Cha mẹ mù quáng nghe theo theo những lời chia sẻ trên mạng khiến con bị biến chứng nặng
Tại bệnh viện Nhi Trung ương, không ít trường hợp con mắc sởi chỉ vì cha mẹ nghe mạng xã hội “mách” không tiêm phòng cho con vì sợ biến chứng.
Nghe bác sĩ mạng, con nguy kịch
Mới đây, bé D.A (17 tháng, Hà Nam) bỗng nhiên lên cơn sốt kèm theo nổi các nốt đỏ li ti trên mặt. Nhiệt độ cơ thể tăng cao, sau đó bé có biểu hiện li bì. Còn nốt ban thì lan từ mặt xuống ngực, cánh tay và hai bàn chân.
Bốn ngày sau, bé nhập viện Nhi Trung ương. Sau khi khám, cháu được các bác sĩ kết luận mắc sởi.
Khi được hỏi nguyên nhân, người nhà cháu mới tiết lộ “do bố mẹ đọc trên mạng xã hội, sợ con bị biến chứng nên không cho tiêm phòng”.
Điều đáng nói là, bố mẹ cháu khăng khăng tin mạng xã hội, cương quyết không cho tiêm tiêm vắc – xin đến nỗi “bảo thế nào cũng không được”.
Nhiều trẻ mắc sởi “oan” do bố mẹ cương quyết không cho đi tiêm phòng vắc – xin. Ảnh minh họa.
Theo đánh giá của TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, không hiếm trường hợp trẻ nhập viện do biến chứng nặng sau khi mắc bệnh sởi.
Điển hình là một bé trai 20 tháng tuổi nhưng chưa được gia đình cho tiêm phòng sởi. Bé nhập viện trong tình trạng sốt cao, khó thở, bạch cầu tăng, phim chụp X – quang có nhiều nốt mờ rải rác hai phổi. Bé được chẩn đoán viêm phổi, suy hô hấp. Đây là một trong những biến chứng cực nguy hiểm, gây tử vong cao ở trẻ mắc sởi.
Rất may mắn sau 3 tuần điều trị tích cực, bé đã qua cơn nguy kịch.
Người lớn cũng chớ chủ quan với “bệnh trẻ em”
Video đang HOT
Thời tiết chuyển mùa xuân – hè là giai đoạn trẻ mắc sởi có xu hướng gia tăng. Theo thống kê của khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết các trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc sởi điều trị tại khoa đều chưa tiêm phòng.
Điều đáng trách là trong số này, có cả nhiều trường hợp mắc bệnh do cha mẹ nhất định không cho con tiêm vắc xin.
Cho tới nay, tiêm vắc – xin vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi và nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Ảnh minh họa.
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tại Việt Nam, bệnh sởi bắt đầu tăng từ tháng 10/2018, đến đầu tháng 3 ghi nhận 18.078 ca sốt phát ban nghi mắc sởi.
Trong đó, có 2924 ca dương tính với sởi mắc tại các tỉnh thành và chưa có dấu hiệu giảm. Nguyên nhân chủ yếu do người dân không đi tiêm vắc xin cùng với chu kỳ bùng phát bệnh sởi thường xảy ra sau 4 – 5 năm.
Sởi đã có rải rác 43/63 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc sởi ở người lớn.
Điều đáng nói là trong số các trường hợp mắc sởi có đến 98,7% có tiền sử chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin sởi.
Lao theo trào lưu “anti vắc-xin”, cha mẹ đang đẩy con đến gần hơn với “tử thần”.
Bộ Y tế khuyến cáo:
- Đưa con từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.
- Trẻ có dấu hiệu bất thường cần được đưa đi khám đầy đủ tại các cơ sở y tế, tránh tự ý điều trị tại nhà.
- Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần chủ động đi tiêm vắc xin sởi (vắc xin sởi, MR, MMR) tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi.
Theo emdep.vn
Những sai lầm chết người khi hạ sốt cho trẻ
Trẻ bị sốt là triệu chứng thường xuyên xảy ra ở bất kỳ em bé nào. Vì vậy, việc tìm hiểu, trang bị kiến thức hạ sốt, giảm sốt an toàn, hiệu quả cho trẻ là điều vô cùng cần thiết.
Khi nào nên cho bé dùng thuốc hạ sốt?
Cha mẹ chỉ dùng hạ sốt khi nhiệt độ của bé lên trên 38,5 độ C, mệt mỏi, bỏ ăn, bứt rứt, khó chịu.
Thuốc hạ sốt có thể dùng đường uống: dạng siro, viên sủi hoặc viên nén. Trẻ em nên sử dụng dạng siro hoặc viên sủi sẽ dễ uống hơn. Ngoài ra, dạng viên đặt hậu môn dùng trong trường hợp bé khó uống thuốc hoặc bị nôn sau khi uống thuốc. Phụ huynh không tự ý dùng thuốc hạ sốt đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Ảnh Internet
Thúc hạ sốt nhanh
Sốt là triệu chứng thường gặp ở các trẻ mắc bệnh truyền nhiễm, việc theo dõi và chăm sóc trẻ bị sốt, theo dõi cơn sốt, nhiệt độ đóng vai trò quan trọng. Thế nhưng nhiều ông bố mà mẹ đều có chung tâm lý, cứ khi con bị sốt là phải hạ sốt thật nhanh bằng mọi cách: uống thuốc, đặt thuốc ở hậu môn, dùng thuốc kết hợp, khăn ấm lau người, ngâm con vào bồn nước ấm, dán miếng dán lạnh...
"Thúc hạ sốt nhanh cho trẻ là không nên. Vì khi thân nhiệt xuống quá nhanh, đột ngột lại nguy hiểm cho trẻ, do cơ thể không chịu được sự thay đổi quá nhanh. Vì thế, việc giảm sốt chỉ nên thực hiện từ từ. Thông thường thuốc hạ sốt hiện nay sau 30 phút uống bắt đầu có tác dụng, nhiệt độ giảm dần sau 1-2 giờ", TS Dũng nói.
Chườm lạnh hay tắm ấm?
Một số bà mẹ khi có con bị sốt thì chườm lạnh cho con tuy nhiên đây là cách truyền nhiệt hiệu quả rất thấp. Một số ngâm con vào nước ấm - cách làm này trước đây nhiều người áp dụng tuy hiện nay thì không cần thiết.
Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng khuyến cáo không hạ nhiệt bằng vật lý, không đắp khăn lạnh, tắm lạnh hay hườm lạnh. Nhiều thí nghiệm cho thấy các biện pháp này chỉ làm trong trường hợp say nóng, say nắng còn sốt do bệnh lý nhiễm khuẩn thì không làm nữa. Theo đó, nghiên cứu cho thấy các biện pháp chườm lạnh tại chỗ, nếu chỉ chườm từng vùng (trán, nách..) thì thấy không có tác dụng hạ sốt mà có hai yếu tố bất lợi. Thứ nhất, nó khiến trẻ khó chịu thêm. Nhiều trẻ thấy sợ miếng dán lạnh, mỗi lần bị dán lên trán là lập tức khóc inh ỏi, đòi vứt đi. Thứ hai, với những trẻ bị viêm phổi khi sử dụng phương pháp chườm lạnh lại làm tăng việc sử dụng ôxy khiến bệnh phổi nặng thêm.
Ngoài ra, một số bà mẹ để hạ sốt cho con đã lấy nước đá cho vào túi nilong, bọc vải bên ngoài, rồi đặt vào hai bên người bé gần nách. Điều này là không nên, biện pháp chườm đá bị cấm vì có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp. Trong khi đó thực tế biện pháp này làm co mạch, khiến lỗ chân lông không "mở" để thân nhiệt thoát ra ngoài. Sờ thấy trẻ mát bên ngoài chỉ là cảm giác do đá lạnh mang lại, còn thực tế trẻ vẫn sốt cao.
Cách tốt và hiệu quả nhất là chườm ấm cho trẻ. Dùng khăn nhúng vào nước bằng nhiệt độ cơ thể trẻ (37 - 40 độ C), vắt bớt nước rồi đắp vào vùng bẹn, nách, cổ (những vùng nhiều nếp gấp ra) sẽ giúp lỗ chân lông mở, thoát nhiệt nhanh. Cần thay khăn liên tục, hết ấm lại thay để khăn không bị lạnh, không làm trẻ có cảm giác rét run do nước lạnh ngấm vào người.
Ảnh Internet
Dán miếng dán hạ sốt
Một trong những sai lầm nghiêm trọng là sử dụng miếng dán hạ sốt. Khi dán miếng dán này không những không hạ sốt mà còn bị nóng chảy mồ hôi thấm ngược vào cơ thể dễ dẫn đến cảm lạnh.
Và nguyên tắc vô cùng quan trọng là cho trẻ uống đủ nước (tốt nhất là oresol) sẽ giúp hạ sốt hiệu quả. Trên đây là những lưu ý cần thiết khi hạ sốt cho trẻ, chúc các bé luôn khỏe mạnh.
QBB
Theo suckhoe365
Bé 3 tuổi nôn ra giun, bác sĩ tròn mắt gắp thêm gần 0,5kg giun trong bụng Bé trai ở Thái Nguyên thường xuyên đau bụng quặn từng cơn, siêu âm bác sĩ phát hiện nhiều búi giun chèn kín lòng ruột non, đại tràng gây tắc. Các bác sĩ khoa Ngoại nhi, BV TƯ Thái Nguyên vừa điều trị cho bé trai Dương Chí V., 3 tuổi, trú tại huỵen Võ Nhai, Thái Nguyên bị tắc ruột do giun....