014 Tống Hoàng Phúc (21 tuổi, trung sĩ phục vụ có thời hạn tại Phòng Cảnh sát bảo vệ cơ động, Công an TP.Cần Thơ) thuê phòng tại nhà nghỉ số 555 trên quốc lộ 91, phường Châu Văn Liêm, quận Ô môn, TP Cần Thơ đã có hành vi xả súng về phía nhân viên nhà nghỉ và các cơ quan chức năng. Rất may không có ai bị thương và chỉ thiệt hại nhỏ về tài sản.
Theo quan điểm của luật sư thì hành vi của Phúc có dấu hiệu của tội bắt người trái pháp luật và tội chiếm đoạt, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng quy định tại Điều 123 và Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999 (sau đây gọi là BLHS 1999).
Trung sĩ Tống Hoàng Phúc người gây ra vụ xả súng tại nhà nghỉ 555 (Cần Thơ), sáng 16-4
Tội chiếm đoạt, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng
Theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 BLHS 1999 thì Phúc có đủ năng lực để chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm vì Phúc đã 21 tuổi và sức khỏe hoàn toàn bình thường. Như vậy, anh Phúc hoàn toàn có khả năng nhận thức để thực hiện những việc nêu trên. Hơn nữa, là cán bộ của cơ quan bảo vệ pháp luật, Phúc không thể không biết những hành vi này là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Súng AK mà Phúc sử dụng để khống chế con tin (nhân viên nhà nghỉ), xả súng về phía nhân viên nhà nghỉ và các cơ quan chức năng là loại vũ khí quân dụng vì có tính năng, tác dụng tương tự như súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 3 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 (sau đây gọi là Pháp lệnh).
Việc Phúc ăn trộm khẩu súng AK của đơn vị để thực hiện mục đích của mình và xả súng về phía mọi người là hành vi chiếm đoạt và sử dụng trái phép vũ khí quân dụng vì vi phạm quy định tại khoản 2, Điều 5 Pháp lệnh này. Mặc dù, hành vi của Phúc chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nào về người và tài sản nhưng tội phạm đã hoàn thành. Vì về mặt khác quan của tội chiếm đoạt, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng thì tội phạm hoàn thành ở thời điểm thực hiện các hành vi này mà chưa cần gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Với tội này Phúc có thể bị phạt tù từ một năm đến bảy năm và bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm theo quy định tại khoản 1 và khoản 5, Điều 230 BLHS 1999.
Tội bắt người trái pháp luật
Khi nhân viên của nhà nghỉ mang mì lên phát hiện Phúc có súng và lập tức bị Phúc dùng súng khống chế. Như vậy, Phúc đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc (dùng súng AK) tạo sức ép tinh thần để bắt nhân viên nhà nghỉ phải phục tùng theo yêu cầu của mình và làm con tin, lá chắn gây khó khăn cho các cơ quan chức năng. Hành vi của Phúc đã trực tiếp xâm hại đến quyền tự do thân thể, hành động và đi lại hợp pháp của nhân viên nhà nghỉ. Chỉ sau khi các cơ quan chức năng đưa cha của Phúc đến để gặp mặt thì Phúc mới tự nguyện tháo băng đạn đầu hàng và thả con tin ra.
Trong trường hợp này do hành vi bắt người của Phúc không trực tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng và sức khỏe của con tin nên sẽ bị truy tố về tội bắt người trái pháp luật theo Điều 123 BLHS 1999. Nếu Phúc có hành vi gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con tin thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trên cơ sở chung theo các điều luật tương ứng được quy định tại Chương XII BLHS 1999 về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 4, Điều 123 BLHS 1999 thì hình phạt đối với tội này là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Sau khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự để xử lý theo quy định của pháp luật.
Phan Lạc Tuấn
Theo VNE
Khởi tố, tạm giam nghi phạm nổ súng khống chế con tin tại Cần Thơ Sáng 17.4, đại tá Nguyễn Minh Kha, Giám đốc Công an TP.Cần thơ, cho biết cơ quan điều tra Công an TP.Cần Thơ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Tống Hoàng Phúc (21 tuổi, ngụ quận Ô Môn; nguyên trung sĩ, chiến sĩ nghĩa vụ quân sự, công tác tại...