Cha mẹ lười, đẩy con đi ăn xin
Cha mẹ lười làm ăn, đẩy con ra đường đi ăn xin để có tiền sinh sống. Đó là thực trạng nóng bỏng xảy ra với nhiều trẻ em vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Phú Yên…
Dây dưa, khó nhằn
Buổi chiều giữa tháng 6, tại một quán ăn trên đường Trần Phú, TP.Quy Nhơn (Bình Định), chúng tôi thấy một nhóm trẻ đen nhẻm khoảng 7-8 tuổi, đang chia nhau ra các bàn, chìa tay xin tiền. Các em tỏ ra rất kiên trì, khi khách cho tiền mới đi nơi khác, mặc chủ quán cho người xua đuổi… Khi chúng tôi hỏi chuyện, hầu hết các em nói tên rồi “không biết”, duy có một cậu bé nói “… ở Phú Yên”, chúng tôi hỏi “ai dẫn tới đây?” thì lại “không biết”. Có em còn mặc nguyên đồng phục có in tên trường…
Theo chị Hiền – chủ quán, đây chỉ là một trong những nhóm trẻ em do người lớn đưa từ vùng dân tộc thiểu số huyện Đồng Xuân (Phú Yên) xuống Quy Nhơn ăn xin. “Mấy tốp trẻ này có mặt ở Quy Nhơn 5-7 năm rồi, ở thị xã An Nhơn cũng có. Quán xá, chợ búa, siêu thị… chỗ nào có đông người là thấy tụi trẻ đến xin xỏ, xin lì lắm. Khách khứa người ta than phiền quá!” – chị Hiền nói.
Đúng như lời chị Hiền, một đại diện Sở LĐTBXH Bình Định thừa nhận trẻ em ăn xin là vấn đề “dây dưa, khó nhằn” đối với địa phương, gây nhiều hệ lụy xã hội. Những năm qua, đơn vị đã đưa trên 500 trường hợp lang thang, ăn xin trên địa bàn về Trung tâm Giáo dục và lao động xã hội của tỉnh, đồng thời trả về các địa phương hàng ngàn người khác; trong đó có nhiều trẻ em dân tộc Chăm Hroi và Ba Na ở xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên). Tuy nhiên, năng lực của trung tâm còn hạn chế, đối với người ngoại tỉnh chỉ có thể cưu mang vài ngày rồi phải trả về các địa phương. Đơn vị đã mấy lần làm việc với Sở LĐTBXH Phú Yên và một số địa phương khác có đông người lang thang đến Quy Nhơn, thế nhưng mọi chuyện vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm…
Ông Trần Văn Hòa – một người quê huyện Đồng Xuân hiện sống ở TP.Tuy Hòa (Phú Yên) cho biết, cách đây vài năm, trẻ em miền núi Xuân Lãnh kéo về Tuy Hòa ăn xin rất đông. Chính ông đã nhiều lần cho tiền, “bắt” một số nhóm đưa lên xe trở về nhà. “Bây giờ tình trạng này có bớt nhưng thỉnh thoảng vẫn còn thấy một số nhóm trẻ nhỏ Xuân Lãnh ăn xin ở Tuy Hòa. Tôi biết, mấy đứa nhỏ chuyển địa bàn khác chứ cũng không được về nhà” – ông Hòa nói.
Ông Mang Hận – Phó thôn Soi Nga (trái) và cha con ông Mang Đạt
“Con nuôi cha mẹ”
Ngược đường về xã Xuân Lãnh, chúng tôi mới thấu hiểu vì sao tình trạng ăn xin trong trẻ em nhiều thôn buôn diễn ra dai dẳng đến thế. Khoảng 10 giờ sáng, ông Mang Hận – Phó thôn Soi Nga, đưa chúng tôi đến nhà gặp Mang Đạt (38 tuổi, người Chăm Hroi). Dù đang trong mùa chặt mía, nhổ mì (sắn) nhưng “hôm qua uống rượu mệt quá nên bữa nay ở nhà nghỉ” – ông Đạt nói. Nhà Mang Đạt được xây theo diện hỗ trợ xóa nhà tạm; người vợ đầu của ông mất năm 2002, ông lấy tiếp vợ hai nhưng bà cũng bỏ đi. Hiện ông đang sống với 3 con, con gái đầu Mang Thị Giăng (13 tuổi) và 2 trai là Mang Văn (11 tuổi), Mang Vẽ (7 tuổi).
Video đang HOT
Xuân Lãnh có trên 1.500 hộ nghèo (chiếm 63%); riêng số hộ nghèo ở thôn Soi Nga là 194/213 hộ (91,1%), thôn Da Dù là 260/300 hộ (86,7%)… (Nguồn: UBND xã Xuân Lãnh)
Hiện tại, bé Giăng phải ở nhà nấu cơm cho bố, “chỉ có Văn và Vẽ đi xin ăn thôi”. Lộ trình đi xin của hai em là: Buổi sáng, ông Đạt chạy xe máy khoảng 20km đến huyện Vân Canh (Bình Định) để gửi con theo xe buýt xuống TP.Quy Nhơn “tác nghiệp”. Thế nhưng theo Trưởng thôn Mang Hận, có khi Mang Đạt cũng đi theo con về Quy Nhơn…
Mang Vẽ cho biết: Mỗi đợt đi Quy Nhơn 2-3 ngày, hai anh em xin được vài trăm ngàn, trừ tiền ăn uống (5.000 – 10.000 đồng/bữa), còn lại “mỗi đứa đưa ba 100.000 – 150.000 đồng mua gạo…”. Theo Vẽ thì “gặp đâu ngủ đó, cũng có khi bị đánh…”.
Ông Mang Hận cho hay: Cả 3 con của Mang Đạt đều được đi học; ngoài việc miễn học phí, mỗi em còn được Nhà nước hỗ trợ 70.000 đồng/tháng. “Thôn, xã luôn ưu tiên giúp đỡ nhưng nhà Mang Đạt vẫn nghèo. Mang Đạt có hứa không đưa con xin ăn nhưng rồi cũng lén đi. Ở Soi Nga này, nhà ông La O Vang có đủ vợ chồng, đất đai nhưng vẫn cho con là Mang Đức (10 tuổi) đi ăn xin. Vài năm trước đây, Soi Nga luôn có 10-15 hộ thường xuyên cho con em đi ăn xin, nay còn khoảng 3-4 hộ. Tình trạng xin ăn không thể dứt được, nhiều người cho rằng con cái phải giúp, nuôi cha mẹ…”.
Chúng tôi hỏi Mang Đạt: “Có vay vốn làm ăn để con đỡ phải đi ăn xin không?”, Mang Đạt nói: “Thôi, không vay đâu, sức đâu mà làm. Mấy cái nương rẫy cũng làm không xong mà…”.
Nguyên là một cán bộ uy tín gắn bó với buôn làng, thầy thuốc – già làng La Chí Thái (người Ba Na) ở thôn Xí Thoại, Xuân Lãnh, nói: “Người dân miền núi này không nói là “ăn xin” như dưới xuôi, mà nói là “xin ăn”. Xuân Lãnh có 4 thôn vùng đồng bào Ba Na và Chăm Hroi, nhưng Xí Thoại và Hà Rai có ai đi xin ăn đâu, chỉ có ở Soi Nga và Da Dù là triền miên cái nếp đi xin ăn, cả người lớn, cả trẻ con. Trước đây thì có lúc cả trăm người đi xin ăn, giờ chỉ còn khoảng chục nhà có người đi lai rai. Đâu phải người nghèo đói mới xin ăn, nhiều nhà cũng có ăn mà vẫn cho con đi xin ăn!”.
Ông Ma Nghĩa – già làng thôn Phú Lợi, xã vùng cao Phú Mỡ (Đồng Xuân) có cách lý giải riêng: “Bà con miền núi mình đa phần còn nghèo khổ lại chưa chịu thay đổi cung cách làm ăn. Hễ nó làm được 50.000 đồng là nó ăn cho hết rồi mới đi làm chuyện khác. Cứ vậy thoát nghèo đã khó, mong chi giàu có”.
Theo 24h
Xót xa trước nhịp đập thoi thóp của cháu bé 2 tuổi bị tim bẩm sinh
Nhìn đứa con mới 2 tuổi đã mắc bệnh tim quằn quại đớn đau mà vợ chồng công nhân trẻ chỉ biết rưng rưng nước mắt. Tiền công làm thuê ít ỏi kèm với những ngày dài thất nghiệp nên họ không xoay đâu ra đủ vài chục triệu để phẫu thuật tim cho con.
Cầm lá đơn xin trợ cấp phẫu thuật tim cho con mà anh Trương Hùng Cường (thôn Phú Bình, Quế Xuân 2, Quế Sơn, Quảng Nam) cứ run run đôi bàn tay. Anh lặng lẽ kể về đứa con gái bất hạnh của mình và nỗi trăn trở, dằn vặt của người làm cha như anh khi không thể lo cho con khỏe mạnh và có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Lập gia đình từ năm 2008, trong khi vợ anh là chị Hoàng Thị Thanh Tâm chưa có công việc ổn định thì anh xin được một chân phụ việc trong xí nghiệp chế biến gỗ ở Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (Quảng Nam). Dẫu cuộc sống còn nhiều gian khó nhưng lúc nào vợ chồng anh Cường cũng ao ước có một đứa con để vui cửa, vui nhà, tạo niềm tin cho cuộc sống. Mong mỏi, đợi chờ "điều bình dị mà thiêng liêng" ấy rất lâu nhưng 2 lần chị Tâm mang thai đều không thể sinh con được.
Ca phẫu thuật tim lần 2 này tốn gần 60 triệu đồng mà ba mẹ hết sạch tiền nên cháu Thư phải ở nhà trong hơi thở ngày càng yếu ớt
Mãi đến tháng 2/2011, vợ chồng anh Cường, chị Tâm mới chính thức hưởng trọn niềm vui của người làm cha, làm mẹ khi cháu Trương Hoàng Diệu Thư cất tiếng khóc chào đời. Không thể nào tả hết cảm xúc vui mừng và hạnh phúc khi có con. Thế nhưng, niềm hạnh phúc đó chưa được bao lâu thì gia đình anh Cường phát hiện cháu Thư có triệu chứng khó thở, các đầu ngón tay, ngón chân đều đỏ tấy...
Đôi vợ chồng trẻ đưa con gái đến bệnh viện khám thì bác sĩ kết luận cháu Thư bị chứng "tim bẩm sinh", tứ chứng Fallot và cần phải phẫu thuật ngay.
"Từ khi nhận hung tin, vợ chồng tôi như suy sụp hoàn toàn, không biết làm sao để lo chữa chạy cho cháu. Với mức lương 2 triệu đồng/tháng mà công việc thì không ổn định nên chưa đủ để trang trải cuộc sống huống chi phải lo cho đứa con đang bạo bệnh", anh Cường thở dài.
Thế nhưng, vì tình thương con vô bờ bến, vợ chồng anh Cường đã vay mượn bà con, anh em để cố gắng chữa chạy cho cháu Thư với hy vọng: "Còn nước còn tát". Qua phẫu thuật lần 1 vào ngày 3/8/2011, chi phí mổ đã hơn 20 triệu đồng. Sau lần phẫu thuật này và 10 lần tái khám đến nay đã gần 20 tháng thì bệnh của cháu không thuyên giảm nên các bác sĩ cho biết phải tiến hành phẫu thuật lần 2 thì mới hy vọng đem lại nhịp thở cho cháu.
Ngày 13/3 vừa rồi, cầm giấy báo chi phí phẫu thuật tim của cháu Thư từ Bệnh viện Trung ương Huế với chi phí cho ca phẫu thuật lần 2 gần 60 triệu đồng mà vợ chồng anh Hùng chỉ biết nhìn nhau thở dài rồi quay sang nhìn đứa con gái đang quằn quại trong cơn đau mà rớt nước mắt.
Gia đình lâm trong tình cảnh khánh kiệt. Tài sản gì bán được cũng đã bán rồi. Chỗ nào mượn được tiền thì cũng đã mượn rồi... Từ khi con bị bệnh, cả 2 vợ chồng đều bỏ công ăn việc làm để chăm lo cho cháu. Tiền chi ra thì nhiều mà thu vào thì chẳng có bao nhiêu. Nhiều đêm, vợ chồng anh chị không ngủ, vắt óc suy nghĩ cũng không xoay xở đâu ra số tiền cho ca phẫu thuật lần này. Chính vì thế, từ đó đến nay, vợ chồng anh Cường chỉ biết đếm thời gian trôi qua trong tiếng khóc ngằn ngặt của đứa con thơ. Họ mong đợi một phép nhiệm màu đến với đứa con mình!.
Mong lắm sự chung tay giúp đỡ để cháu Thư có tiền vượt qua ca phẫu thuật lần 2 này
Ông Hoàng Kim Tôn, ông ngoại cháu Thư cọc cạch trên "con ngựa sắt", vượt hàng chục cây số xuống thăm đứa cháu ngoại. Ngồi tâm sự với chúng tôi, ông không giấu được những tiếng thở dài: "Có đứa cháu ngoại đầu lòng của con gái. Niềm vui chưa kịp nhen nhóm thì nay cháu bị tim bẩm sinh. Cha mẹ cháu đã khánh kiệt. Ông bà ngoại như tôi cũng không biết xoay đâu ra số tiền quá lớn đến vài chục để cứu cháu. Nhìn cháu ốm yếu, thoi thóp mà xót lòng".
"Chúng tôi đã cố hết sức rồi nhưng lực bất tòng tâm. Vì cuộc sống của bé Thư, vì nhịp đập trái tim trẻ thơ, vợ chồng tôi mong mỏi được sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm để cho con tôi có lại được trái tim như bao trẻ thơ khác", chị Tâm nói trong nước mắt.
Chia tay gia đình của đôi vợ chồng công nhân trẻ tuổi Cường, Tâm nhưng hình ảnh đứa con gái của họ, cháu bé Trương Hoàng Diệu Thư với hơi thở yếu ớt, thoi thóp trên giường khiến ai nấy nao lòng. Mong cho cháu một phép màu kỳ diệu. Mong lắm những tấm lòng sẻ chia...
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 994: Anh Trương Hùng Cường (bố của cháu Thư): thôn Phú Bình, Quế Xuân 2, Quế Sơn, Quảng Nam. ĐT: 0982.091.577
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Tới làng có nhiều người chết vì rượu độc Thôn Liên Sơn 2 nằm dưới chân đâp nước Hô Lanh Ra (thuôc xã Phước Vinh, huyên Ninh Phước, Ninh Thuận), mây ngày vừa qua đã có nhiêu người nhâp viên và chêt do uông rượu nghi có đôc tô. Tang thương sau cuôc nhâu Ngôi làng mới vừa định cư, đường sá vân còn sỏi côm, nhà mới được xây dựng loại...