Cha mẹ già, ô sin không công và chất nhất?
Tôi vốn rất thương yêu và thông cảm với em dâu. Vì tôi cũng đã có 10 năm làm dâu nên bao chua cay mặn ngọt gì cũng từng nếm trải.
Tôi vốn rất thương yêu và thông cảm với em dâu. Vì tôi cũng đã có 10 năm làm dâu nên bao chua cay mặn ngọt gì cũng từng nếm trải.
Tôi càng quý em dâu vì em là “gái tân” mà dám ưng em trai tôi, một người đàn ông đã có vợ và con riêng.
Thế nhưng tình yêu thái quá đã gây nên tội khi em ngày càng ngang nhiên cãi tay đôi với cha mẹ chồng, bỏ bê con cái và lấy cớ đi làm nên chỉ về nhà lúc mặt trời sụp xuống.
Bà già nhưng vẫn phải trông cháu suốt ngày, ảnh minh họa.
Chả là em trai tôi làm cơ quan, còn em dâu buôn bán. Khi con của em được bốn tháng thì đã “nhờ” cha mẹ chồng chăm sóc bởi “Mấy tháng nay nghỉ sinh con nên vốn liếng cũng hụt rồi ạ”.
Cha mẹ tôi nhận lời giữ cháu trong niềm vui nhiều hơn nỗi lo. Bởi bảy mươi tuổi nhưng ông bà mới có đứa cháu thứ hai. Em dâu ra chợ từ ba giờ sáng, nghĩa là cùng lúc đó em trai tôi phải phụ vợ. Còn cha mẹ chồng già thì ông lui cui pha sữa, bà thay tã và ầu ơ cho bé ngủ lại. Nhưng bé có chịu ngủ đâu, cứ ngọ ngoạy tìm vú mẹ rồi khóc vang nhà. Khóc đến mệt mới ngủ. Cũng là lúc ông bà nội đừ người.
Sáng ra, bà ú òa dỗ cháu bú, ăn đến đổ mồ hôi. Ông còng lưng bên thau quần áo đầy mùi sữa, mùi phân, mùi nước tè trẻ con. Mà loại quần áo này không giặt bằng máy được. Thế nên đôi tay già nua sần sùi phải nhè nhẹ vò từng món vớ, khăn, áo, quần, yếm, nón… rất tỉ mỉ.
Ông bà thay nhau chăm cháu. Ảnh minh họa
Khi cháu ăn xong buổi sáng thì bà tắm cháu, ông phải làm chú hề, con rối để dụ cháu ra khỏi thau nước vì cháu cứ trì mãi thau chẳng chịu buông.
Mặc quần áo cho cháu cũng là một cuộc vật lộn của hai thế hệ. Cho cháu lên võng tầm gần 10 giờ để ngủ giấc sáng thì ông phải hát ru chứ cháu không thể ngủ bằng tiếng eo éo của chiếc điện thoại.
Video đang HOT
Bà đi chợ làm cơm cho hai ông bà và món súp cho bé ăn dặm xong cũng 12 giờ trưa.
Bữa trưa của ông bà lúc 1 giờ hoặc tùy cơn thức ngủ của cháu. Và hầu như sẽ chẳng biết mình ăn món gì đâu, vì sẽ trút vào cùng một tô với canh kho xào để vừa ăn vừa trông cháu.
Con dần chín tháng, em dâu tôi cũng không có ý gửi nhà trẻ vì “không yên tâm”. Cha mẹ tôi bảo, thôi thì để ba mẹ giữ cháu thêm vài tháng nữa, chừng đủ tuổi vào nhà trẻ công thì mới an toàn.
Em dâu tôi vui lắm. Nhưng bây giờ ý niệm “giao khoán” con cho ông bà nội đã hình thành. Khi em đi từ ba giờ sáng nhưng tầm 11 giờ giãn chợ vẫn không về cho con bú. Nóng lòng cháu thèm sữa mẹ, cha mẹ tôi bồng cháu ra chợ tìm thì em mặt nhăn mày nhó rằng “Từ từ xế xế rồi con về. Nó có khát sữa thì bú bình chứ cha mẹ đem ra chi cho quấn tay quấn chân con”.
Nhưng nhìn nụ cười của cháu tươi như hoa mùa xuân khi được rúc vào nách mẹ, cha mẹ tôi lại “muối mặt” đem cháu đi tìm mẹ nó mỗi ngày.
Bây giờ cháu 12 tháng, em vẫn không chịu gửi nhà trẻ. Lý do “Cha mẹ không nghe chuyện bạo hành trẻ em à? Gì mà bỏ vô máy giặt, bắt nhốt vô nhà vệ sinh, đánh dưới gang bàn chân, bắt ăn thứ đã ói ra. Con của con con quý lắm, con sợ nó bị như vậy”. Mẹ tốn từ tốn “Nhưng giờ ba con vừa té phải nằm một chỗ, mẹ không thể vừa chăm chồng, vừa chăm cháu”.
Ba tôi té vì nửa đêm dậy pha sữa cho cháu khi cha mẹ nó đã ra chợ.
Hình như mẹ tôi tránh nói lại lý do ba tôi té, vì nếu nói sẽ mất lòng nhau. Nhưng em dâu tôi mặt mày xụ xuống “Được rồi, mẹ nói vậy ngay ngày mai con sẽ đem nó gửi nhà trẻ tới 10 giờ đêm để con đi làm. Chứ giữ nó thì cạp đất mà ăn à? Tưởng cha mẹ thương con cháu chứ ai ngờ…”
Rồi nó quảy túi, bồng con đặt lên xe vọt đi.
Ba tôi nghe hết, nói vẫn tốt, chỉ là khó ngồi dậy. Đôi cánh tay ông huơ huơ như ngăn cản con dâu bồng bé đi trong trạng thái kích động.
Chẳng biết nghe vợ “méc” thế nào mà chiều ấy em trai tôi không ăn cơm, cứ chống đũa rồi từ tốn:
- Ba mẹ ạ, người ta có câu “Ở nhà nhờ cha mẹ, ra đường nhờ bạn bè”. Tụi con bận bịu mới nhờ tới ba mẹ, mà không có ai giữ cháu an toàn bằng ông bà của nó. Sao mẹ nỡ từ chối ạ? Nếu mẹ không giữ được cháu tới 19 tháng cho nó vô nhà trẻ công thì từ mai tụi con sẽ ra nhà trọ ở, nhà trọ gần chỗ con làm để chiều về con tiện bề chăm sóc con của con.
Mẹ tôi nuốt khan:
- Đâu phải mẹ không muốn giữ, nhưng dạo này ba con…
Em dâu vô lễ nạt ngang:
- Chẳng qua mẹ không muốn thôi! Chứ muốn thì làm gì mà không được. Hồi đó mẹ giữ bốn đứa con còn tốt, giờ có một đứa cháu thì ăn nhằm gì!
Thằng em nhu nhược của tôi gật gù tán thành lời vợ. Ba tôi ho khan một tràng.
Rồi tụi nó kéo nhau lên xe.
Tôi bảo mẹ, hãy để tụi nó đi đi. Sinh con ra thì phải có trách nhiệm, cha mẹ già rồi, tụi nó không chăm sóc được ba mẹ thì thôi chứ sao lại phải “bao sô” ngược lại. Mẹ hãy nghĩ xem, nếu lỡ mẹ cũng té như ba thì sao?
Mẹ tôi buồn buồn, “mẹ không nghĩ nhiều đâu, đời người nước mắt chảy xuống. Chỉ buồn là mẹ già nhanh quá chứ phải chi còn trẻ hơn vài tuổi, mẹ sẽ giữ cháu hoài…”.
Theo Báo Phụ Nữ
Cha mẹ tuổi đã xế chiều nhưng muốn 'đường ai nấy đi'
Đã ở tuổi xế chiều nhưng cha mẹ tôi liên tục có những ngày tháng cãi vã, bất hòa khiến cuộc sống của gia đình khá mệt mỏi.
Ba tôi năm nay 80 tuổi và hiện đang phải điều trị căn bệnh cao huyết áp ác tính. Còn mẹ tôi thì cũng đã 70 tuổi. Ở cái tuổi gần đất xa trời như vậy, những tưởng cả hai chỉ còn suy nghĩ cho con cái, an hưởng tuổi già nhưng thực tế ở gia đình tôi hoàn toàn ngược lại.
Mỗi buổi sáng, chúng tôi đều phải chứng kiến cảnh ông bà cãi vã, mà đôi khi những lý do để gây nên sự bất hòa nó rất nhỏ.
Có hôm, tôi đang chuẩn bị đi làm nhưng ông bà đã to tiếng và gọi tôi lại chỉ để kể sự việc như sau. Ông dậy sớm, không biết làm gì đành ngồi mở tivi coi. Bà đi tập thể dục về, nhìn thấy chương trình tivi không phù hợp nên chê bai ông già rồi mà xem vớ vẩn. Nội dung chỉ có thế nhưng sau đó bị ông bà đẩy lên là không hiểu nhau, ông trách bà sống vô cảm, bà trách ông không được việc gì, cả đời làm bà khổ.
Rồi đỉnh điểm, mẹ tôi bảo: "Nếu không sống được với nhau thì đường ai nấy đi". Vừa nghe xong câu này, ba tôi liền đồng ý và nói thêm: "50 năm qua tôi phải nghe câu này đến cả nghìn lần nhưng không bao giờ bà thực hiện được. Ngày xưa tôi nhịn vì muốn nuôi các con khôn lớn, trưởng thành. Và nay, chúng nó đã lớn cả rồi, không trách cứ tôi được nữa. Giờ thì bà thực hiện lời nói đó đi, và đừng hành hạ tôi nữa".
Sau câu nói đó của mẹ, ba tôi lên phòng gập hết áo quần lại bỏ vào một túi xách và đòi sang nhà chị gái tôi ở. Ông vốn bị bệnh cao huyết áp, tôi sợ ông xúc động mạnh thì sẽ có vấn đề xấu xảy ra nên vội ra dấu để mẹ tôi không tranh luận nữa. Đến lúc này bà mới thôi.
Ba đang không ổn nên tôi cũng đồng tình để ông xa mẹ một vài ngày và tôi chở ông đến nhà chị gái như mong muốn của ông. Nhưng nhà chị gái tôi cũng khá phức tạp vì chị còn cha mẹ chồng, không thể đưa ba vào ở cùng. Tôi đành nói, ba chỉ sang chơi 1, 2 hôm thôi rồi về. Ba đồng ý.
Ảnh minh họa.
Khi ba tôi đi vắng, tôi ngồi lại cùng mẹ và nói chuyện để bà hiểu thì lúc này bà mới khóc nấc lên. Bà kể, ông và bà không yêu nhau. Kết hôn với nhau chỉ vì gia đình. Những năm tháng qua, do quá thương hai cô con gái nên ông bà đều phải cố gắng chịu đựng nhau từ nết ăn, nết ở cho đến những sinh hoạt hàng ngày. Bà cũng rất muốn cố gắng để thuận hòa cho hết những tháng ngày cuối đời của ông nhưng càng dồn nén, bà càng ức chế. Đêm nào bà cũng nằm khóc thầm.
Nghe mẹ nói vậy, tôi thương quá nhưng đứng ở góc độ của ba, tôi cũng thương ông. Tôi gọi điện sang cho chị gái để nhờ tâm sự với ba, lúc này ba tôi cũng nói cảm giác về việc chịu đựng người phụ nữ mà ông không yêu. Ông mong những tháng ngày cuối đời của mình ở viện dưỡng lão và không muốn làm phiền con cái nữa.
Nghe đến đây, cả hai chị em tôi đều cảm thấy quá sốc và không lý giải được tại sao hoàn cảnh gia đình mình lại rơi vào tình thế này. Nhưng khuyên cả hai ông bà đều không được.
Ảnh minh họa.
Cuối cùng, ba tôi cũng đã đến sống ở viện dưỡng lão. Tôi cố gắng bù đắp cho ba bằng cách thường xuyên lui tới thăm ông. Mỗi lần tôi tới, ông đều thể hiện mình rất vui và ông hay kể với mọi người về tôi, đứa con gái hiểu ông nhất.
Nói thật, những lúc chào tạm biệt ba để về lại với cuộc sống của mình, lòng tôi đau xót vô cùng. Ba tôi có gia đình, có vợ, có con nhưng tại sao ông lại chọn những tháng ngày cuối đời một lựa chọn cô đơn đến thế? Về nhà nhìn thấy mẹ, tôi cũng có phần giận mẹ, rằng tại sao, ngày xưa hai người không cứ chia tay nhau đi, để tìm một cuộc đời mới, đâu đến nỗi phải cô đơn về già như lúc này?
Mẹ tôi biết tôi buồn nhưng bà cũng không thể lựa chọn gì khác. Có nhiều hôm, bà cũng tìm cách đến thăm ông và khuyên nhủ ông về. Bà cũng hứa sẽ không gây lộn, cãi vã gì với ông nữa thế nhưng ba tôi vẫn kiên quyết chối từ.
Hiện nay, không khí gia đình tôi rất buồn. Các con tôi thì cứ liên tục hỏi về sự vắng mặt của ông ngoại. Còn chồng tôi, đôi lúc cũng cảm thấy mệt mỏi với sự cố chấp của hai người già. Có lẽ, chỉ có tôi luôn cảm thấy đau thắt nơi lồng ngực với tình cảnh của cả ba và mẹ hiện tại.
Theo Báo Phụ Nữ
Xin đừng coi mẹ chồng là kẻ thù nhất định cần 'tiêu diệt'! Đừng nghĩ cứ là mẹ chồng thì nói gì cũng sai, ác ý, cổ hủ, xấu tính. Hai chữ "gia đình" muốn trọn vẹn không phải chỉ có vợ chồng với nhau mà còn con cái, cha mẹ. Sau này mình cũng thành mẹ chồng, mẹ vợ mà. Sớm nay lướt facebook bạn bè, tôi chợt giật mình khi đập vào mắt một...