Cha mẹ gần 90 tuổi mắt vẫn sáng, 4 người con đều bị mù từ tuổi đôi mươi
Câu chuyện về hai cha mẹ gần 90 tuổi, mắt còn tỏ, vẫn đọc được sách nhưng kỳ lạ là cả bốn người con đều bị mù từ độ mười tám, đôi mươi.
Đại gia đình ông Hồ Vững bên đàn gà mà bà Thuận cố gắng chăm sóc để có thêm nguồn thu – Ảnh: TRẦN MAI
Họ đã cùng nhau vượt qua những tháng ngày vô cùng khó khăn và khi đến thế hệ thứ 3 thì đại gia đình có những thành viên trẻ tuổi sáng mắt, chăm ngoan, học giỏi và hiếu thảo.
Trước đó, chuyện ra đời của những đứa trẻ này cũng rất “hoàn cảnh”, nhưng nhìn một cách lạc quan, xem như đại gia đình ông Hồ Vững (88 tuổi) ở thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã thấy ánh sáng ở tương lai.
Những tháng ngày chìm vào bóng tối
Tìm đến nhà ông Vững, hỏi nhà thì chỉ có tiếng nói vọng ra: “Phải, nhà ông Vững đây, ai rứa?”. Một lát sau, có 4 người tuổi trung niên dò dẫm bước ra, mỗi người đứng ở một thềm cửa khác nhau. Căn nhà thấp, nhỏ nhưng lại được thiết kế rất nhiều cửa ra vào, bốn đôi mắt nhìn qua đều khá bình thường nhưng chẳng có đôi mắt nào thấy đường.
Bước vào nhà, thấy ông Vững nằm trên một chiếc giường, bên cạnh có thêm hai chiếc giường nữa và phía nhà ngang cũng được đặt thêm hai chiếc giường khác.
Ông Vững bị bệnh mấy năm nay, và ở tuổi 88, ông nằm trên giường là chủ yếu. Khách đến nhà, ông Vững đưa đôi tay run run vịn mãi mà không nhấc người lên được thì mấy người con quờ quạng bước đến giường đỡ cha dậy rồi ông Vững nói ông Hồ Dần (54 tuổi) đưa tay vào vai đỡ ông dậy.
Kể về những người con, ông Vững thở dài, với tay tới đầu giường lấy một xấp giấy tờ rồi nói: “Đó, chính quyền xác nhận bốn đứa đều bị mù để còn nhận trợ cấp xã hội”. Ở tuổi này nhưng ông Vững vẫn thấy chữ trên giấy, vợ ông – bà Hoàng Thị Mót (84 tuổi) – mắt cũng vẫn tỏ dù đã nhớ nhớ quên quên. “Vậy mà bốn đứa con tui cứ lớn lên là mù, dù nhìn vào mấy ai biết”, ông Vững nói.
Bà Hồ Thị Huệ (58 tuổi, chị cả) kể khi lên đến lớp 4 thì mắt bà kém dần và đến lớp 8 thì không còn nhìn thấy chữ trên bảng nữa nên đành nghỉ học. Đến 28 tuổi, bà chỉ hình dung được sáng tối, giờ thì không còn thấy gì nữa.
Video đang HOT
Mắt ông Hồ Dần cũng bắt đầu kém từ lớp 5, đến 25 tuổi cũng mù như chị mình. Đến lượt bà Hồ Thị Thuận (50 tuổi) may mắn hơn một chút khi đến lớp 7 mắt mới kém và khi 30 tuổi thì chịu kiếp mù lòa. Người em út Hồ Hoàng Dương (38 tuổi) thì buồn hơn khi mới 18 tuổi đã mù hẳn.
Ông Dương nói có một thời gian ông không thể đối diện được với sự thật nên đã trầm cảm, chỉ nằm trên giường, không nói chuyện với ai. Đi đứng khó khăn, mỗi lần vấp phải đồ vật, ông Dương lại nổi cáu vứt luôn đồ ra sân.
25 năm trước, có một hội từ thiện dẫn ông Dần và ông Dương vào TP.HCM khám bệnh. Ông Dần kể ông đã bừng lên hy vọng cho mình và em trai nhưng rồi bác sĩ lắc đầu trước căn bệnh quái ác mang tên “thoái hóa đáy mắt”, chưa có phác đồ chữa trị.
Trên đường về lại quê, ông Dần cố trấn an em khi hai anh em như rơi xuống hố sâu thất vọng, nhưng rồi chính ông cũng phải bật khóc khi ông Dương như phát điên. May sao, nhiều thành viên trong đoàn đi khám mắt khi ấy cũng chịu cảnh mù lòa nên đã động viên hai anh em.
Anh em ông Dần chấp nhận cuộc sống mù lòa nhưng vẫn nuôi hy vọng y khoa phát triển sẽ chữa được bệnh.
Năm năm trước, đến lượt bà Huệ, bà Thuận được một nhóm từ thiện hỗ trợ ra Hà Nội khám mắt. Sau 20 năm, kết quả vẫn không có gì thay đổi, vẫn là bệnh “thoái hóa đáy mắt”. Chị em bà Huệ về đến nhà không nói gì, ông Vững cũng đón nhận sự im lặng đó và cả nhà chấp nhận “số trời”.
Tìm ánh sáng bằng nghị lực và yêu thương
Từ ngày các con lần lượt mù, ông Vững bà Mót quần quật ngoài ruộng đồng nuôi con. Người ta làm một, ông bà làm mười, làm trong sự yêu thương bao trùm mọi việc, không than vãn để ít nhất các con không thấy họ là gánh nặng gia đình.
Nhiều hôm bà Mót bệnh cũng ráng cười nói trong mâm cơm để tạo không khi vui vẻ. Gần 10 năm qua, sau thời gian dài quần quật vì con, ông Vững bà Mót do lao lực nên sức khỏe giảm sút. Từ đó, cả nhà nương nhau, cha mẹ làm đôi mắt hướng dẫn các con làm những việc đơn giản trong nhà và sống dựa vào tiền trợ cấp.
Đang trò chuyện thì ông Dần dò dẫm bước đi lấy ấm nước thế nào lại đá trúng ngay nó. Ông Dần đưa tay dựng lại ấm và nói “may quá chưa bể” rồi hỏi ai đã lấy nước mà để sai vị trí. Dưới mái nhà này mấy chục năm qua, cái gì để đâu thì yên đó, xê dịch một chút là tìm không ra hoặc trở thành vật cản.
Sống cảnh mù lòa, nhưng khi chưa mù hẳn, bà Huệ đã có tấm chồng. Khi bà mang thai con gái là lúc mù hẳn rồi người chồng bỏ đi. Thời gian qua đi, người con nay đã 30 tuổi, mắt sáng tỏ như người bình thường và có cuộc sống hạnh phúc cùng chồng con. Bà Huệ nói “vậy là đủ rồi” và không giấu đi niềm hạnh phúc.
Ông Dần cũng có tổ ấm riêng với ba người con. Vợ chồng ông đến với nhau để nương tựa giữa hai số phận khi vợ ông cũng bị thiểu năng. Ba người con đều học giỏi toàn diện nhiều năm liền, trong đó con gái đầu của ông dần là Hồ Thị Phương Nha năm nay sẽ bước vào giảng đường đại học.
“Các con tôi không trách cứ cha mẹ bệnh tật, khó nghèo mà chịu khó vươn lên, vậy là quá mừng”, ông Dần nói.
Ông Dần nói không chỉ chuyện các con chăm ngoan học giỏi đem đến niềm vui cho đại gia đình mà vui hơn khi các con ông rất hiếu thảo, thay ông chăm sóc ông bà nội lúc xế chiều và cô chú mù lòa. Bất hạnh của cả một thế hệ đã được thế hệ tiếp theo bù đắp. Mỗi lần các con nhận học bổng về khoe với cả nhà, ai cũng nở nụ cười.
Bà Thuận bảo rằng chắc ông trời thương và bù đắp nên các cháu mắt sáng, trí sáng. Chính bà Thuận đã lấy niềm vui từ các cháu mà vươn lên nên bà vẫn nuôi heo, gà để kiếm thêm thu nhập lo cho gia đình.
“Chỉ ra ngoài mới mất phương hướng, còn trong nhà và ngoài vườn thì anh chị em tôi đã quen rồi. Đồ đạc để chỗ nào là y chỗ đó, đến bao cám, máng heo, chuồng gà bao nhiêu năm vẫn không xê dịch, cứ phỏng trong đầu bao nhiêu bước mà bước tới. Khổ là không biết heo, gà khi nào lớn, lớn bao nhiêu thì khi bán đã có các cháu qua xem cân, tính tiền”, bà Thuận nói.
Ông Nguyễn Hữu Phận, phó chủ tịch UBND xã Triệu Độ, cho biết suốt thời gian dài chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo, mọi chính sách hỗ trợ người yếu thế đều dành cho gia đình nhưng chỉ có thể chăm lo phần nào đó cuộc sống của gia đình ông Vững. Căn bệnh khiến bốn người con ông Vững bị mù đành chịu.
“Lo nhất là thế hệ tiếp theo, hiện các cháu mắt vẫn bình thường nhưng về lâu dài thì sao chúng tôi cũng không rõ. Chúng tôi rất mong các chuyên gia mắt giúp gia đình, nhất là các cháu con anh Dần, chị Huệ. Thời điểm này, y học đã có thể giải đáp gì chưa?”, ông Phận nói.
Mỗi người một ước mơ nho nhỏ
Từ trái qua: ông Dương, bà Thuận, bà Huệ và ông Dần. Cả bốn người mất đi ánh sáng từ thanh xuân – Ảnh: TRẦN MAI
Chúng tôi hỏi cả gia đình giờ mong muốn gì, bà Huệ mong có chuyên gia về mắt nào đó hiểu rõ bệnh “thoái hóa đáy mắt” kiểm tra cho bốn chị em bà một lần nữa xem còn cách chữa trị nào khác không.
Còn ông Dần mong mọi người yêu thương giúp đỡ các con ông học hành đến nơi đến chốn. Bà Thuận thì mong có những dụng cụ giúp người khiếm thị đi lại dễ dàng hơn để còn làm việc kiếm tiền. Anh Dương thì mong kiếm được một việc làm phù hợp với mình tại nhà để trở thành chỗ dựa cho cha mẹ.
Khi người ta khỏe thì có những ước mơ to lớn, khi bệnh tật chỉ một điều duy nhất cầu mong là sống một cuộc đời bình thường.
3 học sinh ở Quảng Trị chết đuối trong một ngày
Chỉ trong một ngày, Quảng Trị xảy ra hai vụ đuối nước khiến 3 học sinh tử vong, trong đó có hai học sinh lớp 7 và một học sinh lớp 4.
Ngày 30/7, lãnh đạo huyện Triệu Phong cho biết trên địa bàn vừa xảy ra 2 vụ đuối nước khiến 3 học sinh tử vong thương tâm.
Hàng xóm đến chia buồn cùng gia đình nạn nhân. Ảnh: D.H.
Trước đó, ngày 29/7, 2 em Đỗ Việt Phương và em Lê Mậu Lại (học sinh lớp 7, Trường tiểu học & THCS Triệu Long), rủ nhau đi tắm kênh gần chùa Hà My, xã Triệu Long. Trong lúc tắm, 2 em không may bị đuối nước.
Đến khoảng 19h cùng ngày, lực lượng chức năng tìm thấy thi thể em Phương để bàn giao cho gia đình. Riêng thi thể em L. được phát hiện khi trôi về khu vực tại xã Triệu Thuận sáng 30/7.
Cùng ngày, em Lê Hữu Nhật Linh (10 tuổi, học sinh lớp 4, trú xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong), đi tắm biển thì không may bị đuối nước, tử vong. Sau nhiều giờ tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể nạn nhân.
Sau khi xảy ra sự việc, lãnh đạo huyện Triệu Phong đã cử đoàn đến thăm hỏi và động viên gia đình các nạn nhân.
Xã Triệu Long, địa phương xảy ra vụ 2 em học sinh đuối nước. Ảnh: Google Maps.
Clip nữ sinh lớp 7 bị bạn tát và xé áo ở Quảng Trị: Hiệu trưởng 'run cả người' Người dùng mạng Facebook ở Quảng Trị chia sẻ đoạn clip dài hơn 3 phút, ghi lại cảnh 2 nữ sinh lớp 8 đánh một nữ sinh lớp 7. Cả 3 cùng học Trường Tiểu học và THCS Triệu Vân, huyện Triệu Phong (Quảng Trị). Theo đoạn clip, hai nữ sinh lớp 8 chỉ tay thẳng mặt nữ sinh lớp 7, tát hàng...